Đó là một công trình phòng thủ đáng kinh ngạc và tinh vi nằm ở phía đông bắc Iran với khoảng 30 pháo đài quân sự, hệ thống dẫn nước và các kênh nước đi dọc theo các tuyến đường. Nó thường được gọi là “Con rắn đỏ” vì các vật liệu xây dựng được sử dụng là những viên gạch màu đỏ.

Bức tường cổ Gorgan được cho là được xây dựng trong Đế chế Parthia (247 TCN – 224 SCN) và sau đó được phục hồi trong thời kỳ Sassanid (thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7 SCN).

Các nhà khảo cổ tin rằng nó xuất hiện trước Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc tới 1000 năm và dài hơn cả bức tường Hadrian và bức tường Antonine kết hợp lại với nhau. Công sự đáng kinh ngạc này bắt đầu từ bờ biển Caspi, bắc qua Gonbade Kavous, tiếp tục về phía Đông Bắc và biến mất trong dãy núi Pishkamar. Nó còn được gọi là Bức tường vĩ đại của Gorgan (Great Wall of Gorgan), Bức tường phòng thủ Gorgan (Gorgan Defence Wall), Anushirvân Barrier, Firuz Barrier và Qazal Al’an hay đôi khi là Sadd-i-Iskandar. Trong quá khứ, công trình này có độ dài 195 km và rộng 6-10 m.

Bức tường cổ Gorgan, Iran. (Đường chéo thẳng từ trên xuống chính là nó). (Ảnh: Twitter)

Gorgan là một trong những vùng cổ xưa nhất của Iran, nằm ở phía Đông Nam của Biển Caspi. Khu vực này là một phần của Median, Achaemenid (559-333 TCN), Seleucid, Parthian (247 TCN-224 AD) và đế quốc Sassanian trong thời kỳ tiền Hồi giáo. Nơi đây là một mỏ vàng cho các nhà sử học và khảo cổ học và công trình bức tường vĩ đại của Gorgan chắc hẳn sẽ khiến họ vô cùng háo hức để khám phá.

Các học giả không có 1 bằng chứng nào về người người đã xây dựng bức tường lạ thường này. Họ cho rằng đó có thể là từ Alexander Đại đế vào thế kỷ thứ 4 TCN hay cho đến nhà vua Ba Tư Khusrau I vào thế kỷ thứ 6 SCN. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng nó được xây dựng từ Thế kỷ II hoặc thế kỷ thứ I TCN. Cuối cùng, từ các mẫu OSL và radiocarbon thu thập được, họ đã chứng minh rằng Bức tường được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 SCN bởi người Ba Tư ở Sasania.

Đây là một điều đáng kinh ngạc trong thiết kế và xây dựng, chỉ đứng thứ hai sau Vạn Lý Trường Thành. Các nhà khảo cổ cho rằng nó có thể đã được xây dựng vững chắc hơn các dạng thức ban đầu của Vạn Lý Trường Thành. Đây là một trong những Bức tường biên giới vĩ đại nhất thế giới và nó được gọi là “tượng đài” của các bức tường phòng thủ giữa châu Âu và Trung Quốc. Bức tường dài 195km này đòi hỏi một lực lượng lao động khổng lồ để có thể hoàn thành.

Vị trí của bức tường “Con rắn đỏ” trên bản đồ. (Ảnh: Paranormalne.pl)

Nước là một trong những vấn đề chính do khí hậu bán khô cằn, nó cần thiết cho việc sản xuất gạch. Các đường nước được đưa đến công trường thông qua một loạt kênh rạch dẫn nước vào mương phía Bắc của bức tường. Mặc dù các nhà nghiên cứu tin rằng mương này rõ ràng là một tính năng phòng thủ, nghiên cứu cũng cho thấy rằng nó được sử dụng như là nguồn gốc cho việc những viên gạch được sử dụng trong quá trình xây dựng Bức tường Gorgan.

Đây này rõ ràng là một công trình xây dựng quân sự tinh xảo và các nhà nghiên cứu cho rằng “Con rắn đỏ” là một hệ thống phòng thủ được tạo nên để chống lại những người Hung trắng – những người đã từng chiếm đóng một phần khu vực Trung Á. Gorgan có 38 pháo đài, mỗi pháo đài đều là các trại lính, ước tính có tới 30.000 binh lính có thể được triển khai dọc theo chiều dài của bức tường này.

Hình ảnh vệ tinh của Corona bao vây hình vuông khổng lồ của Qaleh Kharabeh phía nam Bức tường Gorgan. (Ảnh: Twitter)

Không có ghi chép hay tư liệu cổ đại nào đề cập đến Bức tường này, không có một dòng chữ nào được khắc lại và cũng không có đồng xu nào được tìm thấy trên đó. Hồ sơ lịch sử biết rất ít về công trình vĩ đại này.

Ảnh vệ tinh của Corona chụp vào năm 1969 cho thấy một con kênh dẫn nước từ sông Gorgan đến rãnh phía Bắc của bức tường Gorgan. (Ảnh: Alchetron)

Các nghiên cứu về Bức tường Gorgan thách thức quan điểm thế giới tập trung vào Châu Âu ở nhiều khía cạnh. Vào thời kỳ lịch sử khi Đế chế Tây La Mã đang suy tàn và sụp đổ, Đế quốc Đông La Mã cũng chịu áp lực lớn từ cả hai vấn đề chính trị và quân sự, Đế chế Sasan có thể có nền kinh tế và nhân lực đủ mạnh để xây dựng một công trình đồ sộ tại thời điểm đó.

Nhật Quang