«Thánh Kinh Khải Huyền» là dự ngôn nổi tiếng nhất, tiên tri về lịch sử nhân loại. Vào 2.000 năm trước, Thánh John bị lưu đày tới đảo Patmos, nơi ông được Thần dẫn tới thiên quốc và nhìn thấy cuốn sách với bảy phong ấn; «Khải Huyền» chính là ông đã căn cứ cảnh tượng nhìn thấy và ghi lại mà thành…
Bên cạnh Messiah, Joy to the world là tác phẩm “arranged from Handel – soạn lại từ Handel” là lời tiên tri về đấng Cứu Thế Chủ hạ thế, với những ca từ tràn ngập hạnh phúc cung nghinh Cứu Thế Chủ được vang lên mỗi mùa Giáng sinh về.
Những ca từ tràn ngập hạnh phúc ngân vang khắp mọi nơi:
Phước cho nhân loại khi Cứu Thế Chủ đến nơi đây
Hãy để trần gian nghênh đón vị Vương chủ của mình,
Hãy để mọi trái tim mở ra đón nhận sự hiện diện của Người
Bầu trời và vạn vật cùng hòa ca
Bầu trời và vạn vật cùng hòa ca
Phước cho trái đất khi Đấng Cứu rỗi trị vì
Muôn người hát ca hân hoan
Khắp nơi nơi, từ đồng bằng đến biển cả và núi đồi
Đồng hòa vận điệu mừng vui
Hòa khúc thánh ca hoan hỉ đời đời
Người đến mang theo chân lý và phước lành
Làm cho muôn dân khai trí
Từ ánh hào quang của chính nghĩa
Và sức mạnh diệu kỳ của lòng từ bi của Người
Sức mạnh diệu kỳ của lòng từ bi của Người
Sức mạnh diệu kỳ, thật diệu kỳ của lòng từ bi của Người…
Không còn những tội lỗi và đau khổ
Không còn những ai oán chốn trần gian
Người đến với phước lành tỏa rộng khắp nhân gian
Chạm đến và đánh tan đi bóng tối…
Trường ca tiên tri dành cho thời nay: Messiah của Handel
Trường ca Messiah của George Frideric Handel sáng tác năm 1741 với nội dung từ tiên tri trong Thánh Vịnh và Khải Huyền, mô tả cuộc đời của đấng Messiah (Đấng Cứu Thế Chủ), toàn bộ quá trình Ngài hóa thân thành người, chịu thống khổ để cứu độ thế nhân trong thời kỳ mạt kiếp cho tới giờ phút khải hoàn (chiến thắng trở về) huy hoàng.
Và thời mạt kiếp mà Khải Huyền nói đến, chính là ứng nghiệm vào thời nay.
Trong Messiah có khúc cung nghinh nổi tiếng nhất, đó là Halleluija, ca ngợi sự khải hoàn (sự chiến thắng trở về) của Đấng Cứu Thế Chủ (Messiah) khi ngài đã hoàn thành xong sứ mệnh cứu độ chúng sinh trong thời kỳ cuối cùng của nhân loại.
Vào giờ phút này, muôn loài hân hoan ca ngợi ngài, ca ngợi ân đức của ngài đã ban phước lành, đã cứu rỗi toàn thể chúng sinh. Đó là phần hợp xướng nổi tiếng nhất của Messiah: Halleluija
Giờ phút mong ước tới: Thế gian cung nghinh Cứu Thế Chủ
Từ lâu nay, người ta vẫn nghĩ Đấng Cứu Thế Chủ và Chúa Jesus là một, nhưng đọc kỹ lại Kinh Thánh và Khải Huyền ta sẽ thấy không phải, vì danh xưng của chúa Jesus và Cứu Thế Chủ trong Khải Huyền và Kinh Thánh là những danh xưng khác nhau.
Chúa Jesus là “Sao Mai lai láng“ (the Bright and Morning Star), tựa như ánh sáng chiếu rọi thế nhân và dẫn họ tìm đến Cứu Thế Chủ, để họ biết rằng Cứu Thế Chủ chân chính sáng như Mặt Trời sắp đến rồi.
Chúa Jesus sẽ dẫn đường để con người vào thời mạt kiếp tìm ra được đấng Cứu Thế Messiah, với danh xưng “King of kings, and Lord of lords” (Vương của các Vương, Chúa của các Chúa).
Vì sao Trường ca Messiah (Đấng cứu thế) lại trở thành tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và được biểu diễn nhiều nhất trong nền âm nhạc phương Tây?
Phần lớn nội dụng của Messiah nhắc đến những lời tiên tri trong Cựu Ước báo trước sự giáng sinh và cuộc đời của đấng Cứu Thế Chủ Messiah.
Tháng 7, 1741, Jennens viết,
“Tôi hi vọng Handel sẽ đặt hết tài năng và kỹ năng vào tác phẩm này, đây là phần sáng tác sẽ vượt trội hơn tất cả sáng tác trước đó của ông, bởi vì chủ đề này vượt trội hơn mọi chủ đề khác. Chủ đề này là Messiah – Đấng Cứu Thế Chủ trong thời mạt kiếp của nhân loại.”
Ở phần I, những nhà tiên tri thời Cựu Ước tiên báo sự giáng sinh của Đấng Messiah. Phần II thuật lại sự thương khó, sự hồi sinh của Ngài. Nhờ sự ủy thác của Ngài cho các môn đồ, thông điệp phúc âm đã được truyền đến khắp nơi trên toàn thế giới.
Phần III là Đấng Cứu Thế Chủ cứu toàn thể nhân loại, lời tiên báo về Ngày Phán Xét và sự hồi sinh của một vũ trụ mới.
Những điều kỳ diệu đã xảy ra khi Handel sáng tác tác phẩm vĩ đại này. Dường như, nghe đâu đây những giọng hát thiên thần, và trên cao kia Đấng Cứu Thế Chủ quyền uy đang tể trị.
Hết thảy chúng ta đều như những chiên con đi lạc
Những điều kỳ diệu đã xảy ra khi Handel sáng tác tác phẩm vĩ đại này. Dường như, nghe đâu đây những giọng hát thiên thần, và trên cao kia Đấng Cứu Thế Chủ quyền uy đang tể trị.
Khi Handel viết xong khúc nhạc này, một người giúp việc vào gặp ông thấy mặt ông nhòa nước mắt. Handel nói rằng: “Ta nghĩ rằng ta đã thấy các tầng trời mở ra trước mặt, và ta thấy chính Đấng Messiah ngự trên đó.”
Handel viết Trường ca Messiah trong 24 ngày. Đây là một khoảng thời gian cực ngắn cho để hoàn tất một tác phẩm vĩ đại như thế.
Toàn bộ tác phẩm dài 256 trang, gồm 53 ca khúc và các bản nhạc hòa tấu. Khi trình bày, Trường ca Messiah kéo dài gần hai tiếng rưỡi đồng hồ.
Cuối bản thảo Handel ghi “SDG” – Soli Deo Gloria, “Sự vinh hiển chỉ dành riêng cho Ngài”.
Dòng chữ này cùng tốc độ sáng tác đã củng cố niềm tin rằng Handel đã nhận lãnh sự soi dẫn đường của thiên thượng trong khi phổ nhạc cho câu chuyện dẫn ý từ Kinh Thánh, như ông thuật lại trải nghiệm của chính mình khi viết bản hợp xướng “Hallelujah”: “Tôi đã nhìn thấy thiên đàng ngay trước mắt”
Một tác phẩm tuyệt vời chưa từng có
Năm tháng sau khi hoàn thành tác phẩm, Handel trình diễn Messiah lần đầu tiên tại Dublin, Ireland (13/4/1742). Những buổi diễn tập được các phóng viên theo dõi và một tờ báo đã nhận xét như sau: “Đây là tác phẩm âm nhạc tuyệt vời chưa từng có.”
Trong một bản tường trình về cuộc tổng duyệt, tờ Dublin News-Letter miêu tả bản oratorio như là: “Vượt quá mọi sự trong Thiên nhiên từng được thể hiện trên Vương quốc này hoặc ở bất cứ nơi nào khác“.
Bởi vì số lượng khán giả quá đông, 700 người được vào nhà hát, ban tổ chức yêu cầu nam giới không đeo gươm và quý bà không mặc trang phục có đính vòng váy để tránh vướng víu. Còn lại hàng trăm người khác phải đứng bên ngoài.
Báo chí đồng thanh khen ngợi buổi trình diễn: “Cần tìm kiếm ngôn từ để diễn đạt niềm hạnh phúc tuyệt vời mà buổi biểu diễn đã cống hiến cho đông đảo khán giả say mê thưởng thức”.
Cũng như tên của một phần trong Messiah: hết thảy chúng ta đều là những chiên con đi lạc, nên từ sâu thẳm sinh mệnh, các thần dân nơi thế gian đều đang đi tìm Đấng Cứu thế của mình.
Sự vinh hiển của Đấng Cứu Thế Chủ, “Vương của vạn vương, Chúa của vạn chúa” được thể hiện cách cô đọng và súc tích trong tuyệt khúc khải hoàn “Hallelujah”
Đây là giờ phút mà Đấng Cứu Thế Chủ đã hoàn tất việc cứu độ chúng sinh của Ngài thời mạt kiếp, và cả thế gian cung nghinh và ca tụng ân đức của Ngài.
Hallelujah là một từ có gốc Do Thái, trong đó bao gồm hai thành tố: Halle nghĩa là lời ngợi khen và Jah hoặc Yah tức là tên của Thiên Chúa. Như vậy, Hallelujah tạm dịch là “lời ca tụng Thiên Chúa”.
Như một sự an bài: toàn thế gian cung nghinh Cứu Thế Chủ, mỗi khi bài hợp xướng vang lên, mọi khán giả đều đứng dậy cung nghinh
Theo lịch sử, vua George II đã đứng dậy ngay khi nốt nhạc đầu tiên của bài hợp xướng khải hoàn Hallelujah vang lên. Từ đó, nghi thức hoàng gia luôn yêu cầu các bậc quân vương phải đứng lên, và như thế mọi người có mặt cũng phải làm theo nhà vua.
Trong nghi thức nghinh tiếp hoàng gia, mọi người phải đứng dậy để bày tỏ sự tôn kính đối với bậc quân vương. Bài hợp xướng Hallelujah tôn vinh Vương của vạn Vương, Chúa của vạn Chúa, nên khi đứng lên cung nghinh, vua George II đã hiểu rằng mình cũng như tất cả thần dân của mình đều là thần dân của Vương của vạn Vương, Chúa của vạn Chúa mà thôi.
Độc giả sẽ thấy trong video dưới đây, các khán giả đều đồng loạt đứng dậy khi bản nhạc vang lên:
Phần hợp xướng “Hallelujah” với nội dung dựa trên sách Khải Huyền trong Tân Ước:
“Trên áo choàng và trên đùi Ngài, có đề danh là: VƯƠNG CỦA CÁC VƯƠNG, CHÚA CỦA CÁC CHÚA”
Trong ca khúc này, tiếng kèn, tiếng trống, hòa với những giọng ca cao vút như của những thiên thần khiến người nghe mường tượng như đang chiêm ngưỡng và tung hô sự vinh quang cao cả của Đấng Cứu Thế Chủ:
Một tác phẩm kỳ lạ: không trình diễn trong giáo đường như những bản Thánh ca thông thường
Có một sự an bài kỳ lạ cho bản nhạc này: Handel nghĩ rằng những gì về Cứu Thế Chủ trong thời mạt kiếp cần được phổ biến cho toàn nhân loại, cả những ai không theo Đạo, chưa biết Ngài.
Qua ngôn ngữ của âm nhạc, Handel muốn công chúng sành âm nhạc biết về Đấng Cứu Thế. Vì lý do đó, mặc dù vấp phải sự phản đối gay gắt rằng một tác phẩm về Chúa lẽ ra phải được biểu diễn trong nhà thờ, Handel vẫn tiếp tục cho trình diễn Messiah tại nhà hát.
Handel đã không ngã lòng vì ông biết ông viết thánh ca cho ai và vì ai.
Nếu thính giả là tín hữu thì tốt, nếu họ là người chưa tin nhận Ngài, nhưng được giới thiệu về Ngài qua âm nhạc và họ được nghe ca ngợi vinh quang của Ngài thì lại càng tốt hơn.
Điều này cũng trùng hợp với các tiên tri về phương thức cứu độ thế nhân trong thời mạt kiếp của Cứu Thế Chủ, là cứu người ngoài nhân thế, chỉ không chỉ bó hẹp trong tu viện hay giáo đường, chùa chiền.
Một trường ca hay nhất của nhân loại
Cho đến nay, đa số nhà thờ vẫn không đủ khả năng tổ chức, hoặc không đủ chỗ để trình diễn toàn vẹn một tác phẩm vĩ đại như vậy. Như ngày xưa, phần lớn các buổi trình diễn Trường ca Messiah vẫn diễn ra tại các nhạc viện hoặc nhà hát. Công chúng đến nghe có cả tín đồ hoặc người thường.
Lời Việt: Khúc Ca Hallelujah
Ngợi ca Thượng Đế – Chúa của hoàn vũ
Đấng rất oai quyền!
Hallelujah! Hallelujah!
Thế giới mai đây đều thuộc về Ngài;
Sẽ thuộc về Ngài
Thế giới mai đây sẽ thuộc Đấng Chủ,
Là Vương của vạn vương
Chúa của vạn Chúa.
Xứ sở của Ngài sẽ vững bền đến muôn năm vô cùng!
Ngài là Vương của vạn vương,
Mãi mãi muôn đời! Mãi mãi muôn đời!
Vương của vạn vương!
Còn muôn đời! Còn muôn đời!
Hallelujah! Hallelujah!
Chúa của các chúa.
Chúa của vạn Chúa, Vương của vạn vương
Ngài sẽ cai trị.
Ngài sẽ cai trị.
Ngài sẽ cai trị, Ngài trị vì,
Triều chính Ngài vững bền đến muôn năm vô cùng.
Vương triều của ngài hằng bền vững đến muôn muôn đời!
Còn muôn đời! Còn muôn đời!
Còn muôn đời! Còn muôn đời!
Hallelujah!
Mời xem tiếp phần sau: Làm thế nào Khải Huyền giúp con người nhận ra Đấng Cứu Thế Chủ trong thời nay?
Hà Phương Linh