Phật gia giảng “lục đạo luân hồi”, ý nói rằng hết thảy sinh mệnh trong tam giới đều phải trải qua lục đạo luân hồi. Bởi vì làm việc thiện việc ác khác nhau mà được trở về những nơi khác nhau.
Lục đạo có thể chia thành ba thiện đạo và ba ác đạo. Ba thiện đạo chính là trời, Atula và người. Ba ác đạo chính là súc sinh, quỷ đói và địa ngục.
Kỳ thực, suy ngẫm một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ về cuộc đời con người thì con người sống trong cuộc đời cũng là đã có luân hồi. Con người nguyên ban đầu sinh ra, ai cũng là một đứa trẻ bé nhỏ trong sáng, thuần khiết, không một chút gian dối.
Trẻ em bao giờ cũng là không lo không sợ, đơn thuần đáng yêu. Mọi người khi nhớ về thời thơ ấu luôn là cảm thấy rất hạnh phúc, khoan khoái.
Thuận theo sự lớn dần lên của con người thì tư tưởng của người ta cũng dần trở nên phức tạp hơn, bị mê hoặc bởi xã hội nhiều hơn, tâm danh lợi nặng hơn, đồng thời còn phải đối mặt với cuộc sống phức tạp, áp lực công việc. Có người sẽ ở trong đó mà trở nên “nước chảy bèo trôi”, “gặp sao biết vậy”, “tranh danh đoạt lợi”. Nhưng cũng có người lại giữ được thiện niệm, giữ bản thân trong sạch, ước chế ham muốn, không màng danh lợi.
Đợi đến lúc con người về già, bắt đầu suy ngẫm lại cuộc đời, những gì nên trải qua thì đã trải qua, rất nhiều thứ cũng liền xem nhẹ hơn, nghĩ thoáng hơn, thông suốt hơn. Tâm cũng trở nên từ bi hơn, lòng cũng trở nên rộng lượng hơn. Đúng như Khổng Tử nói: “Tam thập nhi lập. Tứ thập nhi bất hoặc. Ngũ thập nhi tri thiên mệnh. Lục thập nhi nhĩ thuận. Thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.” Nghĩa là: 30 tuổi đứng vững, 40 tuổi không còn bị mê hoặc, 50 tuồi biết được mệnh trời, 60 tuổi thuận tai nghe tất cả mọi điều, 70 tuổi có thể làm theo lòng mong muốn mà không ra khỏi vòng phép tắc.
Người ta nói, người già thì hành vi và tính cách càng ngày sẽ lại càng giống như trẻ con. Mọi người cũng đem chứng bệnh lẫn của người già ví như sự chưa hiểu hết của con trẻ. Mọi người thường nói: “Chúng ta như thế nào lớn lên, cha mẹ liền như thế ấy mà già đi, đây chính là sự luân hồi của sinh mệnh”.
Có một loại hiện tượng kỳ lạ, người già thường rất yêu thích chơi với trẻ con. Bởi vì dường như người già cũng mang theo sự ngây thơ chất phác. Người già giáo dục trẻ nhỏ, cũng là có kinh nghiệm. Từ trong “được” và “mất” khi giáo dục trẻ, họ cũng sẽ có một bộ tiêu chuẩn của bản thân mình. Đương nhiên, người già đối với trẻ nhỏ càng là yêu thương và che chở. Dường như càng về già, con người ta càng “luân hồi” về thời thơ ấu!
Luân hồi của sinh mệnh là một loại quy luật, luân hồi của sinh mệnh cũng là sự ban ân của tạo hóa. Trong luân hồi thể hiện ra sự tốt đẹp và sự trở về của sinh mệnh. Cổ nhân nói: “Thời trẻ không cố gắng, lúc về già sẽ bi thương”. Mỗi ngày, hãy đều quý trọng hết thảy sinh mệnh trong cuộc đời, hành thiện nhiều để được trở về nơi tốt đẹp hơn!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: