Được phát hiện vào năm 1999, thiên thạch mang tên Bennu bay ngang qua quỹ đạo Trái Đất 6 năm một lần và ngày càng di chuyển gần địa cầu hơn. Nếu thiên thạch này đâm vào Trái Đất, nó sẽ có sức mạnh tương đương việc kích hoạt 3 tỷ tấn thuốc nổ, tức là mạnh gấp 200.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II.
Đó là lý do tại sao Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA sẽ sớm gửi một tàu thăm dò đến nghiên cứu thiên thạch này.
Thiên thạch này có đường kính khoảng 500 m và di chuyển xung quanh Mặt Trời với vận tốc trung bình 101.000 km/h.
Năm 2135, Bennu sẽ bay ngang qua giữa Trái Đất và Mặt Trăng, một khoảng cách nguy hiểm theo đánh giá của các nhà thiên văn học.
Trọng lực từ Trái Đất có thể ảnh hưởng tới quỹ đạo của Bennu, khiến nó có khả năng rơi xuống hành tinh vào cuối thế kỷ sau.
“Cú sượt qua vào năm 2135 sẽ bẻ cong quỹ đạo của Bennu, khiến nó đổi hướng và có thể đụng phải Trái Đất vào cuối thế kỷ sau”, Tờ The Sunday Times dẫn lời Dante Lauretta, giáo sư ngành khoa học thần kinh tại Đại học Arizona (Mỹ).
“Nó có thể gây nên thương vong và tổn thất khổng lồ”, ông nói thêm.
“Chúng tôi ước tính xác suất va chạm là 1/ 2.700 trong khoảng từ 2175 đến 2196”, GS Dante Lauretta cho hay.
Tàu thăm dò không gian OSIRIS-REx của NASA sẽ được phóng lên không gian vào tháng 9 tới và nó sẽ đáp xuống thiên thạch này vào năm 2018. Theo các nhà nghiên cứu, nó sẽ ở lại một năm trên bề mặt Bennu, thu thập các mẫu đá trước khi trở về Trái Đất vào năm 2023.
Nếu thiên thạch này đâm vào Trái Đất, nó tương đương việc kích hoạt 3 tỷ tấn thuốc nổ, tức là mạnh gấp 200.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima ở Nhật Bản trong Thế chiến II.
Nếu chương trình này thành công, nó sẽ là con tàu thăm dò đầu tiên ghé thăm một thiên thạch và thu thập mẫu đá trở về Trái Đất.
Theo GS Lauretta, các mẫu đá từ thiên thạch này có thể cung cấp ‘vốn dữ liệu quan trọng cho các thế hệ tương lai’.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải lược dịch
Xem thêm: