Đó là hóa thạch của loài Squamata tồn tại khoảng 240 triệu năm trước; là tổ tiên của thằn lằn, rắn và những con giun mà chúng ta thấy ngày nay.

Có một thực tế về nơi mà chúng ta đang sống: Đó là số lượng các loài bò sát có vảy nhiều hơn tất cả động vật có vú cộng lại. Squamata là danh pháp khoa học dùng để chỉ chung các loài bò sát có vảy, là một bộ bò sát lớn nhất trên hành tinh này.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phát hiện một hóa thạch lâu đời nhất được biết đến của Squamata. Nó đã giải thích sự tiến hóa của những loài bò sát nguyên thủy giờ đây đã lột xác và trườn trên khắp lục địa ngoại trừ Nam Cực.

Kết quả phân tích hóa thạch cho thấy Squamate phát triển trong thời kỳ Permian, hơn 250 triệu năm trước nhưng hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện trước đây chỉ khoảng 180 triệu năm.

“Đó là khoảng trống dài hơn cả thời gian giữa chúng ta và loài khủng long, và chúng ta không hiểu điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó” – Tiago Simões, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Alberta, nói với tờ Washington Post. Việc khám phá ra hóa thạch cổ đại mới nhất có thể giúp lấp đầy khoảng trống đó. Dưới đây là hình ảnh của mẫu hóa thạch.

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài bò sát lâu đời hơn cả khủng long
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài bò sát lâu đời hơn cả khủng long

Nó là một bộ xương dài 7,6 cm, trông khá giống một con thằn lằn. Ở thời của nó, hoa vẫn chưa phát triển và thế giới vẫn là một siêu lục địa có tên Pangea, chưa bị phân tách thành các châu lục như hiện nay. Hóa thạch được tìm thấy trong trầm tích biển, được bao bọc trong đất. Điều này cho thấy rằng con vật đã bị cuốn ra biển.

TXL