Ngày nay, có nhiều người vô Thần, họ chỉ tin vào khoa học thực chứng mà phản đối sự tồn tại của Thần Phật. Tuy nhiên, họ lại không thử nhìn lại rằng, những nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng, những người “cha đẻ của ngành khoa học hiện đại” lại là những người tuyệt đối tin vào Thần.
Hễ đàm luận đến Thần Phật hoặc Thần học, Phật Pháp, liền có người nói là truyền giảng những điều mê tín, không khoa học. Bộ phận những người này đem cái gọi là “khoa học” đối lập một cách tuyệt đối hóa với Thần học, Phật Pháp, rồi đưa ra một định nghĩa vô trách nhiệm cho bản thân và người khác, cũng từ đây phong bế bản thân mình, không muốn đi ra khỏi bức tường bao quanh để nhận thức trời đất rộng lớn hơn.
Thật ra, những nhà khoa học chân chính sẽ không tùy tiện mà đưa ra kết luận, vũ trụ quan của những khoa học gia chân chính là rộng mở, họ sẽ không dùng “những gì đã biết” có hạn của bản thân để phủ nhận “những điều chưa biết” vô hạn. Những người mang danh “khoa học” tùy tiện đưa ra kết luận, thật ra là những “nhân vật chính trị” bụng dạ khó lường.
Một sự thật không cần phải nghi ngờ là: Mãi cho đến tận bây giờ, khoa học vẫn không thể phủ nhận sự tồn tại của Thần, cũng không thể chứng thực thuyết vô Thần là chân lý tuyệt đối. Trái lại, các nhà khoa học vĩ đại của thời kỳ khoa học phát triển cường thịnh trong lịch sử, bao gồm những người như: Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Albert Einstein, v.v… đều thừa nhận bản thân mình là những tín đồ tuyệt đối tin vào Sáng Thế Chủ, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần và đang chờ đợi các nhà khoa học đi phát hiện và chứng thực…
Newton – người được tôn xưng là “cha đẻ của ngành khoa học hiện đại”, vào năm 18 tuổi khi đi vào trường đại học Cambridge đã là một giáo đồ Cơ Đốc thành kính nổi tiếng. Newton thường ghi chép lại lời cầu nguyện của ông trong sách giáo khoa và quyển nhật ký, thậm chí ông đem những tìm tòi nghiên cứu đối với khoa học và lời cầu nguyện đối với Đức Chúa hòa làm một thể. Ông thường ở trong khám phá đối với tín ngưỡng mà nghĩ đến khoa học, trong suy nghĩ tìm tòi đối với khoa học mà nghĩ đến tín ngưỡng.
Vậy nên ông Manuel, giáo sư khoa lịch sử của trường đại học New York trong quyển sách “Newton truyện” của mình đều nói, “khoa học cận đại là bắt nguồn từ mặc tưởng của Newton đối với Thượng Đế”. Newton trước sau tin chắc rằng: “Thần mới chính là chủ nhân thật sự sang tạo nên hệ Mặt Trời vô cùng tinh xảo này”.
Trên thực tế, Newton đã là một nhà khoa học vĩ đại, đồng thời lại vừa là một nhà Thần học thành kính và có kiến giải đặc biệt. Ông một đời đi trong hai điện đường lớn giữa khoa học và Thần học, vừa nghiên cứu khoa học, vừa nghiên cứu Thần học, trước sau chưa từng cảm thấy giữa hai bên có chỗ nào mâu thuẫn lẫn nhau.
Newton tin chắc rằng trong Thánh Kinh có mật mã, thế là đã dùng hết thời gian hơn nửa đời người (gần 50 năm) để chuyên tâm nghiên cứu Thánh Kinh, và đã viết ra cuốn bản thảo nghiên cứu hơn một triệu chữ, mãi đến lúc lâm chung vẫn đang cần mẫn tìm tòi nghiên cứu. Newton thậm chí cho rằng “mật mã Thánh kinh” còn quan trọng hơn cả “lực vạn vật hấp dẫn” – thành quả khoa học mà ông đã từng công bố!
Còn Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất thời cận đại được cả thế giới công nhận, lại nhìn nhận khoa học, Thần học và Phật học như thế nào? Trong một lần phỏng vấn, Einstein nói: “Có người cho rằng tôn giáo không phù hợp với khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi biết sâu sắc rằng, khoa học của hôm nay chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của một vật thể nào đó, chứ không thể phán định nó là có tồn tại hay không”.
Einstein đưa ra ví dụ thêm một bước nữa, nói rằng:
“Ví như nếu như vào mấy nghìn năm trước, chúng ta chưa thể chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, nếu như lúc đó chúng ta tùy tiện kết luận rằng hạt nhân nguyên tử không tồn tại, và hôm nay đã khám phá ra, nếu vậy không phải chúng ta đã phạm phải một sai lầm to lớn rồi hay sao?”.
Sau cuộc trò chuyện, Einstein khẳng định rằng ông tin vào “Thần”: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”. Còn khi Einstein nghiên cứu kinh Phật, càng cảm khái từ tận đáy lòng mà thốt lên rằng: “Sau này nếu như có điều gì có thể thay thế được khoa học, thì đó chính là chỉ có Phật Pháp”.
Hai nhân vật của giới khoa học nổi tiếng khắp thế giới trên, trong lĩnh vực vật lý học hiện đại mãi cho đến nay vẫn không người nào có thể thay thế được địa vị “Thần thánh” của họ. Vậy nên quan điểm và thái độ của họ đối với khoa học,Thần học và Phật Pháp, thì đối với những người theo “thuyết vô thần” hôm nay chỉ tin vào cái gọi là “khoa học” kia mà nói, đây chẳng phải là khải thị tốt nhất và uy tín nhất hay sao?
Sự thật cũng đã chứng minh, rất nhiều nhà khoa học có thành tựu trước nay không hề che giấu bản thân là người tin vào Thần, và cũng không bởi bản thân vừa là nhà khoa học vừa là người tin vào Thần mà lại cảm thấy có gì đó không ổn.
Theo thống kê trong một cuốn sách có tên “Những thiên tài trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật” xuất bản năm 1977 của tiến sĩ Harriet Zuckerman, giảng viên của trường đại học Columbia: Từ năm 1901 sau khi thành lập giải Nobel đến nay, trong số 286 nhà khoa học giành được giải Nobel trong lĩnh vực này, có 92% người đoạt giải là tin vào Thần (73% người đoạt giải trong đó là tín đồ Cơ Đốc giáo; 19% là tín đồ Do Thái giáo).
Lại dựa theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần 3 thế kỷ trở lại đây, trong số 300 nhà khoa học kiệt xuất trên khắp thế giới, có 242 người xác định rõ bản thân là tin vào Thần, còn những người không tin vào Thần thì chỉ có 20 người. Thậm chí 10 nhà khoa học nổi tiếng nhất trên thế giới, trong đó bao gồm: bậc thầy phát minh Thomas Edison, nhà sáng lập vi trùng học Louis Pasteur, nhà phát thuyết bị truyền tin vô tuyến Guglielmo Marconi, Samuel Morse – người phát minh ra tín hiệu Morse, Erwin Schrödinger – người đặt nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử, cho đến hai là khoa học nổi tiếng thế giới là Isaac Newton và Albert Einstein mà mọi người đều quen thuộc, toàn bộ đều là những người tin vào Thần.
Từ những căn cứ và con số ở trên có thể thấy được rằng, những nhân vật đại biểu kiệt xuất mở đường cho trào lưu khoa học hiện đại, cho đến rất nhiều khoa học gia nổi tiếng khác, tuyệt đại đa số đều là những người có tín ngưỡng vào tôn giáo. Từ đây cũng đã chứng minh được nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng đối với Thần, giữa hai điều này vốn không có gì mâu thuẫn với nhau, và tín ngưỡng đối với Thần không phải là là “mê tín”.
Còn điều khiến người ta không thể hiểu nổi và lại cảm thấy tức cười hơn cả là ở đất nước Trung Quốc, nơi mà “Thuyết vô Thần” được tuyên dương, ở khắp các ngõ ngách trên cả nước đều là khẩu hiệu quảng cáo đánh trống reo hò cho cái gọi là “sùng bái khoa học, phản đối mê tín”; suốt mấy chục năm nay chính quyền Trung Quốc luôn gắng sức nhồi nhét, tuyên dương khoa học “vô Thần luận”.
Vậy mà một quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 1,4 tỷ người dân như vậy mãi cho đến tận hôm nay vẫn vỏn vẹn có một người giành được giải Nobel trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật này.
Những sự thật không thể bác bỏ này, lẽ nào còn không đủ để cho những người đã quên mất văn hóa truyền thống của tổ tiên mình, và một mực theo đuổi cái gọi là “tôn sùng khoa học” phải suy nghĩ và phản tỉnh sâu sắc hay sao?
Lịch sử cũng đã chứng minh, khoa học vốn không phải là vạn năng. Sự không hoàn thiện và tính giới hạn của bản thân khoa học mang đến những nguy cơ nghiêm trọng cho con người ngày nay. Điều này đã khiến cho rất nhiều nhà khoa học nhìn xa trông rộng và những người hiểu biết lo lắng không yên, đồng thời rõ ràng ý thức được rằng:
Khoa học vốn không thể đem đến một tương lai tốt đẹp cho nhân loại; khoa học chỉ là một trong những con đường và biện pháp mà con người tìm kiếm chân tướng của vũ trụ, tìm kiếm phát hiện chân lý mà thôi, chứ không phải là tất cả; càng không phải là bản thân chân lý, nó vốn không thể đại biểu cho chân lý được.
Khoa học trong quá trình phát triển cũng đã không ngừng kiểm chứng, chỉnh lại những sai sót và thành kiến trước đây. Tuy nhiên sự phá hủy về thể hệ đạo đức và môi trường sinh thái mà nó mang đến cho nhân loại hôm nay, lại là điều mà bản thân khoa học căn bản không thể kiểm soát và giải quyết được. Bởi vậy cũng càng hiện lộ ra những chỗ thiếu sót mà bản thân khoa học cố hữu.
Đối diện với hậu quả nghiêm trọng mà khoa học mang đến, đã đủ để khiến cho nhiều nhà khoa học hiện nay và người đời dần dần thức tỉnh và ý thức được rằng: Cần phải giải quyết nguy cơ mà con người ngày nay đang phải đối mặt từ căn bản. Lối thoát duy nhất là, chỉ có gây dựng lại tín ngưỡng đạo đức của con người. Và chìa khóa mở ra cánh cửa hy vọng tương lai của nhân loại là ở đâu đây?
Ngày nay, chẳng phải có rất nhiều nhà khoa học nhìn xa trông rộng đã chỉ ra rằng phát triển khoa học trong tương lai của nhân loại chính là Thần học sao? Và những nhà khoa học vĩ đại như Newton, Einstein chẳng phải từ sớm đã nhận thức được rằng: Thần học, Phật học mới là “khoa học” siêu thường chân chính hay sao? Đây là điều tất cả chúng ta cũng phải suy nghĩ.
Bài viết: Theo Tinhhoa
Ảnh bìa: Adobe Stock/Wikipedia Commons/Đại Kỷ Nguyên minh hoạ
Thiết kế: Tự Minh