Nghe đến đây, Y chợt bừng tỉnh, mỉm cười nói với tôi: “Thầy nói đúng, em biết phải làm sao rồi, em không thể cứ mãi tiêu trầm như thế này được nữa, em phải cố gắng học tập tốt.”

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, mối quan hệ giữa cha và mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và dưỡng thành tính cách của trẻ. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ hòa thuận và gia đình hòa ái vui vẻ, hầu hết trẻ em sẽ lạc quan và có ái tâm hơn; nếu mối quan hệ giữa cha mẹ không hòa thuận và luôn gắt gỏng, thường sẽ mang lại một số ảnh hưởng phụ diện cho trẻ em, rất dễ khiến trẻ sản sinh tâm lý tự ti, tự bạo hành và bỏ cuộc.

Hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình đơn thân, cha mẹ ly dị, trẻ em bỏ học cũng ngày càng nhiều. Đứng trước những học sinh muốn bỏ học sớm và mất niềm tin vào tương lai, giáo viên nên hướng dẫn các em như thế nào?

Học sinh Y có thành tích trung bình trong lớp, ít nói, gần đây thường xuyên xuất hiện hiện tượng đi học muộn. Khi cậu ấy đến muộn ngày thứ ba liên tiếp, tôi gọi cậu ấy vào văn phòng và hỏi nguyên nhân. Cậu ta ấp úng bảo dạo này thường ngủ dậy muộn, tôi thấy cậu ta dường như đang trả lời cho qua chuyện, biết hỏi nguyên nhân cũng không được nên tan học tôi chuẩn bị gọi điện cho bố mẹ cậu ấy để hỏi.

Tan học, trên đường về tôi gọi điện thoại cho bố mẹ Y rất lâu nhưng không ai bắt máy, đang lúc thắc mắc thì thấy Y bước vào một quán ăn nhỏ, tôi đi theo vào chuẩn bị nói chuyện với cậu ấy, kết quả khi vào đến phòng bếp thì phát hiện cậu ấy đã thay quần yếm và đang rửa bát đĩa. Tôi chào chủ quán rồi gọi Y ra, Y mới kể chuyện vừa xảy ra gần đây: nguyên lai bố mẹ Y luôn mâu thuẫn với nhau, dạo này ngày nào cũng cãi nhau rồi ly hôn, gia đình trở thành một mớ hỗn độn, cũng không ai quan tâm cậu, khiến cậu phải sang nhà bà để ở; Nhưng bà cậu tuổi đã cao cũng không thể chăm sóc cho cậu, thường để cậu tự mình ra ngoài kiếm ăn, cậu cảm thấy bản thân mình bị bỏ rơi, đồng thời cho rằng học tập cũng vô dụng, hay là bây giờ bước vào xã hội làm việc kiếm tiền, tự lực cánh sinh.

Tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao em lại cảm thấy việc học tập là vô dụng?” Cậu ấy cúi đầu, trầm giọng nói: “Cha em nói rằng học tập là để kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai, em hiện tại đã có thể kiếm tiền, vì vậy không có cần dành thời gian học tập.”

Tôi trầm mặc một lúc lâu rồi nói: “Trong ‘Chu Tử gia huấn’ có nói: ‘Độc thư chí tại Thánh hiền, phi đồ khoa đẳng.’ – có nghĩa là mục đích của việc học không chỉ vì công danh phú quý, mà điều chủ yếu nhất là để em học làm người, biết đạo lý, đề cao tu dưỡng đạo đức của bản thân, trở thành người hữu ích cho xã hội và người khác. Nếu gặp phải hoàn cảnh éo le hoặc khốn cảnh mà liền vứt bỏ việc học tập, kỳ thực là đang tự hành hạ tự bỏ cuộc. Để tôi kể cho em nghe một câu chuyện thời cổ đại nhé.”

“Trong ‘Tam tự kinh’ có viết: ‘Như phụ tân, như quải giác. Thân tuy lao, do khổ trác.’ – Nó kể về câu chuyện của Chu Mãi Thần và Lý Mật. ‘Phụ tân’ nghĩa là cõng củi trên lưng, tương truyền Chu Mãi Thần thời kỳ Tây Hán vừa cõng củi trên lưng vừa đọc sách. Chu Mãi Thần khi còn trẻ rất nghèo khổ, ông và vợ dựa vào nghề chặt củi và bán củi để mưu sinh, nhưng ông rất thích đọc sách. Mỗi lần lên núi đốn củi, ông đều vừa chặt củi vừa đọc to sách, người khác chế giễu ông là mọt sách. Vợ của Mãi Thần bên cạnh thấy xấu hổ, muốn ngăn cản ông, nhưng Chu Mãi Thần không coi trọng điều đó và còn đọc to hơn. Vợ ông không thể nhẫn chịu được cuộc sống như vậy và yêu cầu ly hôn. Chu Mãi Trần nói, ta vào năm mươi tuổi sẽ phú quý khởi lai, nàng và ta chịu khổ đã hơn hai mươi năm, hiện tại ta đã bốn mươi tuổi, vài năm nữa đợi ta phú quý ta sẽ báo đáp nàng rất nhiều. Nhưng vợ không tin, vẫn bỏ ông đi. Chu Mãi Thần tiếp tục đọc thơ và sách, sau đó đạt được công thành danh toại, được Hán Võ Đế đánh giá cao, trở thành một đại quan trong triều.”

“Quải giác (treo sừng) kể về Lý Mật trong triều Tùy, người đã treo những cuốn sách mà ông chuẩn bị đọc lên sừng trâu và đọc sách trên lưng trâu. Lý Mật trong thời kỳ nhà Tùy, thời thiếu niên được phái đến cung đình của Tùy Dương Đế làm thị vệ. Có người khuyên ông nên trau dồi học thức thì sẽ được làm quan, Lý Mật rời triều đình, ẩn cư để chuyên tâm đọc sách. Có một lần Lý Mật đến thăm danh sĩ Bao Khải, trên đường đi, để dành thời gian xem sách, ông treo cuốn ‘Hán thư’ lên sừng trâu, bản thân cưỡi trên lưng trâu, một tay cầm thừng trâu, một thay lật sách đọc, có vẻ thập phần chuyên chú. Tinh thần siêng năng hiếu học của Lý Mật được hậu nhân coi là điển cố khuyến học, truyền thành giai thoại. Lý Mật đã trải qua những nỗ lực không ngừng để học tập, sau này đã thi triển được hoài bão của mình, trở thành một quần hùng cát cứ vào cuối triều Tùy đầu triều Đường.”

Tôi nói với Y: “Hai người này đều là dù trong hoàn cảnh gian khổ cũng không vứt bỏ học tập, cuối cùng đạt được thành tựu. Trong tư tưởng Nho gia giảng ‘Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’. Ý tứ là trước hết cần tu dưỡng phẩm cách đạo đức của bản thân, có trách nhiệm với bản thân thì mới có thể quản lý tốt gia tộc, trị lý tốt quốc gia… Vì vậy, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, trước tiên em cần làm tốt việc của mình. Hiện tại em đang trong giai đoạn học tập, là thời khắc then chốt của việc bồi dưỡng và hoàn thiện bản thân, không thể xả bổn trục mạt. Em không thể thay đổi hoàn cảnh gia đình mình, thì hãy coi đó như một sự tôi luyện trong cuộc đời của em; nếu em hiện tại không thể trông cậy vào ai thì hãy nỗ lực siêng năng học hành hơn nữa, vì cuộc đời sau này của mình mà xông pha một phen thiên địa, đó chẳng phải là lý này sao?”

Nghe đến đây, Y chợt bừng tỉnh, mỉm cười nói với tôi: “Thầy nói đúng, em biết phải làm sao rồi, em không thể cứ mãi tiêu trầm như thế này được nữa, em phải cố gắng học tập tốt.”

Kể từ đó, Y đã thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài suy sụp trước đây, cậu ấy rất chủ động trong học tập, tôi thường xuyên cho cậu ấy lời khuyên và bài tập riêng, điểm số của cậu ấy cũng tiến bộ rất nhanh.

Một số trẻ ở trong hoàn cảnh gia đình phức tạp và bất hảo, nếu giáo viên kịp thời hướng dẫn các em bằng những tấm gương chính diện, thì không chỉ có thể mang lại cho các em sự an ủi về tinh thần, mà còn tiếp thêm sức mạnh để các em phát triển theo con đường chính đạo. Là cha mẹ mà nói, tốt nhất không nên gây sóng gió ảnh hưởng đến con trẻ, mà nên nghĩ đến tương lai của con trẻ, cố gắng xử lý một cách hòa bình trong riêng tư; “Sinh nhi dưỡng, dưỡng nhi giáo”, đó mới là biểu hiện của cha mẹ có trách nhiệm.

Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch