Phát hiện mới này đã mở ra một bước tiến mới trong quá trình nghiên cứu và giải mã những bí ẩn chưa có lời giải đáp về Tử Cấm Thành. 

Tử Cấm Thành là cung điện và là nơi sinh sống, hoạt động triều chính của các hoàng đế Trung Hoa trong suốt 2 triều đại Minh, Thanh. Công trình hoành tráng và vĩ đại này được khởi công xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1420, là khu phức hợp tập thể bao gồm gồm 800 cung và 9999 phòng trên diện tích 720.000 m². 

Năm 1987, UNESCO đã công nhận Tử Cấm Thành vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới là Di sản thế giới được giữ gìn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

Toàn cảnh Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao. (Ảnh: rokna.net)

Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều bí ẩn xoay quanh quần thể hoàng cung hoành tráng này vẫn khiến giới khoa học và khảo cổ học đau đầu đi tìm lời giải đáp. 

Vào tháng 11/ 2017, Jiang Li – một kỹ sư của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh đã phiên dịch tài liệu 500 năm tuổi và giải mã điều bí ẩn lớn nhất xung quanh việc xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc: “Đó là cách người xưa vận chuyển những tảng đá nặng hơn 330 tấn trên quãng đường 70 km”. 

Số lượng đá được khai thác và vận chuyển xây dựng là vô cùng lớn, tảng đá nặng nhất hơn 220 tấn và khi còn nguyên khối nặng hơn 330 tấn. Các khối đá lớn nhất được khai thác từ mỏ đá cách đó 70 km và người dân ở Trung Quốc xưa đã biết sử dụng bánh xe từ khoảng năm 1500 TCN nên giới khoa học ngày nay tin rằng họ đã dùng bánh xe để di chuyển những khối đá hàng trăm tấn nhưng ghi chú trong tài liệu này cho thấy một cách nhìn khác của người xưa.

Thay vì sử dụng bánh xe, họ di chuyển những khối đá khổng lồ trên một một bàn trượt đặc biệt: “đường băng ướt” và được những người đàn ông khỏe mạnh kéo trong 28 ngày. 

So sánh việc kéo tảng đá nặng trên đường băng có nước và không có nước bôi trơn. (Ảnh: Pinterest)

Các công nhân đã đào các giếng khoan cách nhau 500m để lấy nước bôi trơn cho đường băng nhằm giúp việc kéo những tảng đá nặng dễ dàng hơn. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc dùng đường băng ướt sẽ tiết kiệm nhân lực và vật lực hơn rất nhiều so với đường băng khô hay đường bình thường, nếu di chuyển 1 khối đá 123 tấn trên đường băng ướt chỉ cần 46 người, trong khi với đường băng khô thì cần đến 338 người. 

Họ di chuyển với vận tốc 8 cm/s để kịp đá trượt trên băng ướt nước trước khi nước lỏng đóng băng.

Hồ nước trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Essential Travel)

Đây thật sự là một phát hiện đầy thú vị và quý giá, nó cho thấy trí huệ và khả năng sáng tạo phi thường cũng như thay đổi cách nghĩ của chúng ta về cách thức lao động của người xưa. 

Sơn Tùng