Đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, dàn diễn viên sáng, nội dung nhân văn và sâu sắc, nhưng đi được 2/3 chặng đường, Tình khúc bạch dương vẫn nhiều lần khiến khán giả thất vọng bởi những hạt sạn còn lẫn trong phim.

Lấy cảm hứng từ cuộc đời của thế hệ người Việt sinh sống và làm việc tại Nga những năm 80-90 của thế kỷ trước, Tình khúc bạch dương chiếm được nhiều tình cảm của khán giả truyền hình, đặc biệt là những người từng gắn bó với xứ sở bạch dương.

Tuy nhiên, cũng như đa số các bộ phim Việt khác, tác phẩm này vẫn khiến người xem phải chau mày bởi nhiều sạn.

Lồng tiếng không khớp với khẩu hình diễn viên

Phim quy tụ dàn diễn viên hai miền Nam Bắc với các gương mặt quen thuộc như Chi Bảo, Thanh Mai, Lê Vũ Long, Hoa Thúy, Nhã Phương, Minh Huyền, Huỳnh Anh, Bình An, Công Lý…Tuy nhiên, cách phát âm tiếng Nga của đội ngũ lồng tiếng trong phim gây khó chịu cho những khán giả biết tiếng Nga bởi lời thoại phim rất hiện đại, phát âm chưa chính xác

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Loạt sạn không đáng có trong ‘Tình khúc bạch dương’
Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Khẩu hình của diễn viên và lời thoại của lồng tiếng không khớp nhau, khiến người xem có cảm giác gượng gạo.

Trang phục quá hiện đại

Là một du học sinh Nga những năm 2005-2011, khán giả Hiền Thảo chia sẻ với PV Thể thao & Văn hóa (TTXVN): “Tôi không biết trước đó thế nào nhưng khung cảnh phim giống thời tôi học, đó là một thành phố rất yên bình cách Mát-xcơ-va 300 km. Phim khiến tôi nhớ lại những ngày tháng sống và học tập ở đây… nhớ mùa hè Nga đẹp lắm, sau 4-5 ngày đang từ xám xịt với tuyết tan, cây cối bỗng nhiên nảy mầm khắp nơi xanh mơn mởn, một tuần sau thì bồ công anh mọc và nở vàng rộ khắp nơi. Đến tháng 5, hoa tulip và các loài hoa nở rực rỡ… nói chung là rất nhớ.

Chuyện buôn bán của sinh viên thì tôi nghĩ, sinh viên có người nọ người kia, có những người thuần học, nhiều người là dân buôn chuyên nghiệp. Có điều, tôi thấy trang phục thì quả là hiện đại quá, thành phố tôi sống là thành phố dệt mà ăn mặc còn không có nhiều vải đẹp như thế”.

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Loạt sạn không đáng có trong ‘Tình khúc bạch dương’
Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Loạt sạn không đáng có trong ‘Tình khúc bạch dương’

Bản phối ca khúc trong phim không phù hợp

Trong một cảnh phim lãng mạn của cặp đôi Vân (Hồng Loan) và Quang (Bình An) ở tập 7, ca khúc Đôi Bờ đã vang lên. Đây là ca khúc quen thuộc với thế hệ thanh niên học tập tại Nga thời kỳ đó. Tuy nhiên bản phối của ca khúc này là của Rada Rai (năm 2012) rất hiện đại và hoàn toàn không phù hợp với giai đoạn những năm 80-90 của bộ phim.

Quảng cáo lộ liễu

Tên ngân hàng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong những tình huống khác nhau và hoàn toàn không ăn nhập với nội dung của bộ phim.

Ví dụ như, trong tập 16, phim có tình huống nhân vật Quang (Lê Vũ Long) đề nghị cậu con trai tên Linh (Bình An) đưa ra ngân hàng để chuyển tiền. Thấy vậy, Linh gợi ý bố sử dụng interbanking của ngân hàng này. Ngay lập tức, cậu mở điện thoại hướng dẫn bố những bước cụ thể, thành thục như một nhân viên của ngân hàng. Tình huống này được đánh giá là không liên quan gì đến nội dung của tập phim.

Đến tập 17, phim lại tiếp tục đề cập đến ngân hàng này – Quyên không ra sân bay sớm tiễn con trai sang Pháp bởi có cuộc gặp đối tác quan trọng – cũng chính là chủ tịch của ngân hàng đó.

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Câu thoại đầy khiên cưỡng của Quyên: “Mấy ai làm được như ngân hàng của anh, mỗi khi cần vay vốn là tạo điều kiện rất thuận lợi, chứ như nhiều ngân hàng khác thủ tục lằng nhằng, phiền phức lắm”, khiến khán giả theo dõi rất khó chịu.

Nữ chính sau 20 năm diễn xuất gượng gạo

Trong số 4 nhân vật chính sau 20 năm, Quyên (Thanh Mai) đang là diễn viên nhận nhiều ý kiến trái chiều nhất về diễn xuất cũng như tạo hình nhân vật.

Quyên hiện tại đã là một người phụ nữ thành đạt, cô là quản lý tại một tập đoàn có tiếng của Thủ đô. Trong công việc, Quyên tỏ ra là một người thông minh, tài giỏi, khôn khéo, nhưng trong gia đình Quyên lại rất ích kỷ, cố chấp, lúc nào cũng muốn chồng và con trai phải làm theo ý mình.

Trong khi cuộc hôn nhân giữa cô và Quang rất buồn tẻ thì việc gặp lại người yêu cũ (Hùng) đã khiến cô băn khoăn và xao xuyến, bởi tình yêu ngày xưa quá sâu đậm. Đặc biệt là khi Hùng cũng có tình cảm và mong muốn nối lại tình cũ.

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Loạt sạn không đáng có trong ‘Tình khúc bạch dương’

Được đánh giá là nhân vật có nhiều đất diễn, song, diễn xuất của Thanh Mai lại không hoàn toàn thuyết phục người xem. Biểu cảm của cô bị nhận xét là một màu và rất cứng. Dường như Thanh Mai tập trung quá nhiều vào váy áo, trang điểm mà quên mất thứ quan trọng nhất là diễn xuất.

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Thanh Mai trang điểm quá đậm, khiến gương mặt thiếu đi sự tự nhiên.
Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Hình ảnh Quyên lúc nửa đêm, trước khi đi ngủ, vẫn make up và váy áo chỉn chu.

Các chi tiết thiếu logic khác

Một chi tiết vô lý khác trong Tình khúc bạch dương là khi bố con Đoàn (Công Lý) tổ chức sinh nhật cho vợ đang làm việc tại Nga. Ai cũng biết hoàn cảnh nhà Đoàn khó khăn như thế nào, vậy mà, bố con anh vẫn tổ chức được một bữa tiệc sinh nhật “tư sản” với bánh kem và nến – các mặt hàng cực kỳ xa xỉ vào những năm 80-90.

Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Hai bố con gây bất ngờ bởi hát ca khúc “Chúc mừng sinh nhật” bằng tiếng Nga.
Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Ở một chi tiết khác, Quyên đang đeo đồng hồ trên tay. (Ảnh: Soha)
Loạt sạn không đáng có trong 'Tình khúc bạch dương'
Ngay sau đó, chiếc đồng hồ bỗng “không cánh mà bay”. (Ảnh: Soha)

Có lẽ, nếu không có loạt sạn này thì Tình khúc bạch dương sẽ tròn trịa và hấp dẫn hơn nữa. Tuy nhiên, với sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi cùng diễn biến chuyện tình nhiều rắc rối của 4 nhân vật chính, nhất là khi các con của họ cũng đang yêu nhau, phim vẫn có lượng khán giả đông đảo dõi theo.

Phim đang phát sóng vào lúc 20h45 trên kênh VTV1 các ngày thứ Tư, Năm hàng tuần.

Mai Huệ