Công việc của giáo viên bận rộn phức tạp, có thể nói là khó nhọc vất vả. Cuộc sống căng thẳng tích lũy trường kỳ đã dẫn tới rất nhiều giáo viên ăn uống không quy luật giờ giấc, dinh dưỡng không cân bằng, từ đó dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến ăn uống.
Để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân và tiếp tục hoàn thành tốt công việc của bản thân, giáo viên nên chú ý tới những tói quen xấu và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
1. Bữa tối ăn nhiều
Đối với nhiều giáo viên mà nói, bữa tối mới là bữa ăn chính trong suốt cả ngày của họ. Các giáo viên thường là bữa sáng phải nhìn vào đồng hồ, bữa trưa phải liệu công việc, chỉ có đến tối mới có thể thực sự thư thả ngồi ổn định trước bàn ăn, ăn 1 bữa lớn một cách trọn vẹn, ngon lành. Cách làm này đối với sức khỏe cực kỳ bất lợi. Nghiên cứu cho thấy những người ăn sáng, ăn trưa tạm, bữa tối lại ăn quá giàu dinh dưỡng, theo thời gian cực dễ gây béo phì.
Lời khuyên: Các quy tắc ăn uống khoa học nên là:
Thứ nhất, bữa tối nên ăn chay. Bữa tối nên dựa trên thực phẩm giàu carbohydrate là chủ yếu. Cố gắng giảm thiểu lượng thực phẩm giàu chất đạm và chất béo nạp vào.
Thứ hai, bữa ăn tối nên ăn ít hơn, nói chung yêu cầu lượng calo cung cấp bởi bữa tối không vượt quá một phần ba tổng lượng calo trong cả ngày.
2. Uống cà phê
Rất nhiều giáo viên đều quen dùng phương thức uống 1 ly cà phê để tỉnh táo tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê quá mức có thể sinh ra rất nhiều ảnh hưởng bất lợi, như giảm thấp cơ hội thụ thai, dễ mắc bệnh tim mạch… Ngoài ra các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng một người uống từ 5 ly trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp hai lần so với người không uống cà phê, và thời gian nghiện cà phê càng dài, lượng uống càng nhiều, khả năng mắc bệnh tim mạch là càng lớn.
Lời khuyên: Ngay cả khi bạn đang rất mệt mỏi và không có tinh thần, giáo viên cũng không thể dựa vào cà phê để làm tỉnh táo đầu não. Điều đầu tiên bạn nên làm lúc này là buông bỏ công việc của bạn và nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời bạn cũng nên chú ý ra ngoài trời rèn luyện thân thể một chút.
3. Hút thuốc sau bữa ăn
Có người nói: 1 điếu thuốc sau ăn, còn hơn thần tiên sống. Nhưng ít ai biết rằng thời điểm đó hút thuốc thì lượng ngộ độc thường thường lớn hơn hút 10 điếu lúc bình thường. Nguyên nhân do sau khi ăn, nhu động ruột dạ dày tăng, huyết dịch tuần hoàn cũng gia tăng với vận tốc lớn, lúc đó khả năng hấp thu khói của cơ thể cũng vào trạng thái tốt nhất, do đó chất độc trong khói so với bình thường càng dễ tiến nhập vào cơ thể.
Lời khuyên: Là một giáo viên, bỏ thuốc lá, đối với bản thân có lợi cho sức khỏe của chính mình, đối với người khác, bỏ thuốc lá vừa có thể ngăn chặn người khác bị tổn hại bởi “hút thuốc thụ động” và cũng là làm gương tốt cho học sinh sinh viên.
4. Không ăn sáng
Không ăn sáng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng dạ dày và ruột, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, khiến người ta không thể làm việc năng động, và thậm chí dẫn đến lão hóa sớm. Các nhà nghiên cứu Đức trong cuộc khảo sát theo dõi dài hạn đối với hơn 7.000 người thấy rằng những người không ăn sáng chiếm 40%, tuổi thọ của họ so với 60% số người còn lại bình quân giảm 2,5 năm. Một nghiên cứu khác ở Đức cho người cao tuổi từ 80 đến 90 tuổi phát hiện ra rằng một trong những điểm chung của những người già sống lâu này là có một bữa sáng thịnh soạn mỗi ngày.
Lời khuyên: Thức ăn bữa sáng nên cố gắng chế biến ngon miệng, khai vị, tăng cường cảm giác thèm ăn, đồng thời nên đảm bảo đầy đủ về số lượng và tương đối tốt về chất lượng. Cần biết rằng các thực phẩm khác nhau thời gian lưu lại trong dạ dày dài ngắn khác nhau, dẫn tới phản ứng đường huyết cũng khác nhau. Do đó, cảnh báo các giáo viên trong việc chọn lựa thực phẩm cho bữa sáng nhất định cần chú ý đặc loãng kết hợp, rau thịt đan xen.
5. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày và ruột, điều này sẽ dẫn đến béo phì theo thời gian. Cuộc khảo sát cho thấy rằng nhiều bữa trưa của giáo viên đã được giải quyết nhanh chóng tại văn phòng. Tốc độ ăn quá nhanh, và thức ăn không được nhai kỹ, điều này không có lợi cho việc tiêu hóa sơ bộ thức ăn ban đầu trong miệng bằng amylase nước bọt, do đó làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Lời khuyên: Giáo viên khi ăn cơm nên cố gắng càng chậm càng tốt, ngay cả khi công việc rất bận rộn, cũng không nên hy sinh thời gian ăn cơm của mình. Hãy nhận biết rằng một cơ thể khỏe mạnh mới là vốn liếng (cơ sở tốt) cho công việc.
(Theo jingyan.baidu)
Liên Hoa