Hôm qua em đi chùa Hương

Hoa cỏ còn mờ hơi sương

Cùng thầy me dậy sớm

Em vấn đầu soi gương…

Sau khi chiêm ngưỡng những khung cảnh vừa lộng lẫy vừa trầm mặc của các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa xây dựng trong những hang động đẹp long lanh này, có lẽ bạn lại có ước muốn… bỏ lại tất cả và đi…

Trong khi đa phần các ngôi chùa Phật giáo đều được xây dựng ở bên ngoài, những ngôi chùa này lại được ngự ở những nơi chốn yên tĩnh, lắng đọng và trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp ngây ngất. Ở đây chỉ có tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc, tiếng gió vi vu cùng một tâm hồn tĩnh lặng…

Hãy chiêm ngưỡng những nơi chốn đặc biệt này để tìm ra câu hỏi đích thực của cuộc đời mình: Tôi là ai? Tôi vốn từ đâu đến? Thác rồi sẽ đi về đâu?

Động Sadan, Myannmar

Những động đá nguyên sơ như từ ngàn xưa vọng về, thế giới hiện đại bên ngoài dường như không chạm tới nơi đây:

Động Sadan, Bang Kayin, Myannmar, MYANMAR – (Ảnh: Thierry Falise/LightRocket via Getty Images)

Động Datdawtaung, Myannmar

Ánh sáng chiếu xuyên lung linh, không gian tĩnh lặng, thư thả, tách biệt hẳn chốn trần gian ồn ào, tiếng mõ nhẹ vang, dường như nghe được rõ từng hơi thở:

 Động Yathae Pyan, Myannmar

Những bước chân người lữ khách thả bộ tôn nghiêm, không gian, thời gian dường như dừng lại:

Động Ya the Byan, Bang Karen, Myannmar. (Ảnh: Thierry Falise/LightRocket via Getty Images)

Động Pindaya, Myannmar 

Thân Phật vàng kim, gợi nhớ thế giới Phật quốc huy hoàng:

Động Wat Tham Erawan, Thái Lan

Màu xanh của bầu trời dường như cũng trở nên thánh thiện hơn:

 Động Khao Luang, Thái Lan 

Luồng ánh sáng chiếu xuống rực rỡ, như từ chốn thiên đường:

Động Yungang, Trung Quốc

Tượng Phật trong sơn động vẫn uy nghiêm trầm mặc qua thời gian:

Động Phraya Nakon, Thái Lan

Ở nơi đây cây cỏ dường như cũng hiền hòa hơn:

 Động Batu, Malaysia

Núi đá như ôm trọn một niềm kính ngưỡng thiêng liêng:

Động Batu, Selangor, Malaysia

 Động Batu, Malaysia

Con người về gần với thiên nhiên, có lẽ cũng là về gần với chân ngã của mình nhất, về gần với Thần Phật nhất:

 Động Hpa-An, Myannmar

Dù người đời đôi khi chỉ coi chốn đây là chốn tham quan, thắng cảnh, nhưng với những ai có tín ngưỡng, thì họ hiểu được chiều sâu của nơi này…

Động ở Hpa-An, Bang Kayin, Burma

 Động Batu, Malaysia

Màu xanh biếc của cây cỏ, màu nâu trầm mặc của núi đá, tất cả đều hòa quyện trong chốn tâm linh một niềm kính ngưỡng:

 Động Hương Tích, Việt Nam

Cửa hang động tràn trề ánh sáng bao dung, khi vắng khách thập phương, nơi đây mới trở về đúng nghĩa chốn chùa chiền thanh tịnh.

Hương Tích là một động đẹp, được ví như rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Tháng ba năm Canh Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là “Nam Thiên đệ nhất động” tức động đẹp nhất trời Nam. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,…

 Động Hương Tích, Việt Nam

Những động đá có lịch sử ngàn xưa, thường là chốn tu hành, gắn với “đường lên trời” và “lối xuống âm phủ”. Đường lên trời là một sườn đá dốc càng leo cang cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu dưới đất:

 Động Hương Tích, Việt Nam

Hòn thạch nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng. Sâu vào trong cổ họng rồng…. Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người xưa đã đem những thứ ấy vào đây để thưởng ngoạn, và cất giữ cho muôn đời cho con cháu.

Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật…Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh, làm cho lòng hang ẩm mát như được mưa ngoài trời:
Cửa chùa cách một bước chân
Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời”

Đường vào Hương Tích lượn quanh
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn
Người Niệm Phật, khách tham quan,
Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trần duyên…

Hà Phương Linh

Xem thêm: