tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Mùa sen đi qua để lại trong lòng người biết bao lưu luyến. Hương sen còn đọng trong tâm những người yêu thích sự thanh cao, tĩnh lặng. Sắc màu hồng hay trắng vẫn còn vương nơi những tâm hồn yêu hoa. Tuy nhiên, người Hà Ntra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noii với tâm hồn thi thú của mình không biết vô tình hay hữu ý đã tìm thấy được cách níu hương sen, cất nét thanh khiết ấy trong những búp trà, để thưởng thức cả trong những mùa không sen.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Nếu là một người yêu trà, yêu sen, hẳn bạn sẽ biết trà ướp sen có hai loại chính: Một là sen trà ướp xổi, một nữa là trà ướp gạo sen, hay còn được gọi là trà sen ướp kỹ. Mỗi loại lại cho người thưởng trà những trải nghiệm khác nhau.

Mùa không sen, được uống một hớp trà sen, tuy nóng hổi mà vẫn đượm thứ hương thuần khiết là điều ai yêu trà, yêu sen cũng mong một lần được thưởng thức. Tuy nhiên, trà sen xổi dễ làm, dễ được thưởng thức bao nhiêu, thì trà ướp gạo sen lại cầu kỳ mà đắt đỏ bấy nhiêu. Nhắc đến giá của một cân trà ướp gạo sen mà nhiều người phải giật mình, cả gần chục triệu một cân trà. Có lẽ chỉ nhà nào giàu sang mới có đủ tiền mà thưởng trà sen.

Nhưng liệu người Hà Nội có “chơi sang” đến thế khi mùa sen nào cũng phải ướp trà, có “cầu kỳ, kiểu cách” đến vậy khi mùa sen nào cũng phải tìm mua cho nhà mình đôi ba lạng trà sen? Nếu nghe Sen và Trà kể chuyện Hồ Tây có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao người Hà Nội “phức tạp” và kỳ công đến vậy cho một thú vui.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi
tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Trà ướp gạo sen của người Hà Nội nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất là trà được ướp bởi các nhà trà ở làng Quảng Bá, ven Hồ Tây. Ngôi làng nhỏ năm giữa thành phố ngàn năm tuổi này thường được nhuộm hồng sắc sen và ướp đượm mùi hương mỗi độ hè về. Trong làng, ướp sen đã trở thành cái nghề, nuôi sống không chỉ thân mà cả tâm của những con người may mắn, đã nhiều đời nương tựa nơi Hồ Tây rộng lớn này.

Duyên của Sen và Trà đã đưa chúng tôi đến với một nhà làm trà sen của Quảng Bá, để được nhìn ngắm những công đoạn đầu tiên làm nên trà ướp gạo sen, và cũng là để nghe câu chuyện, những tâm tư của người làm nghề với Trà và Sen. Theo câu chuyện với những người làm trà vui vẻ ấy, chúng tôi đã có cơ hội hiểu thêm về những gì ẩn đằng sau những con số lớn mà mọi người truyền nhau bấy lâu. Trà sen có giá gần chục triệu, để có một cân trà cần đến cả nghìn bông sen.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Bác Oanh, cùng các chị em của mình đón chúng tôi trong một buổi sáng cuối hạ, sau buổi luyện công bên hồ. Bác dẫn chúng tôi về nhà, cũng chính là nơi bác cùng các anh chị em của mình làm trà sen. Trái ngược hoàn toàn với khung cảnh vẽ ra trong tâm trí chúng tôi về một “công xưởng” thủ công, nơi gia đình bác Oanh làm trà chính là căn phòng khách thân thuộc. Căn phòng rộng mà thoáng với những ô cửa sổ lớn. Điểm khác biệt duy nhất của căn phòng với những phòng khách thông thường, đó là một phần lớn của phòng khách là để dành cho công việc làm hoa ướp trà.

Khi chúng tôi tới nơi, những bông hoa sen cắt cuống đã được chuyển về, bày ngay ngắn nơi tấm thảm lớn giữa nhà. Mọi thứ đã được chuẩn bị chu tất để đón mọi người đến làm trà.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Bước vào trong phòng khách, chúng tôi đều có chung cảm giác bất ngờ. Nơi đây tràn ngập mùi sen thơm. Các chị em của bác Oanh đã bắt đầu đến, mọi người ổn định chỗ ngồi của mình để bắt đầu ngày làm việc. Cần khẩn trương làm hoa, nếu không sen sẽ bay mất mùi thơm. Các bác còn dặn nhau, cẩn thận đóng cửa chính lại, không để hương của hai trái mít lớn nơi góc vườn bay vào làm hỏng mất hương trà. Chi tiết ấy khiến chúng tôi cảm nhận rõ sự cẩn trọng của người làm trà để giữ được mùi sen thuần khiết.

Nói một cách hình ảnh, căn phòng khách tựa như khoảng không gian giữa đài sen và lớp cánh con bên trong bông sen. Đó chính là không gian khổng lồ để người Hà Nội giữ hương cho trà. Sự thuần khiết của khoảng không ấy vì thế trở nên rất quan trọng. Bác Oanh kể với chúng tôi, trà sen lạ lắm, bông sen như có linh tính vậy. Nếu có phụ nữ đến tháng hay người đi đám về hoặc phụ nữ mà sức nước hoa, đánh phấn son nhiều mà xuất hiện trong không gian ấy, thì bác phải đổ mất cả mẻ trà bởi hương sen không thể đậu lên trà.

Rất nhanh, các cô bác bắt đầu công việc của mình. Mỗi người một tay một chân, mỗi người một công đoạn làm hoa. Đôi tay thoăn thoắt đầy khéo léo của các bác khiến những người trẻ chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên. Mọi người đang cùng nhau tách cánh hoa để lấy gạo sen, thứ hạt li ti màu trắng ngà, nằm trên đầu những tua sen vàng óng ánh. Mỗi bông sen cho con người một chút thứ gạo thơm quý giá ấy. Để tách được gạo sen, người làm trà phải qua nhiều công đoạn. Tách cánh lớn. Tách cánh nhỏ. Rồi mới đến tách gạo sen.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Có thể nói, người ướp trà sen nâng niu từng hạt gạo sen như người nông dân nâng niu từng bông lúa. Bác Tích, chị dâu của bác Oanh, người đã ở tuổi 80 mà vẫn thật khỏe đẹp, nói với chúng tôi: Các cụ ngày xưa không bỏ phí dù là một hạt gạo sen bé nhất. Đó là lý do, để lấy gạo sen, người làm trà phải phân thành các công đoạn cầu kỳ, thay vì dứt hết các cánh sen một lần.

Bác Tích cầm một cánh sen con lên chỉ cho chúng tôi, trên đầu mỗi cánh sen nhỏ xíu này cũng có gạo sen. Đó là một trong những lý do quan trọng mà người làm trà phải có thêm công đoạn sàng những cánh sen nhỏ đã tách. Việc sàng sảy này giúp lấy lại những hạt gạo sen bị rơi lại trong quá trình tách cánh, và để lấy được cả những hạt gạo sen nằm nơi những cánh hoa nhỏ xíu này.

Qua câu chuyện của các bác, chúng tôi được biết, sen ở Hồ Tây, đặc biệt là hoa ở đầm Đồng Trị là thứ sen đặc biệt, được người ta gọi là “sen trăm cánh”. Loài sen này bông rất to, cho nhiều gạo sen và có một mùi thơm đặc trưng rất hợp với ướp trà. Có lẽ mùi hương riêng biệt ấy làm trà sen Hà Nội dễ phân biệt với những loại trà sen khác. Đặc biệt, để có một mẻ trà ngon, yếu tố quyết định vẫn nằm ở độ thơm của hoa. Độ tinh tế của thức quà hóa ra không phải chỉ nằm ở cái kiên nhẫn khéo léo của con người mà là do Trời đất ban tặng. Và mùa hoa năm nay cũng thật lạ, đến cuối hạ rồi mà hoa vẫn còn thơm…

Khi buổi làm hoa sáng gần kết thúc, là lúc bác Oanh sàng sẩy lại chỗ gạo sen thu hoạch được trong buổi sáng ấy. Những hạt gạo sen trắng ngần, li ti cứ nhảy nhót theo nhịp đôi tay bác, bay lên rồi nhẹ nhàng hạ xuống. Bác cười hiền khi nhìn thấy ánh mắt háo hức, lạ lẫm của chúng tôi.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Thứ gạo này chính là gạo để ướp trà. Một cân trà, tùy theo mỗi nhà, tùy theo mỗi mùa hoa, đầm hoa mà được ướp với số lượng lần khác nhau, dao động trong khoảng trên dưới 5 lần. Mỗi lượt trà, một lượt gạo. Ướp đôi ba ngày. Sấy. Rồi sàng gạo cũ, rắc gạo mới vào để ướp tiếp. Chu trình ấy cần được lặp đi lặp lại một cách chỉn chu cho đến khi người làm trà ưng được cái mùi sen đậu vào trong lá trà. Và đó cũng là lý do vì sao, để ươp một cân trà, những người làm trà cần kiên nhẫn tách gạo của cả ngàn bông hoa như thế.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Ngày hôm đó với chúng tôi cũng là một trải nghiệm quý về cách thưởng trà. Ngày nay, người ta quen với hình ảnh thưởng trà trong những không gian tĩnh mịch, chỉ có đôi ba người bên ấm trà. Tuy nhiên, ở nhà bác Oanh, chúng tôi có may mắn dự một buổi trà sáng, trước khi mọi người bắt đầu vào công việc. Pha một ấm trà để thưởng mỗi sáng cùng nhau ấy đã trở thành truyền thống của gia đình mỗi độ sen về.

Ấm trà thơm do chính tay bác Oanh pha một lần nữa lại khiến chúng tôi thích thú. Không chỉ để nước chờ chút rồi mới rót vào trà để giữ hương, bác còn cẩn thận đặt lên trên ấm trà một chiếc đĩa nhỏ hình lá sen có lỗ li ti dưới đáy, trong ấy bác để một nhúm nhỏ những hạt gạo sen. Nước rót qua lớp gạo này sẽ thêm hương cho trà.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

(Nguồn: Elle.vn)

Không khí bên bàn trà nhà bác Oanh khiến những người trẻ chúng tôi cảm thấy vừa lạ, vừa vui. Lạ vì có lẽ đây là truyền thống mà chỉ có những gia đình may mắn được làm nghề như nhà bác Oanh mới có cơ hội giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Còn vui, vì được chứng kiến khung cảnh đầm ấm, sẻ chia của một gia đình lớn bên chén trà thơm.

Theo những người làm trà vui vẻ ấy, nghề làm trà sen quý lắm, những lúc được trông thấy sen, ở giữa hàng trăm bông sen mỗi ngày khiến mọi người ban ngày thì thích thú, vui tươi, ban đêm thì chìm vào giấc ngủ thật dễ dàng.

Nhưng vui nhất của hành trình khám phá này với chúng tôi có lẽ là được nhìn thấy tận mắt sự vận hành bên trong của một làng nghề đặc biệt đất Hà Thành. Để thích thú phát hiện ra rằng, nghề làm trà sen là một nghề kết nối. Cái nghề ấy kết nối con người với thiên nhiên, kết nối con người với nhau và kết nối con người với chính bản thân mình.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Bác Tích, bác Oanh đều nhấn mạnh với chúng tôi rằng, làm trà sen cần nhất là có tâm, có đức. Từ ngày bà nội bác các bác làm trà, rồi truyền cho các thím, rồi đến các bác, ngoài những bí quyết riêng của gia đình, tâm đức của người làm nghề là điều quan trọng nhất các bác được ông bà, bố mẹ truyền dạy cho.

“Tâm đức” thoạt nghe với chúng tôi là một điều gì đó mông lung, không biết cụ thể tâm đức ấy là gì mà lại quan trọng với trà sen đến vậy. Nhưng rồi khi được các bác tặng cho một cơ hội được cùng làm trà, dường như chúng tôi đã tìm thấy cho mình câu trả lời.

“Tâm đức” ấy thực không phải là mỹ từ cao siêu nào cả, mà nằm trong những thứ thật giản dị mà những người làm trà đang cố gắng giữ gìn qua mỗi từng mùa sen, mỗi từng thế hệ.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Sự quý giá của hoa, của trà khiến con người càng cẩn trọng, nâng niu trong công việc của mình. Tuy nhiên, sự nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn trọng ấy theo từng mùa sen đã đi vào những người làm trà và trở thành một phần thật tự nhiên trong tâm hồn con người. Trà và Hoa dường như không chỉ mang đến cho con người sự thư thái, thông thoáng thân tâm khi thưởng trà. Mà sự tươi mát, dịu nhẹ của Hoa, sự trầm lắng của trà cũng đang ướp những điều tốt đẹp, thiện lành vào chính lòng người.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Sau chuyến đi thăm nhà trà của bác Oanh, chúng tôi đã hiểu hơn vì sao Trà sen lại là một thức quà quý được nhiều người trân trọng đến vậy. Bác Oanh kể cho chúng tôi một kỷ niệm vui. Khách hàng của bác có một cô gái trẻ làm văn phòng. Ban đầu, cô cũng không hiểu vì sao trà sen đắt thế mà người ta vẫn mua để uống. Nhưng rồi, sau một lần lên nhà bác, để mua trà cho cha, cô gái ấy đã thực sự phải lòng trà sen. Tháng nào, cô cũng phải dành tiền, qua nhà bác lấy một lạng trà về thưởng thức cùng cha.

tra-uop-gao-sen-mon-qua-dat-troi-uu-ai-danh-tang-rieng-nguoi-ha-noi

Nếu nghe câu chuyện này trước khi có cơ hội được gặp gia đình bác Oanh, có lẽ chúng tôi cũng không hiểu hết được tâm tư của cô gái trẻ ấy. Nhưng khi hiểu được câu chuyện của Trà, của Sen, của những người làm trà vui vẻ, chúng tôi mới thấu hiểu giá trị của những món quà mà người xưa trao gửi cho nhau.

Ngày trước, người ta trao nhau những thức quà ngon nhất, đẹp nhất. Cả người làm quà, cả người mua quà đều đặt hết cả tâm tư vào món quà ấy với mong muốn rằng người nhận quà sẽ có được điều tốt nhất. Để rồi, đến phiên mình, người nhận quà sẽ thưởng quà với tấm lòng nâng niu, trân trọng.

Tết này, chúng tôi, những người còn rất trẻ đã biết, có thể mua thức quà nào về biếu mẹ, tặng cha. Trà và Sen có lẽ sẽ tỏ với cha mẹ rất nhiều điều.

Hy Văn