U não là một trong những căn bệnh về hệ thần kinh nguy hiểm nhất ở trẻ em. U não có khả năng tiến triển thành ung thư, nguy cơ gây tử vong rất cao, tuy nhiên các biểu hiện ban đầu có thể dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác.
U não là sự phát triển bất thường của một loại tế bào thần kinh và đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở trẻ em. Đây là sự tân tạo bất thường 1 loại tế bào thần kinh, tế bào hình sao, tế bào ít đuôi gai, nguyên tuỷ bào thần kinh.
Bệnh thường xảy ra do u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Về mặt dịch tễ học, u màng não ở trẻ hiếm xảy ra, đa số u khu trú ở hố sau tới 70%. Bạch cầu có thể di căn lên não nhất là màng não.
U não có tỷ lệ xảy ra ở nam cao hơn ở nữ và tỷ lệ xảy ra với trẻ em cao hơn so với người lớn. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ, nhưng các cuộc khảo sát cho thấy trẻ đã qua xạ trị vào não sẽ dễ mắc bệnh hơn những trẻ khác.
Dưới đây là những biểu hiện của bệnh mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ để chăm sóc và bảo vệ con cái tốt nhất.
1. Nhức đầu
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u não ở trẻ em, nhưng đau đầu có nhiều khả năng là do vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Nhức đầu do u não càng xảy ra thường xuyên hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Nhức đầu xảy ra vào buổi sáng, đặc biệt là nếu nó làm trẻ thức giấc và tăng dần trong ngày thì đáng lo hơn những cơn đau đầu xảy ra vào cuối ngày. Cơn đau đầu thường không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Trẻ càng nhức đầu hơn khi ho hoặc hắt hơi hoặc khi cúi người xuống. Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra cùng với nhức đầu, và những cơn đau đầu càng nặng hơn sau khi nôn. Trong khi đau đầu ở trẻ em rất có thể là do những bệnh lý ít nghiêm trọng, bạn cũng không nên bỏ qua bệnh đau đầu mạn tính.
2. Co giật
Co giật cũng là triệu chứng phổ biến và thường là triệu chứng đầu tiên của u não. Co giật xảy ra ở một nửa số người bị u não. Các rối loạn co giật mà có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ nghiêm trọng như co giật mạnh cho đến rung lắc nhẹ với cử động co giật, cho đến cả khi đứa trẻ chỉ bị “mất trí” tại một thời điểm. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể đã lên cơn co giật, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
3. Thay đổi trạng thái tinh thần
Sự thay đổi về giấc ngủ của con bạn có thể đáng lo ngại đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng khác, mặc dù chắc chắn mệt mỏi còn do vô số nguyên nhân khác.
Một số cha mẹ đã dùng thuật ngữ khác để mô tả sự thay đổi này ở mức độ năng lượng của trẻ như “trơ cảm giác” thay vì mệt mỏi. Nói cách khác, ngay cả lúc bình thường một đứa trẻ có thể xuất hiện trạng thái ít tỉnh táo và giảm khả năng tập trung khi nói chuyện.
4. Suy giảm nhận thức
Khi một trẻ với khối u não có thể có dấu hiệu của sự nhầm lẫn hoặc không hiểu được những điều trẻ đã làm trước đó. Cha mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của con họ dường như đã chững lại và không đến được cột mốc phát triển mà họ mong đợi.
Điều này dễ nhận ra hơn ở trẻ đang trong độ tuổi đi học và giáo viên có thể liên hệ với phụ huynh khi họ nhận ra vấn đề này. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, ví dụ có thể là trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành yêu cầu đơn giản, ví dụ như gặp khó khăn khi xếp hình Lego. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc rất từ từ.
5. Buồn nôn và nôn mửa
Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi bị nhức đầu, và có thể nôn mửa ít. Nôn cũng có thể rất mạnh mà thường được gọi là “nôn vọt”.
6. Giảm thị lực
Khối u não thường gây triệu chứng nhìn đôi và các thay đổi thị giác khác. Trẻ có thể phàn nàn việc khó nhìn thấy hoặc đọc sách, hay đúng hơn là bạn có thể để ý rằng trẻ thường quay đầu để nhìn vào đối tượng và thường xuyên ngả đầu về phía đối tượng để nhìn được rõ hơn.
7. Thay đổi hành vi/nhân cách
Một số trẻ em có sự thay đổi tính cách, đặc biệt là trở nên dễ khó chịu. Dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng này là nó là một sự thay đổi so với trước đây. Trẻ vốn thường ít nói nay có thể hay hét to, hoặc đứa trẻ nói nhiều lại ít nói hơn. Các phản ứng có thể không nhất thiết trùng với các tình huống. Ví dụ, trẻ có thể cười về điều gì đó mà không hề buồn cười, hoặc trở nên giận dữ mà không có lý do nào cả.
8. Mất sự phối hợp/khó đi bộ
Trẻ với khối u não có thể gặp khó khăn tăng dần trong đi lại hoặc thậm chí ngồi do sự mất cảm giác cân bằng của bộ não. Trẻ có thể vấp ngã thường xuyên hơn hoặc va đập vào tường. Các hình thức phối hợp chẳng hạn như ăn uống có thể bị thay đổi, và trẻ có vẻ trở nên “vụng về” hơn. Thường thì trẻ em không nhận thấy những thay đổi này ở chính mình. Cách nói chuyện cũng có thể thay đổi với việc nói lắp hoặc nói quá chậm.
9. Thóp phồng
Ở trẻ sơ sinh, các đường nối các vùng trong não chưa đóng kín và các phần mềm tại chỗ vẫn còn hiện diện. Khi 1 khối u làm tăng áp lực nội sọ nó có thể khiến những chỗ mềm (các thóp) phình lên, và cha mẹ thậm chí còn có thể cảm nhận được phần nối giữa các phần xương sọ tách rời ra. Do sự mở rộng này, cha mẹ có thể nhận thấy rằng đầu đứa bé có vẻ to hơn bình thường.
Chi Mai
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.