Upskirting là hành động bí mật chụp ảnh phía dưới quần áo của một người khi không có sự đồng ý của họ. Các lỗ hổng trong luật hình sự của Đức khiến upskirting không bị trừng phạt. Nhưng bây giờ, hai người phụ nữ đã quyết định hành động.

Khi bị kẻ xấu upskirting, thật khó để chống trả. Đưa một tên tội phạm ra công lý đòi hỏi phải phản ứng ngay tại chỗ, giành lấy điện thoại từ tay kẻ phạm tội và gọi cảnh sát. Điều này rất khó khăn, đặc biệt đối với một thiếu niên.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Úc, New Zealand và Scotland, nạn nhân của upskirting được pháp luật bảo vệ. Điều luật này cũng đã được hình sự hóa vào đầu năm nay tại Anh và xứ Wales do phần lớn đơn kiến ​​nghị trực tuyến gửi đến. Một hình phạt cho upskirting bây giờ có thể là án tù hai năm.

Seidel và Sassenberg đã lập ra một trang trực tuyến để lấy chữ ký từ cộng đồng mạng (Ảnh: DW).

Khi Sassenberg và Seidel nghe về bộ luật dành cho upskirting, họ đã thiết lập một bản kiến ​​nghị trực tuyến tương tự ở Đức. Hiện tại, số lượng chữ ký đang ở khoảng 89.000. “Chúng tôi cần sự hỗ trợ rộng rãi từ công chúng nếu chúng tôi muốn thay đổi tình hình”, hai cô nói.

Lỗ hổng trong luật pháp Đức

Bản kiến ​​nghị đã châm ngòi cho một cuộc thảo luận rộng hơn trong xã hội Đức và thu hút sự ủng hộ của giới chức pháp lý. Theo luật sư Christian Solmecke, đoạn 184i của bộ luật hình sự Đức – tập trung vào quấy rối tình dục, đây là điều là tương đối mới. Nó chỉ được giới thiệu sau vụ bạo lực đêm giao thừa năm 2016 ở Cologne, khi hàng trăm báo cáo tấn công tình dục được ghi lại trong một đêm.

Tổng hợp bốn bức ảnh cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ một người đàn ông vì đã chụp những bức ảnh bất hợp pháp ở Madrid (AFP / Cảnh sát Tây Ban Nha).

Cảnh sát ở Madrid hồi đầu tháng này đã bắt giữ một người đàn ông bị nghi chụp ảnh bất hợp pháp hơn 500 phụ nữ.

Tuy nhiên, bộ luật hình sự này chỉ có hiệu lực khi có hành vi tiếp xúc trực tiếp với một phần nhạy cảm trên thân thể người. Điều này không xảy ra trong quá trình tán tỉnh, vì vậy thủ phạm chỉ chịu trách nhiệm cho việc vi phạm quy tắc xử sự chung và bị phạt.

Năm 2014, luật sửa đổi quy định những người chụp ảnh hoặc phân phối hình ảnh các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người phải chịu trách nhiệm hình sự – nhưng là chỉ khi các hình ảnh được chụp trong không gian riêng tư, chẳng hạn như nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho các bức ảnh chụp ở không gian công cộng khác.

Solmecke đã minh họa những lỗ hổng của bộ luật hình sự trong khi nói chuyện với Stern TV của Đức, nêu bật trường hợp của một thị trưởng ở một thị trấn nhỏ của Bavaria. Ông ta đã chụp ảnh váy của phụ nữ khi đi thang cuốn, hơn một trăm hình ảnh như vậy đã được cảnh sát tìm thấy. Khi đó, ông ta chỉ phải nộp phạt phạt 750 ơ-rô (khoảng 830 đô-la) vì tội quấy rối công chúng.

Upskirting ‘không liên quan đến quốc tịch’

Sassenberg và Seidel muốn đảm bảo những kẻ phạm tội bị trừng phạt nghiêm khắc hơn. “Chúng tôi nhận được rất nhiều thư từ những người phụ nữ khác nhau, những người ủng hộ những gì chúng tôi đang làm”, Sassenberg nói. “Rất nhiều người trong số họ nói rằng sau khi phàn nàn về việc bị chụp lén, họ được bảo mặc quần dài hoặc quần jean thay vì váy ngắn”.

Bản kiến ​​nghị đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội – nhưng Sassenberg nói rằng đó không phải là điều thúc đẩy cô.

“Hoàn toàn ngược lại – tôi không bao giờ thờ ơ khi nhận được tin nhắn từ một cô bé 14 tuổi, người nói với tôi rằng cô bé đã bị chụp lén ở trường”, cô nói. “Các giáo viên chỉ khuyên học sinh của mình không mặc váy. Tôi quan tâm nhất đến các nạn nhân trong tình huống này – họ là những người không có sự hỗ trợ nào cả”.

Upskirting có nên bị xem là tội phạm hình sự?

Bản kiến ​​nghị cũng đã thu hút sự chú ý từ các chính trị gia trong đảng cực hữu Con đường khác cho nước Đức. Họ cho rằng chính những người di cư, chứ không phải người châu Âu, là kẻ gây ra tội ác này. “Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với giả thuyết này”, Sassenberg và Seidel nhấn mạnh. Họ lưu ý rằng không có số liệu thống kê chính thức nào hỗ trợ cho những tuyên bố này và những tin nhắn mà họ nhận được không chỉ ra vấn đề phổ biến ở bất kỳ nhóm dân tộc cụ thể nào.

“Hãy nhớ rằng, cả hai người đàn ông có hành vi không đứng đắn với tôi đều là người Đức”, Seidel nói. “Người đầu tiên là một giáo viên cũ. Người thứ hai thậm chí không cố che giấu quan điểm cực hữu của mình”.

Seidel và Sassenberg cần có bao nhiêu chữ ký để hy vọng gây áp lực cho Bộ Tư pháp Đức thay đổi bộ luật hình sự? “Không có một điểm mốc cụ thể nào khiến các chính trị gia và quan chức bắt đầu chú ý”, hai cô nói. “Nhưng 100.000 sẽ đủ để giúp chúng tôi bắt đầu gõ cửa những người có thể bảo vệ các nạn nhân của upskirting. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu – cho đến khi chúng tôi giành chiến thắng”.

Bạn đang đọc bài viết: “Chụp lén phía dưới quần áo người khác có là tội phạm hình sự? – Cuộc đấu tranh của 2 phụ nữ Đức” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||7c7940814__