Tục ngữ là thể hiện tinh thần của văn hóa dân gian. Trong sinh hoạt hằng ngày có những điều không thể nói ra, thậm chí khó có thể diễn tả bằng lời nhưng lại có thể thông qua ca dao tục ngữ mà biểu đạt thông tỏ.

Trong dòng chảy bất tận của văn hóa truyền thống, có rất nhiều câu ca dao tục ngữ về cách chọn vợ chọn chồng. Dưới đây là một trong những câu châm ngôn có giá trị đó.

Cổ nhân có câu: “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt”. (Nguyên văn: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”).

Đây là lời khuyên về cách chọn vợ chọn chồng đáng suy ngẫm, nó không chỉ dành cho những người đang có ý định kết hôn mà còn cho những ai đã thành gia lập thất. Vậy thế nào là “chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu”, thế nào gọi là “lấy chồng không lấy trai cúi mặt”?

“Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ”, ngưỡng đầu nữ tức là gái ngẩng đầu, ở đây chính là chỉ kiểu phụ nữ không hiểu đạo lý, cao ngạo, không biết cách đối nhân xử thế. Với tư tưởng và hành vi thường quá mạnh mẽ, cố chấp, họ thường khiến người khác cảm thấy áp lực về gánh nặng trong tâm. Sau khi về nhà chồng họ rất khó giữ được thái độ ôn hòa, dịu dàng, khiêm nhu lễ phép – vốn là chuẩn tắc cần có khi về nhà chồng của người phụ nữ thời cổ đại.

Nếu một người vợ cao ngạo, thích “chèn ép” chồng thì gia đình sẽ khó yên ấm, dẫn tới “âm thịnh dương suy”, “chồng chưa già đã yếu”. Thậm chí nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng tới con cái, khiến con cái cũng khó có thể thành người khiêm cung lễ phép.

Kinh Dịch có câu: Cái “Âm” mặc dù có đức đẹp nhưng chỉ nên cất giữ không để lộ, nên lấy nó để giúp cho sự nghiệp chung, không dám nhận thành công là của mình. Đó là đạo lý của Trời, đạo lý của người vợ, cũng là đạo lý của bề tôi trung với vua. (Nguyên văn: “Âm tuy hữu mỹ, hàm chi dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dã. Địa đạo dã, thê đạo dã, thần đạo dã”).

(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Vậy nên, một người phụ nữ dẫu tài sắc vẹn toàn đến đâu và gia thế hơn người thế nào, thì cũng cần hiểu rõ danh phận bản thân, cần khiêm nhu ôn hòa như nước, chớ kiêu ngạo ngang ngược. Cổ nhân thường nói: “Nhà có vợ hiền giống như quốc gia có tể tướng tài đức” cũng chính là lý do như vậy. Người vợ quản việc gia đình, cần dùng phẩm đức mà hành xử, đôi khi là lấy nhu khắc cương, có thể ôn nhu mà vẫn bảo toàn tất cả. Như “nước chảy chỗ trũng”, không cần cao mà lại có đức tái sinh nuôi dưỡng vạn vật.

(Ảnh minh hoạ: Pixabay/Đại Kỷ Nguyên minh hoạ)

Vào thời Tây Chu, Chu Công từng khuyên răn: “Con phải biết luật Trời rằng, bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết và người khiêm nhường sẽ được lợi. Người ta ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường, không ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn”.

Trong 64 quẻ của Kinh Dịch, mỗi quẻ đều có điềm hung, điềm cát, duy chỉ có quẻ 15, tức quẻ Khiêm (khiêm nhường), là không có điều hung mà chỉ có điều cát, và đó cũng là quẻ tốt nhất. Bởi vậy người xưa có câu: “Thê hiền phu an”, vợ hiền đức thì chồng mới ít họa.

“Giá hán bất giá đê đầu hán”, nghĩa là: Lấy chồng không lấy trai cúi mặt. Đây là một lời khuyên về cách chọn chồng cho chị em phụ nữ. “Trai cúi mặt” là kiểu đàn ông không có sự tự tin, đi đường không dám ngẩng đầu ưỡn ngực. Họ khi hành sự thì sợ sệt nhút nhát, không có chính kiến, thiếu quyết đoán, không có chí khí vươn lên, không dám chịu trách nhiệm. Cổ nhân có câu: “Đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành”.

Trong xã hội cổ đại cũng như hiện đại, nam nhi luôn là trụ cột của gia đình, là nơi biểu hiện của “dương cương chi khí”. Người đàn ông nên là chỗ dựa, kiếm kế sinh nhai, nuôi sống và là điểm tựa tinh thần cho gia đình. Trong nhà thì tự lấy mình làm gương cho con cái noi theo và hiểu được đạo nghĩa đối nhân xử thế, ngoài xã hội thì gánh vác việc công, giúp “định quốc, an dân”.

(Ảnh minh họa: Lovepik.com)

Phụ nữ hễ gả cho người đàn ông yếu đuối hoặc lười biếng, thiếu trách nhiệm, thì người phụ nữ ấy cũng không thể có được một cuộc sống tốt đẹp. Bởi lẽ họ sẽ phải gánh vác công việc và trách nhiệm của hai người: Trong nhà thì phải gánh vác việc nhà, việc dòng tộc, ngoài xã hội lại phải gồng gánh để nuôi gia đình. Như vậy dù người phụ nữ ấy dù không mong muốn nhưng cũng buộc phải sống trong cảnh “âm thịnh dương suy”.

Nữ sử gia Ban Chiêu cũng bàn về đạo vợ chồng rằng: “Đặc tính âm-dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có sự khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng. Nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”.

“Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng không lấy trai cúi mặt”. Câu nói này trên bề mặt là chỉ ra kiểu người không đáng làm tri âm, giúp người ta có thể chọn vợ chọn chồng cho hợp ý. Nhưng kỳ thực hàm ý sâu xa của nó là đạo lý phu thê của người xưa: Nam phải ra nam, nữ phải ra nữ, nữ phải có sự ôn nhu mềm mỏng bình hòa của nhi nữ, nam phải có chí khí mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

Nữ sử gia Ban Chiêu (45 – 117 TCN). (Ảnh: Public Domain)

Nữ sử gia Ban Chiêu cũng bàn về đạo vợ chồng rằng: “Đặc tính âm-dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có sự khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng. Nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”.

“Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng không lấy trai cúi mặt”. Câu nói này trên bề mặt là chỉ ra kiểu người không đáng làm tri âm, giúp người ta có thể chọn vợ chọn chồng cho hợp ý. Nhưng kỳ thực hàm ý sâu xa của nó là đạo lý phu thê của người xưa: Nam phải ra nam, nữ phải ra nữ, nữ phải có sự ôn nhu mềm mỏng bình hòa của nhi nữ, nam phải có chí khí mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

Bài viết: Kiên Định
Nguồn: Theo Apollo
Ảnh bìa: Weddingritz/Pixabay
Thiết kế: Tea Tea