Cổ nhân nói rằng: “3 tuổi đã lớn, 7 tuổi đã già”. Do đó việc giáo dục từ lúc nhỏ là vô cùng quan trọng đối với con trẻ.
Hơn nữa, đối với trẻ, việc giáo dục tại gia đình còn trọng yếu hơn nữa. Bởi vì, từ khi sinh ra và lớn lên, trẻ sẽ học hỏi rất nhiều điều từ cha mẹ.
Giáo dục ở gia đình và xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Đối với cha mẹ mà nói, dù con có lớn đến bao nhiêu tuổi thì chúng vẫn là những đứa trẻ, vẫn phải lo lắng dạy bảo đủ điều. Lúc con còn nhỏ, cha mẹ lo rằng trẻ thiếu dinh dưỡng, khi con lớn hơn một chút thì lo chúng bị bắt nạt ở bên ngoài. Thế nhưng, lo lắng bao bọc quá nhiều thường khiến trẻ lớn lên thành một người vô ơn.
Do vậy, bậc cha mẹ cần dạy trẻ kiểm soát 3 điều này, nếu chúng không thành công thì không phải lỗi do cha mẹ.
Rèn cho trẻ biết kiểm soát ham muốn
Ngày nay, điều kiện sống đã tốt hơn khiến nhiều bậc cha mẹ thường nuông chiều con bằng cách đáp ứng mọi thứ mà trẻ muốn. Chỉ cần con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc thì dù có phải chi hết tiền vốn cha mẹ cũng cam lòng.
Thế nhưng, chính những suy nghĩ này lại khiến dục vọng của trẻ ngày một tăng, và cuối cùng chúng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tôi có một người bạn học, phải mất 12 giờ đau đớn cô bạn mới sinh thành công cậu con trai. Do vậy, cả hai vợ chồng người bạn này đều rất mực yêu thương và nuông chiều con. Khi ở nhà, cậu bé được chiều như một ông vua nhỏ.
Năm 8 tuổi, đứa trẻ này nói thích Taekwondo và khăng khăng đòi đăng ký học. Lúc đó, cặp vợ chồng này cảm thấy vui vì con đã tìm được niềm đam mê và đưa con đi đăng ký học ngay.
Thế nhưng niềm vui chẳng được mấy ngày. Sau một tuần tập luyện, cha mẹ thấy con trai không đi tập luyện nữa với lý do là đau lưng, đau tay, các chỗ trên thân đều sưng. Nhìn thấy nét mặt con buồn bã, cha mẹ lại ngậm ngùi thuận theo ý muốn của con.
Mấy ngày sau, cậu bé thấy các bạn bạn nhảy điệu nhảy đường phố vui nhộn nên đã năn nỉ muốn theo học, nhưng cậu tập luyện quá mạnh mẽ khiến tay bị gãy. Sau vài tháng nghỉ ngơi, đáng lẽ đứa trẻ phải tiếp tục tập luyện nhưng cậu chỉ đứng ngoài quan sát.
Trong một thời gian ngắn, những đứa trẻ khác đã tìm được điểm mạnh riêng và luyện thành kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, cậu bé này vẫn còn đang chọn chọn lựa lựa.
Sở thích của cậu luôn thay đổi, thiếu kiên nhẫn và không có cá tính. Điều này khiến cho cha mẹ không thể quản lý và trẻ không thể phát triển thành người ưu tú.
Có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Những đứa trẻ cảm thấy quá dễ dàng để có mọi thứ thì chúng sẽ không biết trân quý. Ngược lại, khi chúng nếm trải khó khăn để đạt được một điều gì đó thì chúng sẽ biết nâng niu thành quả gặt hái được.
Dạy trẻ kiểm soát lời nói của bản thân
Nhiều bậc cha mẹ cũng từng cảm thấy buồn phiền vì nói con không nghe lời. Đây là đoạn hội thoại giữa hai mẹ con khiến nhiều người suy ngẫm:
“Mẹ, con muốn về nhà và xem TV”.
“Đợi một chút, mẹ đang có chuyện cần nói với chú Trương”.
“Không, con muốn về ngay bây giờ vì chương trình tivi đã bắt đầu rồi”.
“Sao con lại nhiễu thế? Con có thể im lặng một chút không?”
“Mẹ, con muốn về nhà và xem TV”.
“Đợi một chút nào, mẹ có chuyện muốn nói với chú Trương”.
“Không, con muốn về ngay bây giờ vì chương trình tivi đã bắt đầu rồi”.
“Sao con phiền thế? Con có thể im lặng một chút không?”
…
Điều đặc biệt là lúc cha mẹ đang nói chuyện quan trọng với người lớn thì đứa trẻ luôn chen ngang ngắt lời và tỏ ra thiếu lễ phép. Điều này khiến cho bầu không khí nói chuyện không được thoải mái nữa.
Khi đang trong lớp học, nhiều đứa trẻ không muốn im lặng lắng nghe giảng bài mà lại nói chuyện riêng trong giờ. Chỉ trong vài phút, cả lớp đều bị cuộc nói chuyện của đứa trẻ này thu hút và chúng không còn tập trung học được nữa. Kỳ thực, giáo viên không bao giờ thích đứa trẻ phá tan bầu không khí lớp học, cho dù đó là em học sinh giỏi nhất lớp.
Khi đã dưỡng thành thói quen xấu, nó sẽ theo đứa trẻ cho đến khi trưởng thành. Nếu không thay đổi, nó sẽ tác động không tốt đến công việc của trong tương lai của chúng. Không một giám đốc công ty nào thích nhân viên của mình cắt ngang cuộc nói chuyện và không hiểu về đạo lý tôn trọng người khác.
Rèn cho trẻ không lười biếng
Một người muốn đạt được thành công thì phải trải qua nhiều phen nỗ lực, cố gắng học hành chăm chỉ. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, nhiều trẻ em lại lười biếng, chỉ thích ăn chơi, kết quả của tính xấu này thực vô cùng đáng sợ.
Một lần, dì tôi bất ngờ gọi điện nói rằng dì đang đi du lịch và nhờ tôi tới giúp làm cơm cho cháu trai đang ở nhà. Dì lấy lý do rằng ăn đồ ở ngoài không tốt cho sức khỏe. Vì nghĩ việc này không quá khó nên tôi đã nhận lời.
Sau khi nghe điện thoại, tôi vội đến nhà dì. Vừa bước vào cửa, tôi liền nhìn thấy bít tất ném khắp nhà, hộp đồ ăn bốc mùi và một lớp bụi trên đất.
Dì đi chơi mới được 2 ngày nhưng nhà cửa đã trông rất bề bộn. Con trai dì không buồn dọn dẹp, rèm không kéo lên. Dưới ánh đèn mờ, cậu đang chơi điện tử trong chăn.
Thấy vậy, tôi mới hỏi rằng sao không mở rèm cửa cho sáng mà chơi game? Cậu trả lời rằng vì lười không muốn động tay!
Điều kiện sống của trẻ em ngày nay khá hơn rất nhiều so với trước đây, đi học còn được cha mẹ đón đưa. Ngay cả sách vở, quần áo chăn màn đều có người gấp cho miễn là trẻ lên tiếng. Nhưng tính lười biếng có thực sự tốt đối với đứa trẻ? Chúng liệu có thể có được tương lai tươi sáng?
Do vậy, muốn con có tương lai tốt đẹp, cha mẹ cần rèn cho con không có tính lười biếng.
Cha mẹ luôn hy vọng con của mình trở thành một người ưu tú và muốn đào tạo trẻ thành người có tài năng trong tương lai. Tuy nhiên, không phải một chốc một lát có thể giáo dục trẻ thành người như mong muốn, mà cần có thời gian hoàn thành từng mục tiêu một.
Hãy để trẻ tự mình hoàn thành từng mục tiêu nhỏ, ví như giúp chúng hình thành phát triển một thói quen tốt.
Dưới đây là một số thói quen tốt có lợi cho đứa trẻ đến hết cuộc đời.
Đi ngủ sớm và dậy sớm
Giấc ngủ chất lượng cao rất cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻ. Đi ngủ sớm và dậy sớm không chỉ tốt cho sức khỏe của con bạn mà còn cho phép trẻ có được năng lượng tràn đầy suốt cả ngày.
Chăm chỉ tập thể dục
Chạy, bóng đá, bóng rổ, nhảy, thể dục dụng cụ… những hình thức tập thể dục khác nhau này không chỉ để rèn luyện cơ thể mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao. Thói quen tốt này giúp cải thiện sức khỏe và làm phong phú cuộc sống của chúng, mang lại sự tỉnh táo suốt cả ngày.
Do đó, bậc cha mẹ cần để con phát triển ít nhất một thói quen tập thể dục.
Chăm đọc những cuốn sách hay
Đọc sách và tập thể dục là những khoản đầu tư có giá trị nhất. Đọc sách giúp tâm trí rộng mở, tầm nhìn rộng, suy nghĩ sâu sắc và lâu dài. Nó giúp trẻ hiểu sự thật, biết đúng sai và trở thành một người thành công.
Hãy rèn cho trẻ dành một giờ đọc sách mỗi ngày. Điều cha mẹ cần chú ý là, một cuốn sách tốt giúp trẻ trở thành người ưu tú, đọc cuốn sách có nội dung xấu sẽ hủy đi cả đời chúng. Do đó, cha mẹ nên giúp con chọn những cuốn sách hay, có lợi cho cả thể chất và tinh thần.
Giáo dục là một hành trình lâu dài, mỗi giai đoạn trẻ lại phải đối mặt với những vấn đề khác nhau. Do vậy, cha mẹ cần chú ý đến sự thay đổi của con để kịp thời uốn nắn, giúp chúng phát triển đúng hướng.
San San
Theo NTDTV
Video xem thêm: “Phép tắc người con” (Đệ tử quy)