String Quartet No. 10 in E-flat major, Op. 74 là tác phẩm tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng của Beethoven được viết vào năm 1809 và có biệt danh là bộ tứ “Harp”. Tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ giữa của Beethoven nên sự tinh tế, chiều sâu tinh thần và cách biểu hiện sự lãng mạn vô cùng mạnh mẽ cuốn hút.
Biệt danh “Harp” dùng để chỉ các phần kỹ thuật pizzicato đặc trưng trong bản gốc của chương đầu tiên, trong đó các cặp thành viên của bộ tứ thay thế ghi chú trong một arpeggio, gợi nhớ đến việc gảy đàn hạc. Giống như nhiều biệt danh cho các tác phẩm của Beethoven, điều này được tạo ra bởi nhà xuất bản.
String Quartet No. 10 in E-flat major, Op. 74 gồm 4 chương:
Chương 1: Poco adagio – Allegro
Chương 2: Adagio ma non troppo
Chương 3: Presto
Chương 4: Allegretto con variazioni
Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi nhóm tứ tấu Danish String Quartet gồm 4 nghệ sỹ:
Frederik Oland, violin I
Rune Tonsgaard Sorensen, violin II
Asbjorn Norgaard, viola
Frederik Schoyen Sjölin, cello
Tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ giữa của Beethoven nên sự tinh tế, chiều sâu tinh thần và cách biểu hiện sự lãng mạn vô cùng mạnh mẽ cuốn hút. Những chi tiết tương phản đã vượt ra mức độ thượng thừa, và chương 1 đã bộc tất cả những điều đó.
Chương 2 chơi trên nhịp chậm Adagio và bộc lộ mọi chiều sâu, mọi góc cạnh của rung cảm nội tâm người nghệ sỹ, những rung động ấy lãng mạn, vẽ lên những ước mơ cho cái đẹp, cho sự tử tế cuộc đời. Với tiếng đàn dây vô cùng ấm áp ngân nga thay cho những ngôn từ vĩ đại mà trái tim muốn nói.
Chương 3 là một sự bùng nổ rực rỡ sự mạnh mẽ nội tâm, được biểu diễn qua nhịp nhanh Presto hấp dẫn và kịch tính. Mặc dù là bản tứ tấu dành cho 4 nhạc cụ đàn dây thôi, nhưng thính giả dễ dàng cảm thấy tầm vóc tráng lệ tuyệt vời của nó, tính hùng dũng lãng mạn mà Beethoven đã viết.
Chương 4 là chương nhạc của sự tổng hòa trí tuệ và thấm đẫm sự thăng hoa của tình yêu cuộc sống. Chương nhạc mở đầu còn mang chất hóm hỉnh, hình bóng hài hước trong bút pháp của Beethoven, và nhanh chóng rơi vào sự ngọt ngào bất tận trong từng đường nét hòa tấu, trong đó bùng lên những đột biến tương phản đã trở thành thuộc tính của thẩm mỹ âm nhạc cổ điển.
Đôi nét về tác giả
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v