Trải qua 4 ngày lênh đênh không ăn không uống trên biển, tưởng như cận kề cái chết, nhưng vị khách du lịch Singapore đã may mắn sống sót. Câu chuyện của ông chính là hồi chuông nhắc nhở chúng ta bài học về kỹ năng sinh tồn trên biển mà ai cũng nên biết.

Kỳ tích

Ngày 4/5, John Low dong thuyền ra khơi và thực hiện chuyến lặn ở Tioman, phía đông Malaysia. Chẳng may thuyền của John bị sóng lớn nhấn chìn và đưa con tàu đi xa cách bờ 500m. Sau 5 tiếng lênh đênh trên biển cùng với chiếc phao cứu hộ, ông không còn nhìn thấy đất liền.

Để buộc mình tỉnh táo, ông bắt đầu trò chuyện với chiếc phao cứu hộ và chiếc đồng hồ đeo tay, gọi chúng là “chú bé” và “người anh em”.

John trôi nổi giữa biển, không ăn không uống dưới cái nắng như thiêu như đốt vào ban ngày và lạnh run khi đêm xuống. “Tôi có thể cảm nhận lũ cá. Chúng quẫy vây, gặm cắn và thi thoảng lại cọ vào bắp chân”, ông nhớ lại nỗi sợ cánh tay hay chân trở thành mồi của cá biển.

Ông kể thêm: “Nếu bạn ngẩng đầu khỏi mặt nước sẽ bị nắng thiêu đốt. Cách duy nhất để tránh điều đó là áp mặt xuống nước. Mặt tôi vốn đã xước xát, nên khi nhúng đầu xuống nước, cảm giác như 1.000 cây kim châm”.

John Low may mắn sống sót sau khi trải qua 4 ngày kinh hoàng trên biển

Sau 40 giờ ngâm mình dưới biển, John buộc phải cởi bỏ quần áo vì lớp vải chà xát khiến ông xót, làn da cháy nắng đến mức chuyển màu nâu sẫm. Da dưới cánh tay bắt đầu dính vào phao khiến ông càng đau nhức. Khát khô và nôn mửa vì nuốt nước biển mặn, John bị ảo giác. Ông mơ hồ thấy ai đó nắm tay mình, dẫn vào một tiệm tạp hóa mua nước ngọt, thậm chí nghe thấy giọng nói thúc giục mình buông tay khỏi phao cứu sinh.

Phải tới ngày thứ 4, ông đã hoàn toàn kiệt sức và nói với Chúa rằng: “Con đã đau đớn lắm rồi, con không ngại chìm xuống nước và về nhà (thiên đường), nếu không hãy cho con trở về tổ ấm và gặp lại gia đình”. 2 tiếng saumtàu Diogo Cao đi ngang qua và cứu ông. 

Ngày 7/5, đội tìm kiếm và cứu hộ số 10 của lực lượng Không quân Singapore (RSAF) có mặt trên tàu Diogo Cao để đưa John đi cấp cứu. Ông nằm viện 2 tuần, với 6 ngày chăm sóc đặc biệt, do bị nhiễm trùng phổi, suy thận và bỏng da.

Đồng hồ và phao cứu sinh là 2 vật dụng duy nhất đồng hành cùng vị khách xấu số trong 4 ngày trên biển

Kỹ năng sinh tồn trên biển mà ai cũng nên biết

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi nhưng rủi ro, vì vậy mỗi người nên trang bị những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho mình.

Khi gặp sự cố bất ngờ khi đi trên biển, cần chú ý những điều sau:

– Lập tức phát tín hiệu (bằng bất cứ phương tiện gì) cầu cứu khẩn cấp với mã điện quốc tế SOS.

– Cố gắng làm chậm tốc độ chìm của tàu bằng cách đóng các cửa thông ra biển, các ống thông khí và thoát khí… Tận dụng hết công suất của các máy bơm nước để kéo dài thời gian chờ cứu viện.

Hãy luôn trang cho bản thân những kỹ năng sinh tồn

– Nếu là những tàu thuyền lớn, thời gian chìm khá chậm, cần thông báo cho toàn thể hành khách mang phao cứu sinh chuẩn bị rời tàu. Hạ xuồng cứu sinh xuống. Ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ và những người già yếu.

– Không nên hoảng loạn. Nếu máy tàu chưa hư hỏng, hãy cố gắng chạy về phía đất liền hay hải đảo nào gần nhất, càng gần càng tốt.

– Trong trường hợp xấu nhất phải nhảy xuống nước ngay lập tức, hãy nhảy theo chiều thẳng đứng hoặc theo hướng gió. Nếu có người đi cùng, nên tụ tập nhau để nương tựa trên biển và chờ cứu hộ tới. Khi xuống nước hãy tránh xa mạn tàu vì lúc chìm tàu sẽ tạo luồng nước xoáy và cuốn theo các vật thể gần đó.

– Hãy nhớ không được uống nước biển, vì nước biển sẽ làm cơ thể mất nước mạnh hơn.

– Nếu bạn đang trôi trong vùng nước lạnh, hãy áp sát đầu gối vào ngực và lấy tay ôm chân. Tư thế này được gọi là H.E.L.P. (Heat Escape Lessening Position), nó sẽ giúp giảm tốc độ mất nhiệt. Trong trường hợp này, bạn có thể cầm cự được 3-5 ngày trước khi hoàn toàn mất nước.

Thiên Di (Tổng hợp)

Video xem thêm:

videoinfo__video3.dkn.tv||28eda3f8e__