Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Bình thường tôi công tác rất bận rộn, việc nhà cũng không ít. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, tôi thích đả tọa thiền định, điều đó thực sự khiến tôi cảm thấy vô cùng thư giãn và thoải mái. Khi ngồi thiền, thắp một nén hương, bầu không khí thanh tao tĩnh lặng sẽ mang lại cho bạn tâm cảnh trong sáng, thực sự rất mỹ diệu, cảm giác này bạn cũng có thể thử xem.

Tình cờ cách đây không lâu, một người bạn giới thiệu cho tôi một số câu chuyện thần bí về văn hóa hương, khiến tôi mở mang tầm mắt, tôi cảm thấy đây cũng sẽ là một chủ đề hay để chia sẻ với mọi người về một bí ẩn chưa được giải đáp. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những câu chuyện đặc biệt này nhé.

Thần tích Phật Đồ Trừng hành hương

Phật Đồ Trừng là người Thiên Trúc, cũng có người nói ông là người Tây Vực, là một trong những tăng nhân nổi danh nhất thời kỳ Nam Bắc triều. Ông đã đến Lạc Dương ở Trung Nguyên vào những năm Vĩnh Gia của nhà Tấn. Cuốn tiểu sử kinh điển Phật giáo “Lương cao tăng truyện” cho rằng Phật Đồ Trừng sẵn có một số thần thông, ông không chỉ có thể nghe một số âm thanh để đưa ra dự đoán hung cát, mà khi thoa một ít dầu mè trộn với hương liệu vào lòng bàn tay, ông có thể nhìn thấy sự vật ở cách xa hàng ngàn dặm, có chút giống với công năng dao thị.

Sau đó, nhà Tấn sụp đổ, Ngũ Hồ bắt đầu họa loạn Trung Hoa. Đương thời, có một nhánh quân Hồ do Thạch Lặc thống lĩnh, đóng quân ở Cát Bi, tàn sát dân chúng khắp bốn phương, trong đó có không ít hòa thượng sa môn cũng bị chúng giết hại. Phật Đồ Trừng với lòng từ bi của Phật gia, để cứu vớt sinh linh, ngăn chặn thảm sát xảy ra, ông đã áp dụng chiến lược đường vòng, đầu tiên tìm đến nơi ẩn náu của tướng Quách Hắc Lược của Thạch Lặc để thuyết phục tướng Quách. Tướng Quách sau này nhiều lần hành quân chiến đấu đều nhận được sự hướng dẫn của Phật Đồ Trừng, người biết trước vận hung cát của mỗi cuộc hành quân, biểu hiện trác tuyệt. Sau khi Thạch Lặc biết được, đã gặng hỏi Quách tướng quân. Thạch Lặc tuy tâm giết người rất nặng, nhưng khi nghe Phật gia biết dự tri cát hung, tự nhiên hoan hỉ, vội vàng triệu kiến. Người Hồ đương thời nền tảng văn hóa nông cạn, đối với tín ngưỡng Thần Phật phải tận mắt nhìn thấy hiệu quả mới tin. Thạch Lặc trực tiếp hỏi Phật Đồ Trừng: “Đạo pháp của Phật gia có chỗ nào linh nghiệm?” Phật Đồ Trừng biết rõ, đối với Thạch Lặc nếu giảng về những đạo lý uyên thâm, đạo thuật thần bí, thì không chừng càng giảng càng khiến Thạch Lặc hồ đồ, vì vậy ông nói: “Đạo lý chí cao chí đại tuy nói ra rất xa vời, nhưng nó cũng có thể được chứng minh bằng một việc ở gần.” Nói rồi, Phật Đồ Trừng trực tiếp triển thị cho Thạch Lặc thấy một ít pháp thuật thần thông nhỏ. Ông lấy một cái bát xin ăn, đổ đầy nước vào đó, sau khi đốt hương và niệm chú ngữ, một lúc sau, trong chiếc bát liền sinh ra một đóa sen, tỏa sáng ngoạn mục. Thạch Lặc từ đó bắt đầu tín phục Phật Đồ Trừng. Sau này, những địa hạt thuộc quyền thống trị của Thạch Lặc đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, số vụ giết chóc lẫn nhau giảm thiểu, mỗi khi Thạch Lặc hạ lệnh giết người, Phật Đồ Trừng đều nghĩ cách giải cứu người, cứ mười người thì chín người được cứu. Chỉ trong một thời gian ngắn, đại bộ phận người dân đương địa đều chuyển sang tu hành tín ngưỡng Phật giáo.

Có một lần, Phật Đồ Trừng cử một đệ tử đến một khu chợ thành thị ở Tây Vực để mua hương liệu. Có lẽ những loại hương liệu đó thuộc loại hương liệu chất lượng tốt mà Phật Đồ Trừng thích sử dụng, Phật Đồ Trừng đến từ Tây Vực, biết rõ sự đa dạng và phẩm chất của các loại hương liệu ở đó. Tây Vực lại tương đối xa, đi hết một chặng đường phải mất nhiều ngày. Sau khi đệ tử mua hương rời đi, Phật Đồ Trừng dùng thần thông kiểm tra tình huống hành trình của đệ tử. Phật Đồ Trừng nói với các đệ tử ở lại: “Ừ, ta vừa nhìn thấy đệ tử mua hương từ lòng bàn tay của ta, dường như dọc đường đụng phải bọn đạo tặc, khả năng sinh mạng gặp nguy hiểm, phải vật lộn giữa sinh và tử. Ta tự có biện pháp cứu cậu ta.” Theo đó, Phật Đồ Trừng thắp hương niệm khởi lực chú nguyện của mình, nguyện thần lực cứu đệ tử của mình bất chấp khoảng cách xa xôi. Sau này, vị đệ tử đi mua hương trở về đã kể lại sự việc: “Vào ngày này tháng này nơi này, tôi gặp bọn cướp nguy hiểm, lúc đó mạng đang nguy cấp, mắt thấy mình sắp bị giết. Chính lúc này, có một làn hương thơm đột nhiên không biết từ đâu bay đến. Bọn cướp hoảng sợ nhìn quanh, nhìn không nhìn thấy tình huống gì, nhưng mùi thơm lúc đó rất đậm đặc, bọn cướp vô duyên vô cớ nói: ‘Khẳng định có cứu binh đến, chúng ta phải nhanh chóng thoát thân.’ Thế là bọn cướp bỏ lại vị đệ tử, toàn bộ bỏ chạy.”

Hiển nhiên, khi người viết cuốn tiểu sử ghi lại sự việc này, ông vô ý hữu ý nhận định rằng Phật Đồ Trừng đã dùng thần lực của hương thơm để xua đuổi bọn cướp.

Tại đây, chúng tôi đoán rằng Phật Đồ Trừng giỏi dùng hương cũng là để phối hợp tốt hơn với năng lực thần thông mà bản thân ông tu hành đắc được. Cũng chính là nói, ông trước hết phải tu hành đến một cảnh giới nhất định, và bảo trì trong cảnh giới tương ứng, mới có thể dùng hương thi triển pháp thuật thần thông của mình. Dùng hương có thể chỉ là một loại vật liệu trợ lực mà bản thân Phật Đồ Trừng quen dùng. Nhưng Phật Đồ Trừng rốt cuộc dùng loại hương liệu nào? Không biết ai có thể giúp giải đáp vấn đề khó này.

Cô gái liệt nghiện hương được danh y cứu

Vào cuối thời nhà Nguyên, quận Cô Tô ở Triết Giang là một vùng đất phồn hoa phú quý, rất nhiều gia đình tương đối giàu có. Trong số đó có một thiên kim tiểu thư mười tám tuổi, xinh đẹp tuyệt trần, đột nhiên ngã bệnh. Triệu chứng của nàng là liệt tứ chi, không thể tự ăn uống, mắt cứ nhìn trừng trừng, giống hệt câu thành ngữ “mắt trừng mồm ngây”. Gia đình vội mời bác sĩ đến chữa trị, nhưng đều không được, không tìm ra bệnh gì chứ đừng nói đến cách chữa trị, hết người này đến người khác lần lượt ra về. Cuối cùng, gia đình nghe nói đến danh y Cát Khả Cửu, vội vã cử người đón ông đến khám cho thiên kim tiểu thư.

Cát Khả Cửu, cũng là Cát Càn Tôn, tự Khả Cửu, cũng là người Giang Nam. Cát Khả Cửu thời thiếu niên thích luyện võ, khi trưởng thành nghiên cứu âm dương thuật số, vì không muốn vào chốn quan trường xiểm nịnh, ông cuối cùng đã vứt bỏ sĩ đồ, trở về học tập y thuật gia truyền. Nhà họ Cát đã bốn đời hành nghề y, gia học thâm hậu. Tuy nhiên, theo lời tựa của Cát Khả Cửu trong cuốn sách y học nổi tiếng “Thập dược Thần thư” của chính ông, mặc dù bản thân Cát Khả Cửu có uyên nguyên gia truyền, nhưng sau khi nghiên cứu y học hơn ba mươi năm, ông đắc được bí truyền của một y sư cao minh thần bí, từ đó kê đơn bốc thuốc thần hiệu, cuối cùng có thể biên tập được cuốn sách này. Có thể thấy y học của Trung Quốc cổ đại có đặc điểm bí truyền đơn truyền, muốn học được phương pháp chân chính của y học cổ truyền Trung Quốc không hề dễ dàng. Đây có thể là một trong những lý do tại sao có nhiều bí ẩn chưa được giải đáp trong mọi phương diện của y học cổ truyền Trung Quốc.

Sau khi Cát Khả Cửu đến thăm thiên kim tiểu thư, ông mỉm cười nói với người nhà nàng: “Bệnh này không khó trị.” Người nhà nghe nói có phương pháp cứu trị, đương nhiên sẵn sàng lắng nghe và làm theo. Cát Khả Cửu lệnh cho gia đình tiểu thư chuyển tất cả những hương nang hương liệu, son phấn mỹ phẩm các loại v.v. trong phòng khách của thiên kim tiểu thư ra khỏi phòng. Sau đó tháo sàn nhà, đào một cái hố có kích thước bằng người dưới sàn nhà, rồi đặt thiên kim tiểu thư vào hố. Sau đó mọi người được lệnh rời khỏi phòng của thiên kim tiểu thư, cửa đóng và khóa lại, chỉ còn lại thiên kim tiểu thư trong nhà. Cát Khả Cửu dặn dò người nhà thay phiên nhau canh giữ cửa phòng, không được phát ra âm thanh nào, chỉ im lặng lắng nghe động tĩnh trong phòng. Cát Khả Cửu nói: “Một khi thiên kim tiểu thư phát ra âm thanh cử động chân tay trong phòng, nghe được thì hãy báo cho tôi.” Một lúc lâu sau, tay chân của thiên kim tiểu thư bắt đầu cử động trở lại, còn hô lên từ trong phòng. Vì thế người nhà nhanh chóng mở cửa bước vào, đồng thời cũng thông báo cho Cát Khả Cửu. Cát Khả Cửu đi tới xem xét, cho rằng tình huống không tệ, liền đưa cho thiên kim tiểu thư một cặp đan dược, yêu cầu người nhà cho thiên kim tiểu thư một ít nước để uống, sau đó nói với người nhà: “Cứ để thiên kim tiểu thư tiếp tục nằm trong cái hố. Ngày mai cô ấy có thể tự mình bò ra khỏi cái hố.” Thiên kim tiểu thư lúc đó vẫn chưa hoàn toàn bình phục, đương nhiên nàng không đủ sức để bò ra ngoài, đành phải nằm xuống trong hố và kiên nhẫn chờ đợi.

Thì ra, là con gái một gia đình giàu có, gia đình không thiếu tiền, cuộc sống yên bình thoải mái, nàng nghiện hương thơm cực độ, lá lách bị hương thơm xâm thực khiến thân tâm suy nhược, bị liệt và mất cảm giác thèm ăn. May mắn thay, thiên kim tiểu thư gặp được một danh y có khiếu hài hước, mạng sống của nàng đã được cứu. Y án thú vị này được ghi lại trong tiểu sử của Cát Tiền Tôn trong cuốn sử chính thức “Minh sử”.

Tuy nhiên, ngay cả những người đã từng nghiên cứu về y học Trung Hoa cũng sẽ có nhiều thắc mắc khi nghiên cứu ca bệnh này. Ví dụ, làm sao mùi thơm có thể xâm thực lá lách? Làm thế nào để phán đoán loại bệnh này? Tại sao nằm trong hố là một kỹ thuật điều trị y học cổ truyền Trung Quốc? Tốt hơn hết hãy để người hiểu rõ về y học Trung Hoa chân chính giải đáp.

Trang nữ gảy đàn, hương thơm lan tỏa

Ở quận Trần có một người phụ nữ tao nhã và hiền thục, nàng họ Trang, giỏi nữ hồng. Vào thời cổ đại, nữ hồng có nghĩa là công việc của phụ nữ như may vá, đan lát và thêu thùa. Nàng rất thông minh, còn có thể chơi đàn cầm, luôn mang theo bên thân một cây đàn cổ cầm. Khúc nhạc mà Trang nữ gảy hay nhất có tên là “Khúc hoa mận”, rất nhiều người đã đến nghe. Những người nghe cho biết, khi nghe bản nhạc này, có một mùi thơm kỳ lạ và thanh tao xộc vào mũi. Điều quan trọng là, đây không phải là điều một người nói mà nhiều người đã nói. Vì vậy mọi người đặt cho nàng biệt danh “Trang âm hương”. Sau khi Trang nữ nghe chuyện, nàng đã đổi tên của đàn cầm thành “Âm hương”. Thật không may, không rõ vì lý do nào đó, Trang nữ đã không đàn nhạc khúc này nữa, và mọi người không còn nghe thấy hương thơm tao nhã tỏa ra từ “Khúc hoa mận”. Nghe nói câu chuyện này ban đầu được ghi lại trong cuốn sách cổ “Chân luật trai bút ký”, sau đó được sao chép và lưu giữ trong cuốn “Lan Quỳnh ký” của nhà Nguyên.

Bạn tôi giới thiệu câu chuyện này, giải thích hiện tượng cảnh giới nghệ thuật này như sau: Trang nữ có tâm thái tu hành, tâm thành và tâm tĩnh, có thể gảy đàn cầm xuất âm hương, đương nhiên cũng có liên quan đến khúc nhạc mà nàng gảy lên. Khả năng là tác giả của khúc nhạc này cũng là một nhà soạn nhạc thuộc cảnh giới tu hành phi thường cao, mới có thể viết ra một nhạc khúc như vậy, kết hợp với một người chơi đã tu hành đến cảnh giới tâm linh tương ứng, thì tự nhiên hương thơm huyền bí sẽ tỏa ra từ khúc nhạc. Bạn tôi cũng cho biết, anh tin rằng những câu chuyện như vậy không phải là duy nhất. Nghe nói khi Khổng Tử tập chơi bài “Văn Vương Thao” nhiều lần, cuối cùng ông cũng nhìn thấy thân ảnh của Văn Vương hiển xuất trong khi diễn tấu. Điều này được ghi chép rõ ràng trong cuốn “Sử ký”.

Chỉ là năng lượng mà họ tạo ra khi chơi nhạc là khác nhau, khúc nhạc của Trang nữ mang đến hương thơm cho khứu giác, trong khi khúc nhạc của Khổng Tử mang đến hình ảnh thị giác. Mỗi người đều lưu danh thiên thu.

Làm thế nào chúng ta có thể thể ngộ đến cảnh giới nghệ thuật như vậy? Có thứ gọi là hương khí hương vị ở tầng thứ cao, cảnh giới cao không? Chúng ta nên yêu thích và sử dụng hương như thế nào?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch