Hàng năm, Trái đất mất khoảng 18 triệu mẫu rừng, tương đương với kích thước của Panama. Những thay đổi đáng kể như vậy về môi trường không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn làm vô số loài động vật phải rời khỏi ngôi nhà quen thuộc của chúng để tìm đến nơi khác ở. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiệm vụ chung của chúng ta ngày nay là ngăn chặn sự hủy diệt hành tinh của mình bằng mọi cách có thể.
Một cặp vợ chồng người Brazil, Sebastião và Lélia Salgado, đã chứng minh rằng bất kỳ ai cũng có thể tạo ảnh hưởng và thay đổi tệ nạn phá rừng. Và đây chính là cách mà cặp vợ chồng tận tụy này đã xoay sở để biến một vùng quang cảnh khô cằn thành thiên đường hoang dã.
Tất cả bắt đầu với một giấc mơ đơn giản về một cuộc sống bình yên.
Trở lại năm 1994, phóng viên ảnh người Brazil, Sebastião Salgado trở về nhà từ Đông Phi, nơi anh đã ghi lại sự kinh hoàng của nạn diệt chủng Rwanda. Sau trải nghiệm đau thương này, anh muốn tìm kiếm sự bình yên trong khu rừng xanh tươi của vùng đất quê hương mình ở khu vực Minas Gerais của Brazil.
Tuy nhiên, những gì anh thấy ở đó thậm chí còn tàn khốc hơn – trong vài năm, một khu rừng giàu có đã bị tàn phá nghiêm trọng và biến thành một vùng đất điêu tàn với những dòng sông khô cạn và không có bất kỳ dấu vết nào của động vật hoang dã. Đất chỉ được che phủ 0,5% bởi cây trồng.
Lúc này, vợ ông Lélima đã đưa ra một ý tưởng gần như bất khả thi: khôi phục lại khu rừng. Cô tin rằng nếu hai người cố gắng thì khu rừng của họ có thể được khôi phục trở lại vẻ huy hoàng trước đây. Cuối cùng, họ quyết định trồng lại toàn bộ khu rừng, và một sự chuyển đổi kỳ diệu đã diễn ra.
Ước mơ trồng rừng đã được chia sẻ với những người khác.
Salgado đã gieo hạt giống đầu tiên của mình vào năm 1998, nhưng rõ ràng chỉ có 2 người thì không đủ sức để khôi phục lại khu đất rừng cằn cỗi 1.754 mẫu. Cuối cùng họ quyết định thuê thêm 24 người và cùng nhau làm việc cả ngày lẫn đêm, nhổ cỏ dại xâm lấn, trồng cây con mới và tưới cây.
Đồng thời, Sebastião bắt đầu xây dựng một mạng lưới các tình nguyện viên và các đối tác nhiệt tình, những người có thể tài trợ và duy trì dự án lớn này. Để thu hút sự chú ý đến mục tiêu của mình, cặp vợ chồng đã thành lập một tổ chức về môi trường, đó là Viện Terra.
Mục tiêu chính của Viện Terra là khôi phục hệ sinh thái trong khu vực bằng cách gây giống cây rừng Đại Tây Dương. Viện cũng tổ chức được một chiến dịch giáo dục với mong muốn tích cực trong đó thành phần tham gia gồm có học sinh, giáo viên, nông dân và các giới chức địa phương. Để tăng cường nhận thức về vấn đề khôi phục và bảo vệ rừng, viện còn cung cấp lời khuyên cho nông dân, công nhân và những người khác làm việc trong khu vực rừng.
Mặc dù khu vực này đã bị tàn phá nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ, nỗ lực làm việc vất vả của tổ chức đã được đền đáp – cây nhiệt đới, có nguồn gốc bản địa, đã nhanh chóng phát triển. Ngày nay, nó đã được tái sinh hoàn toàn và trở thành một khu rừng tươi tốt.
Kết quả thu được thực sự ấn tượng.
Kể từ năm 1998, cặp vợ chồng này đã trồng được hơn 4 triệu cây con bao gồm 293 loài cây và cải tạo 1.502 mẫu rừng nhiệt đới. Từng là một vùng đất cằn cỗi, khu vực này đã được phục hồi trở lại tình trạng ban đầu của nó, như một thiên đường nhiệt đới.
Nhờ có khu rừng mới, toàn bộ hệ sinh thái đã được khôi phục. Việc trồng lại rừng này đã đưa đến mưa thuận gió hòa và các con lạch đầy nước.
Hệ sinh thái lành mạnh của khu rừng mới không những chỉ khôi phục cảnh quan địa phương – mà còn kích thích các động vật hoang dã quay trở lại khu vực.
Sự trở lại của động vật hoang dã là khía cạnh tích cực quan trọng nhất của một khu rừng mới. Hơn 172 loài chim, 33 loại động vật có vú và 15 loài lưỡng cư và bò sát đã trở về, trong số đó có nhiều loài đang bị đe dọa.
Quyết tâm của Salgado đã chứng minh rằng những thành tựu lớn nhất có thể đạt được bằng những những bước đi nhỏ nhất và bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể đóng góp vào việc bảo vệ hành tinh của chúng ta theo cách riêng của mình.