Tóm tắt bài viết
Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chưa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục "Câu chuyện thành ngữ" Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.
Chúng ta thường chúc nhau “Mã đáo thành công” để mong người kia có được thành công trong công việc sắp tới.
Nhưng nguồn gốc thật sự của câu nói trên là gì, các bạn cùng tìm hiểu qua 2 điển tích dưới đây nhé.
1. Truyền thuyết thứ nhất
Năm thứ hai triều đại nhà Tần (221-206 trước công nguyên), Tần Thủy Hoàng hay tin về một Hòn đá Thần có hoa văn tinh mỹ trên núi Vinh Thành. Tương truyền rằng đây là hòn đá còn sót lại khi Thần Nữ Oa vá trời và nó có thể giúp nhà vua duy trì ổn định quyền lực.
Tần Thủy Hoàng lập tức ra lệnh xây dựng một con đường đi đến chỗ Hòn đá Thần. Sau đó, ông xuất lĩnh thiên binh vạn mã hướng về Hòn đá này; đến nơi, ông cung kính lễ bái Hòn đá một lúc lâu.
Quả nhiên sau đó sự sự như ý, thiên hạ thái bình. Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, yêu cầu bá quan làm thơ ca ngợi. Lúc đó có một vị tên là ‘Từ Phúc lão tiên sinh’ đã viết:
“Vạn mã thiên quân ngự trì đạo
Thủy Hoàng bái thạch đắc thành công”
Tạm dịch:
“Ngàn vạn binh lính người ngựa dong ruổi
Thủy Hoàng lễ bái hòn đá được thành công“
Vào triều Nguyên (1279-1368 sau công nguyên), đại tác gia Quan Hán Khanh trong tác phẩm Ngũ Hầu Yến, đã dựa vào điển cố trên mà sáng tạo nên thành ngữ “Mã đáo thành công”.
2. Truyền thuyết thứ hai
Thời cổ đại, khi giao chiến, kị binh có vai trò quan trọng, quyết định thắng bại trên chiến trường. Khi kị binh đến thì chiến thắng.
Mã đáo thành công (Dịch nghĩa: Ngựa đến liền thành công) thể hiện sự quan trọng của ngựa trên chiến trường, về sau câu này để chỉ công việc thuân lợi, xuôi chèo mát mái. Mọi người thường nói: Kỳ Khai Đắc Thắc Mã Đáo Thành Công – 旗 開 得 勝 馬 到 成 功 .
Tranh mã đáo thành công lấy hình tượng 8 con ngựa. Tương truyền đây là tám con ngựa đánh xe đưa Chu Mục Vương , vua thứ năm của nhà Chu Trung Quốc, đi tuần thú khắp nơi. Tám con ngựa, từ sắc lông được đặt tên lần lượt là : Xích Ký, Ðạo Ly, Bạch Nghĩa, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu và Lục Nhĩ.
Chu Mục Vương (1001 TCN – 947TCN) hoặc (976TCN – 922 TCN) theo các nghiên cứu khác nhau là vua thứ năm của nhà Chu, ông sử dụng hiền tài làm cho nhà Chu trở nên hưng thịnh, do đó ông được coi là minh quân, tám con ngựa của ông cũng thành một điển tích nổi tiếng.
Ý nghĩa
Ngựa xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Ngựa là hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn mang tài lộc. Ngựa phi nước đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh.
Bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là Mã Đáo Thành Công thể hiện một bầy ngựa có tám con đang phi nước đại gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa bởi vì số 8 “Bát” 八 đọc theo Hán cùng một âm với chử “Phát” là phát đạt. Ngựa phi trong gió cũng có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.
Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Bình thường tám con ngựa chạy về, ý là tám con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa: “mạnh dạn dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích”. Ngày nay, tranh Mã Đáo Thành Công được vẽ thêm chi tiết khác bình thường.
Tác giả Lily Choo
Theo Epoch Times Staff
Xem thêm: