Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài nếu điều trị không đúng cách dễ dẫn đến những biến chứng như trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn, nhiễm khuẩn...
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa táo bón là tình trạng trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần. Trẻ có tình trạng táo bón thường đi kèm với một số biểu hiện: phân khô cứng, có thể nhỏ (phân dê) hoặc to như phân người lớn nhưng đều rất khó đi. Khi trẻ bị táo bón, trẻ có thể bị đau bụng, đầy bụng, đôi khi lẫn máu với nhầy trong phân.
Trong các trường hợp táo bón, có đến 95% là táo bón chức năng, mà nguyên nhân chính do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng như:
- Chế độ ăn thiếu chất xơ
- Cung cấp chưa đủ nước
- Nhịn đi cầu
- Dị ứng sữa bò
- Sử dụng một số các loại thuốc
- Tiền sử gia đình
Rất nhiều các tác nhân xung quanh khiến cho trẻ bị táo bón chức năng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, táo bón chức năng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Trẻ bị táo bón kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề mẹ không ngờ đến:
Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh mà các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn, sung và xung huyết. Áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên dị thường. Khi trẻ rặn mạnh và căng thẳng khi không thể đi cầu làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô, tạo. Kết quả trẻ có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Theo Viện các bác sĩ gia đình Mỹ, bệnh trĩ nội thường không gây đau nhưng có thể chảy máu rất nhiều. Bệnh trĩ ngoài gây ra đau, ngứa và nhạy cảm cực độ.
Các vết nứt hậu môn
Táo bón kéo dài có thể tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, được gọi là các vết nứt hậu môn. Khi phân cứng và to dài va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt. Điều này khiến trẻ bị đau, ngứa và có thể có máu tươi lẫn trong phân hoặc trên đồ lót của trẻ. Trong nhiều trường hợp, các vết nứt bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (hay còn gọi là áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu điều trị triệt để táo bón
Trĩ trực tràng (sa búi trực tràng)
Chứng xuất huyết trực tràng xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của một lượng lớn phân tại trực tràng. Các cơ tại trực tràng mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị loại bỏ. Kết quả, các mô lỏng lẻo rơi ra khỏi cơ thể, nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối nhó hồng và căng bóng. Người bị trĩ trực tràng thường bị rò rỉ một lượng nhỏ chất nhầy, cảm giác thoa, ngứa, đau, thậm chí là chảy máu mỗi lần đi cầu. Đối với loại chấn thương trực tràng này đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa.
Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn
Nhiễm nấm và vi khuẩn xảy ra do sự các vết rách hậu môn tiếp xúc với phân hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng và gồ ghề làm tăng ma sát với thành hậu môn gây rách hậu môn. Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ của nhiều loại vi khuẩn vi nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi như rách thành hậu môn rất dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Để giải quyết những trường hợp này, cần thiết phải điều trị táo bón kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để điều trị
Để những biến chứng không xảy ra với trẻ, bố mẹ cần điều trị ngay cho trẻ. Kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sử dụng các chế phẩm chống táo bón rất phù hợp với táo bón chức năng trẻ nhỏ.
Cao Sơn (T/H)
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.