Dẫn tiểu hay thông niệu đạo là một kỹ thuật quan trọng trong niệu khoa. Người đầu tiên trên thế giới dùng ống cao su tiến hành kỹ thuật dẫn tiểu là một bác sĩ người Pháp sống vào giữa thế kỷ 19. Nhưng trước đó hơn 1.000 năm, có một vị Thánh y đã vận dụng ống cọng hành dẫn tiểu thành công cho bệnh nhân.
Tôn Tư Mạc (541 – 682) là vị danh y thời Tây Ngụy thường được gọi là Dược Vương và Tôn Thiên Y. Ông người Hoa Nguyên Kinh Triệu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Bởi thường đau ốm bệnh tật từ nhỏ nên ông quyết định học nghề y lên 7 tuổi đã có thể đọc thuộc 1000 chữ mỗi ngày, khả năng ghi nhớ kỳ lạ đó của ông được mọi người thán phục và gọi là “Thánh đồng”. Tới năm 20 tuổi, ông có thể ung dung đĩnh đạc bàn luận về học thuyết của Lão Tử, Trang Tử.
Với trí tuệ uyên bác thông hiểu các kinh điển, lịch sử Trung Quốc cũng như kinh nghiệm lâm sàng và lý luận y học phong phú, uyên thâm, ông đã tổng hợp các bài thuốc từ thời Đường trở về trước và biên soạn thành hai bộ kiệt tác y học: “Thiên Kim Yếu Phương” (Phương thuốc giá trị cả ngàn lượng vàng) và “Thiên Kim Dực Phương” (Phần bổ sung của ‘Thiên Kim Yếu Phương’).
Tôn Tư Mạc tin rằng: “Mạng người là quý giá nhất, ngàn lượng vàng dẫu quý, song một phương thuốc trị bệnh cho người còn quý hơn cả ngàn lượng vàng”. Thành ngữ “Thiên Kim” có nghĩa là “ngàn lượng vàng” từ đó mà ra. Toàn bộ sách bao gồm 5.300 bài thuốc, trong đó tập hợp các phương thuốc phổ biến với nội dung rất phong phú. Tương truyền ông sống tới 141 tuổi và học đạo tu tiên nên có rất nhiều câu chuyện thú vị về ông trong những năm hành nghề.
Câu chuyện dùng ống cọng hành dẫn tiểu
Dẫn tiểu hay thông niệu đạo là một kỹ thuật quan trọng trong niệu khoa. Người đầu tiên trên thế giới dùng ống cao su tiến hành kỹ thuật dẫn tiểu là một bác sĩ người Pháp sống vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên tương truyền từ trước đó hơn 1000 năm dược vương đã biết dùng ống cọng hành dẫn tiểu thành công cho bệnh nhân.
Chuyện kể rằng một lần nọ có bệnh nhân bị bí tiểu, bụng dưới căng phồng, khó chịu, đau đớn tới không đứng được thẳng lưng, nhăn nhó tới nhờ ông thăm khám. Sau khi kiểm tra ông biết rằng chỉ cần làm bệnh nhân có thể đi tiểu được sẽ hết đau. Nhưng bài thuốc uống để thông tiểu khi đó lại không có vậy làm sao để giúp bệnh nhân thải được nước tiểu ra ngoài?
Suy nghĩ hồi lâu không tìm ra giải pháp ông cân nhắc tính toán chỉ còn một biện pháp duy nhất đó là đặt ống thông vào đường tiểu của bệnh nhân rồi tìm cách dẫn nước tiểu ra. Nhưng nghĩ tới đây lại gặp phải một vấn đề khác đó là đường dẫn tiểu nhỏ như thế dùng ống gì mới có thể thông được vào bên trong? Ông lại suy nghĩ, suy nghĩ hồi lâu rồi bỗng reo lên: “Đây rồi, có cách rồi. Cọng hành kia rất nhỏ mà ở giữa lại rỗng sao ta không thử dùng nó. Sau khi thổi không khí vào chẳng phải có thể dân nước tiểu ra hay sao?”
Nói rồi ông bèn đi tìm một cọng hành cắt hơi nhọn ở đầu rồi nhẹ nhàng và cẩn thận thông vào đường tiểu của bệnh nhân. Sau một vài lần thử nghiệm không thành cuối cùng ông cũng thông được đường dẫn tiểu. Tiếp đến ông thổi khí vào ống hành để đường dẫn tiểu mở to ra. Và kỳ lạ sau khi dừng thổi khí, nước tiểu cũng từ ống cọng hành chảy ra. Khi thải hết nước tiểu, bụng dưới của bệnh nhân cũng xẹp xuống và mọi đau đớn cũng tiêu. Ông chính là người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật dẫn niệu đầu tiên trên thế giới.
Kiên Định dịch và T/h
Còn tiếp…