Rất nhiều người Mỹ tin vào sự tồn tại của hiện tượng tâm linh/siêu thường, theo kết quả khảo sát vào năm 2011.
Rất nhiều người Mỹ tin vào sự tồn tại của hiện tượng tâm linh/siêu thường, theo kết quả khảo sát năm 2011. Ảnh: Ross Toro, LiveScience Contributor
Bảng trên trình bày kết quả khảo sát niềm tin của người dân Mỹ vào hiện tượng siêu thường/tâm linh vào năm 2011. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, số người Mỹ tin vào sự tồn tại của hiện tượng tâm linh/siêu thường là rất cao (71%). Có đến 56% số người được khảo sát tin rằng hồn ma là linh hồn của người chết (thay vì ảo ảnh hay vấn đề thị giác như một số người nhìn nhận), và lên đến 41% tin vào sự tồn tại của tri giác phi giác quan (extrasensory perception – ESP), hay thường được gọi là giác quan thứ 6, 55% tin rằng sức mạnh của tâm trí (hay tinh thần) có thể khởi tác dụng chữa bệnh trị liệu đối với cơ thể (điều này trái ngược với niềm tin cho rằng ý thức hay tâm trí con người chỉ là kết quả của hoạt động sinh hóa đơn thuần trong não bộ như thuyết duy vật tuyên bố).
Kết quả trên rất đáng kinh ngạc và khơi gợi nhiều suy nghĩ. Trong nhiều năm, Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu về khoa học – công nghệ, vượt trội trên nhiều lĩnh vực. Nếu là như vậy, trong cuộc khảo sát trên, đáng nhẽ ra người Mỹ phải thể hiện ra là không “mê tín”, và dứt khoát bỏ phiếu trống cho những phạm trù tinh thần “mê tín” như hiện tượng tâm linh/siêu thường.
Thực tế, đối với rất nhiều người học khoa học, những hiện tượng tâm linh trong khảo sát trên chỉ là hiện tượng tự nhiên (dù chưa rõ giải thích thế nào), đối với một số người khác, đó khẳng định là biểu hiện của “sự mê tín mù quáng” (mê tín nên được hiểu như thế nào?). Dường như, từ xưa đến nay, khoa học và tâm linh tín ngưỡng vẫn thường được coi là hai phạm trù mâu thuẫn, đối nghịch.
Kỳ thực, quan niệm trên thể hiện rõ một sự hiểu biết không đầy đủ về bản chất của khoa học. Khoa học, trên định nghĩa và trong thực tiễn, chỉ quan tâm đến các ý tưởng có thể kiểm chứng (testable idea), những giả thuyết có thể xác thực hoặc phủ nhận. Nói cách khác, những gì không thể kiểm chứng được tính đúng/sai hoàn toàn nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học, trong đó bao gồm các hiện tượng tâm linh/siêu thường, bởi người ta chưa có công cụ để thiết lập các thí nghiệm nhằm xác thực tính đúng/sai của loại hiện tượng này. Do đó, bản thân khoa học không thừa nhận hay phủ nhận sự tồn tại của hiện tượng tâm linh/siêu thường, chúng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học. Chính vì vậy, những quy chụp kiểu như “phản khoa học, ngụy khoa học, mê tín, duy tâm,…” cho những loại hiện tượng này bản thân nó thể hiện sự thiếu hiểu biết về khoa học. Chính những quan niệm như vậy mới thực sự là “mê tín”.
TS Francis Collins, bác sĩ y khoa, nhà di truyền học người Mỹ, nguyên Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, từng nói:
Thực tế, khoa học và tôn giáo (đại biểu điển hình cho những hiện tượng tâm linh/siêu thường) hòa hợp với nhau, về bản chất là bổ sung cho nhau trong công cuộc nhận thức và hiểu biết thế giới tự nhiên đầy bí ẩn. Khoa học chăm lo quan tâm nghiên cứu thế giới vật chất bề mặt, còn tôn giáo vén mở những bí ẩn về bí ẩn của tinh thần, tâm linh, những thế giới khác nằm ngoài tầm với của khoa học chứng thực (VD: thế giới sau khi chết). Chẳng thế mà nhiều nhà khoa học lớn, vĩ đại trong lịch sử, một mặt nhận thức được những thành tựu của khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của bản thân, một mặt không ngừng tán thán trước giới tự nhiên như một công trình tinh vi của một nhà Thiết kế vĩ đại – một kiệt tác của Thần đang chờ đợi các nhà khoa học đi phát hiện và thực chứng. Một số cái tên có thể kể đến như: Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Albert Einstein, v.v… đều là những Ông Lớn trong khoa học các thời kỳ,
Thanh Tước