Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Các nhà quan sát từ Mỹ, Mexico và Canada đã được thưởng thức một “bữa tiệc” vào ngày 8 tháng 4, vì họ vừa trải qua một kỳ quan thiên văn hiếm gặp – nhật thực toàn phần.

Tin rằng những người chứng kiến tận mắt cảnh tượng Mặt Trời dần biến mất trên bầu trời nhất định sẽ cảm thấy vô cùng chấn động. Tuy nhiên, những khán giả không thể nhìn thấy nhật thực toàn phần cũng không phải tiếc nuối. Họ cũng có thể cùng chúng tôi khám phá những câu chuyện cổ kim trong ngoài nước về nhật thực trước màn hình.

Thể nghiệm nhật thực sẽ như thế nào? Jamie Carter, người tự xưng mình là “phóng viên về nhật thực toàn phần duy nhất trên thế giới”, cho biết: “Toàn bộ quá trình có thể khá ly kỳ”, “đôi khi nó có thể mang lại cho mọi người cảm giác của thuở nguyên thủy hồng hoang, khi Mặt Trời biến mất, thời tiết biến trở nên lạnh giá, đôi khi bạn cũng cảm thấy… một trận gió nhật thực, cái cảm giác đó giống như ngày tận thế… một số người… trái tim họ thắt lại… họ biết Mặt Trời sẽ xuất hiện trở lại, nhưng trong nội tâm họ không tin, điều đó có thể là một thể nghiệm choáng ngợp.”

“Một thể nghiệm khá sốc”? Chà, đã bao lâu rồi bạn chưa bị choáng ngợp? Mặc dù chúng ta có thể sẽ không nhìn thấy nhật thực toàn phần năm nay trên khắp Bắc Mỹ vào ngày 8 tháng 4, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể sản sinh ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của chúng ta – gợi lên một cảm giác kính sợ. Loại “cảm giác kính sợ” đó khiến chúng ta cảm thấy bản thân vô cùng nhỏ bé trước những cảm tri cự đại.

Ngay từ xa xưa, Mặt Trời đã là đối tượng được tổ tiên tôn kính và nhờ cậy. Con người đã quen với việc Mặt Trời sáng mọc chiều lặn, nhưng đôi khi nó đột ngột biến mất vào ban ngày khiến con người hoang mang, suy đoán. Hiện tượng thiên văn này mà ngày nay chúng ta gọi là “nhật thực” đã từng khiến cổ nhân mất đi tính mạng, và cũng từng đưa hai quốc gia từ chiến tranh kịch liệt bước đến hòa bình…

Nhật thực ngăn chặn chiến tranh

Vào thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, người Media sống trên cao nguyên Iran và thành lập vương quốc Medes. Vương quốc Media từng rất hùng mạnh. Nó chinh phục Đế quốc Assyria ở phía tây và chiếm lĩnh Nineveh, thủ đô của Assyria. Sau đó, nó tiếp tục tiến về phía tây đến Tiểu Á, và gặp người hàng xóm mới, Vương quốc Lydia.

Vương quốc Lydia nằm ở bờ biển phía đông của Biển Aegean, phía tây bắc cao nguyên Anatolia thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Đây cũng là một vương quốc nhỏ rất hùng mạnh. Trước nguy cơ bị xâm lược, người Lydian cầm vũ khí chống trả ngoan cường, hai nước giao tranh ác liệt dọc sông Harus (nay là sông Kozyl). Vùng đất dưới chân họ đã bị họ tranh giành, những trận chiến hết lượt này đến lượt khác, đánh nhau như thế trong suốt sáu năm. Một số lượng lớn binh sĩ của cả hai bên đều chết trận, vô số người lưu ly thất tán. Họ biết rằng điều này sẽ chỉ làm tổn thương cả hai bên, nhưng không ai sẵn sàng nhượng bộ và cầu xin hòa bình trước.

Theo ghi chép, vào ngày 28 tháng 5 năm 585 trước Công nguyên, hai đội quân đối đầu nhau, cuộc giao tranh ác liệt kéo dài cho đến khi Mặt Trời quay về hướng Tây, chiếu vào bộ giáp, lóe lên như những đường kiếm. Đột nhiên, những binh lính phát hiện, một bóng đen dần dần tiến vào Mặt Trời tròn, từng chút từng chút một nuốt chửng ánh nắng chói chang của Mặt Trời, độ sáng của mặt đất dần yếu đi, như thể hoàng hôn đến sớm.

Tiếp theo, Mặt Trời hoàn toàn bị nuốt chửng, bầu trời đột nhiên trở nên tối tăm, giống như màn đêm đột nhiên buông xuống, trên bầu trời tối tăm lấp lánh những ngôi sao sáng. Những người lính chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng như vậy trước đây, họ choáng váng và ngừng chiến đấu trong “đêm đen” rộng lớn.

Dù nhật thực nhanh chóng kết thúc, Mặt Trời xuất hiện trở lại ngay sau đó, nhưng cả hai bên đều tin rằng đây là Thiên thượng phát ra cảnh cáo vì không hài lòng với cuộc chiến tranh giữa hai nước, và rằng chiến tranh không thể tiếp tục. Sau một hồi thảo luận, lãnh đạo hai bên quyết định bắt tay nhau, ký kết hiệp định hòa bình lâu dài. Một cuộc chiến tranh kéo dài không dứt, nhờ một lần nhật thực toàn phần như vậy, mà đã hóa can qua thành ngọc bạch.

Người cổ đại rất kính sợ nhật thực, bất kể dân tộc nào cũng vậy. Bầu trời trên đầu chúng ta là một sự tồn tại xa xôi không thể nào chạm tới, nhưng người xưa tin rằng bầu trời là do những “vị Thần” quyền năng cai quản. Khi Mặt Trời đột nhiên biến mất trên bầu trời, chính là đã bị một con quái vật trong thần thoại nào đó ăn thịt.

Ví như, ở Việt Nam, ăn Mặt Trời là một con ếch xanh; ở dãy núi Andes ở Nam Mỹ, đó là sư tử núi hay sư tử châu Mỹ; từ văn hóa Bắc Âu của người Viking ở Scandinavia, đó là hai con sói. Ở Trung Quốc; kẻ ăn Mặt Trời là Thiên cẩu (chó trời). Và người xưa từ hàng nghìn năm trước sẽ dùng những tiếng động mạnh để xua đuổi những con thú như vậy. Tổ tiên của một số nền văn minh cổ đại trên thế giới cũng đều làm như vậy, chẳng phải rất trùng hợp sao?

“Nhật thực Trọng Khang” làm mất đầu quan thiên văn

Trong lịch sử Trung Quốc, các bộ phận và nhân sự đặc biệt đã được thành lập để quan trắc thiên tượng từ rất sớm. Thứ nhất là tìm hiểu mô hình chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và xây dựng lịch pháp càng chính xác càng tốt để đáp ứng nhu cầu nông canh của xã hội nông nghiệp; lý do thứ hai là do người cổ đại tín phụng “văn hóa Thần truyền”.

Trong thần thoại và truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc, người ta tin rằng con người do Thần sáng tạo ra, thiên địa vạn vật cũng là Thần sáng tạo ra, các thiên thể trong vũ trụ cũng là do Thần sáng tạo ra. Sinh, lão, bệnh, tử của con người cũng như thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ, tất cả đều vận hành theo ý chí của Thượng Đế.

Quan niệm này cho rằng “Thiên” (Trời) là một vị Thần có ý chí, là vị Thần chi phối, trong quá trình chi phối, Thần thường thông qua những biến hóa của thiên tượng mà đưa ra những điềm báo, cảnh báo cho nhân gian.

Vì vậy, triều đình của các thời đại đều có cơ cấu khổng lồ để ngày đêm theo dõi những biến hóa của thiên tượng. Quan thiên văn là người môi giới và tín sứ “thông Thiên” của quân vương, có địa vị và uy tín phi thường. Do vị trí quan trọng của quan thiên văn, nên kỳ vọng của triều đình đối với quan thiên văn cũng rất lớn, các quan thiên văn từng thời từng khắc không dám đãi lơ là.

Thời kỳ nhà Hạ, vào thời đại của quân vương thứ tư Trọng Khang, đất nước vừa mới phục hồi sau động loạn của thời đại Thái Khang trước đó, trong và ngoài triều đình đều có một bầu không khí “hồi sinh” nhất định. Mùa thu vàng năm đó, sóng lúa lăn tăn, bầu trời trong xanh, những người nông dân đang thu hoạch thành quả lao động cả năm trời trên cánh đồng. Giữa trưa, người ta đột nhiên phát hiện, những tia nắng ban đầu đã lên cao trên bầu trời bỗng dần dần yếu nhược, giống như có một con quái vật màu đen đang ăn dần Mặt Trời – đây là “Thiên cẩu ăn Mặt Trời”!

Trước thiên tượng hung hiểm không biết từ đâu tới này, dân chúng đều sợ hãi, vội vàng tụ tập đánh nồi đánh chiêng, theo kinh nghiệm quá khứ, điều này có thể khiến Thiên cẩu sợ hãi. Người lo lắng nhất về hiện tượng thiên thể này là triều đình và hoàng đế, bởi vì “Thiên cẩu ăn Mặt Trời” dự thị quốc gia sẽ có tai nạn phát sinh, có thể gây nguy hiểm đến địa vị hoặc tính mạng của hoàng đế. Vào thời đó, triều đình đã hình thành một bộ nghi thức “cứu Mặt Trời”.

Bất cứ khi nào hiện tượng “Thiên cẩu ăn Mặt Trời” xảy ra, Hi Hòa, quan thiên văn giám sát thiên tượng, trong thời gian sớm nhất phải báo cáo cho triều đình. Sau đó, hoàng đế sẽ ngay lập tức dẫn đầu các quan đại thần của mình lập bàn thờ trước cửa điện, thắp hương cầu nguyện, cống hiến tiền lên Thiên thượng để rước Mặt Trời về.

Nhưng lần đó, thời gian trôi qua rất lâu, mọi người đều nhìn thấy Mặt Trời dần dần biến mất, màn đêm vô tận sắp bao phủ Trái Đất. Tất cả các quan văn quân sự và hoàng đế Trọng Khang đều đã tập trung trước cung điện, duy chỉ có Hy Hòa thì không thấy bóng dáng ở đâu. Thời điểm đẹp nhất để giải cứu đã bị bỏ lỡ. Hoàng đế Trọng Khang không suy nghĩ nhiều, vội vàng chủ trì buổi lễ giải cứu.

Trong ngoài hoàng cung náo loạn, các quan nhạc trong cung vội vàng đánh trống cứu Mặt Trời. Quan phụ trách tiền tệ vội vàng vào quốc khố lấy tiền, các quan viên khác khẩn trương chạy tới chạy lui sắp xếp nghi thức. Lúc này sắc trời càng ngày càng tối, đột nhiên, trời đất lập tức rơi vào bóng tối, không nhìn thấy bóng người trong phạm vi vài bước, Mặt Trời đã bị Thiên cẩu nuốt chửng hoàn toàn. Hoàng đế Trọng Khang dẫn tất cả các quan quỳ rạp xuống đất, hết lượt này đến lượt khác cầu xin Thiên thượng khoan thứ, mọi người đều rất sợ hãi, tâm nghĩ rằng nếu không được giải cứu kịp thời, Mặt Trời có thể vĩnh viễn không mọc ra nữa, ngày mạt của triều đại nhà Hạ đã đến.

Không biết qua bao lâu, đúng lúc mọi người cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng, thì một chút ánh sáng bỗng xuất hiện ở rìa phía tây của Mặt Trời, Trái Đất dần dần trở nên sáng hơn, đĩa Mặt Trời lộ ra càng lúc càng lớn, Thiên cẩu cuối cùng cũng phải nhổ Mặt Trời ra! Hoàng đế Trọng Khang và tất cả bách quan văn võ đều thở phào nhẹ nhõm.

“Thiên cẩu ăn Mặt Trời” cuối cùng cũng kết thúc, lúc này hoàng đế Trung Khang mới phát hiện quan thiên văn Hy Hòa vẫn chưa lộ diện, khi phát sinh sự việc lớn như vậy, mà Hy Hòa, người gánh vác trọng trách, lại không thấy bóng dáng. Hoàng đế Trung Khang thập phần tức giận, lập tức phái người đi tìm.

Một số sai dịch vội vã đến Thanh đài, chính là đài quan sát thiên văn lúc đó, cuối cùng tìm thấy Hy Hòa trong túp lều cạnh Thanh đài, nơi ông canh gác. Quan thiên văn gánh trọng trách lúc đó đang ngáy khò khò, sau khi hỏi thuộc hạ của Hy Hòa, mới biết Hy Hòa đã uống rượu cả đêm, lúc này vẫn say túy lúy, nhũn như bùn, nên các sai dịch không dám trì hoãn, cõng Hy Hòa lên xe và đưa ông vào cung.

Khi đến cung điện, quỳ xuống trước mặt hoàng đế, Hy Hòa vẫn còn đang hỗn độn, không biết là việc gì. Hoàng đế Trọng Khang hỏi tình huống, biết được Hy Hòa khi đó đang say rượu, tức thời đại nộ, lập tức ra lệnh lôi Hy Hòa ra ngoài chặt đầu.

Câu chuyện này được ghi lại trong tài liệu lịch sử biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Đây là cuốn sách đầu tiên do người Trung Quốc viết nên có tên là “Thư”. Vào thời nhà Hán, nó được gọi là sách “Thượng thư”, nghĩa là “Sách của thời thượng cổ”, sau này vì nó trở thành một kinh điển quan trọng của Nho giáo, nên còn được gọi là “Sách kinh”. Câu chuyện này được ghi lại trong “Dận Chinh thiên”.

Sau khi nghe câu chuyện này, đừng nghĩ rằng làm quan thiên văn ở Trung Quốc cổ đại là vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể mất đầu. Một chủ quản thiên văn nghiện rượu đến hồ đồ như Hy Hòa là một ví dụ gần như chưa từng có. Do địa vị đặc biệt của các quan chức thiên văn, các quân vương nhìn chung rất khoan dung và nhã nhặn với họ ở các triều đại tiếp theo, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt bị cầm tù, các quan thiên văn hiếm khi bị chặt đầu. Tuy nhiên, từ chuyện này có thể thấy, các quân vương thời xưa cực kỳ kính sợ nhật thực.

Các sự kiện vũ trụ khiến con người kính sợ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của chúng ta

Kể từ khi công nghệ hiện đại phát triển, “cảm giác kính sợ” đã bị các nghiên cứu khoa học lãng quên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, “cảm giác kính sợ” dần dần trở thành một lĩnh vực càng ngày càng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. “Cảm giác kính sợ”” có ảnh hưởng đến con người đến mức nào? Một số nghiên cứu chỉ ra, các sự kiện thiên văn ngoạn mục,bằng cách khơi dậy “cảm giác kính sợ”, có thể khiến các cá nhân bớt chú trọng bản thân hơn, hướng về tập thể hơn. Hãy để tôi chia sẻ với bạn một nghiên cứu tâm lý về nhật thực.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí “Khoa học Tâm lý” của Mỹ, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của gần 3 triệu người dùng Twitter xung quanh hiện tượng nhật thực năm 2017. Kết quả cho thấy những người dùng sống trong khu vực có nhật thực có cảm giác “kính sợ” hơn trên Twitter so với những người sống ngoài khu vực có nhật thực. Các nhà khoa học cũng so sánh người dùng trước nhật thực với những người ít “cảm giác kính sợ” hơn, những người dùng thể hiện sự ngưỡng mộ cao độ trong thời gian nhật thực, họ đã sử dụng ngôn ngữ ít chú trọng bản thân hơn, ngược lại, các tweet của họ mang tính xã hội, liên kết, khiêm tốn và tập thể hơn.

Nhìn chung, nhật thực có thể kích phát “cảm giác kính sợ” cho con người, từ đó tăng cường tính khiêm tốn của con người. “Cảm giác kính sợ” là nghiên cứu mới được khoa học hiện đại phát triển thông qua nhật thực, nhưng trên thực tế, tâm kính ngưỡng thiên địa tự nhiên từ xa xưa đã được mọi người khắc cốt ghi tâm.

Bởi vì rất nhiều nền văn minh cổ đại trên thế giới đều nhất trí một cách đáng ngạc nhiên, đều tin tưởng lý niệm “Thiên – nhân hợp nhất”, mỗi nền văn minh cũng đều quan sát thiên tượng, thờ cúng thần linh, từ trong thiên ý mà đắc được khải thị, từ đó hoàn thành sứ mệnh của mình. Mặt Trăng có lúc tròn lúc khuyết, Mặt Trời cũng có quy luật vận hành của riêng mình. Những thứ này và những tín tức có liên quan đến đại tự nhiên của chúng ta, có lẽ có thể giao tiếp với chúng ta thông qua ngôn ngữ của họ, cũng có lẽ, hết thảy đều không ngẫu nhiên.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch