Câu chuyện Mộc Lan tòng quân thay cha không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn được thế giới biết đến rộng rãi. Từ một thiếu nữ thêu hoa trở thành chiến tướng nơi sa trường, Mộc Lan vì sao mà được yêu thích đến vậy? 

Trang web tác phẩm Shen Yun gần đây đã phát hành vở vũ kịch “Hoa Mộc Lan” trong tiết mục Thần Vận đầu năm 2009. Nhân vật Hoa Mộc Lan vừa dịu dàng hiền thục, vừa kiên nhẫn dũng cảm, một lần nữa được triển hiện một cách sống động trước mắt khán giả.

Từ thiếu nữ tú hoa đến chiến tướng nơi sa trường

Dưới nền nhạc đệm nhu mỹ, Mộc Lan cũng như những thiếu nữ khuê các, sống một cuộc đời ninh tĩnh với nghề dệt vải và thêu thùa, họ xâu kim dẫn chỉ, trải qua mỗi ngày như vậy. Một ngày nọ, người cha tay cầm Thánh chỉ của hoàng gia, trải ra cho Mộc Lan xem. Người cha nói rằng, ngọn lửa chiến tranh ở biên cương xa xôi đã bùng lên, triều đình đang chiêu mộ tướng sĩ ra tiền phương ứng chiến.

Mộc Lan phát hiện phụ thân nàng đang nung nấu hy vọng báo quốc, nhưng lo lắng tuổi tác đã cao, thể lực sa sút, khó có thể lại lần nữa ra sa trường. Nàng không muốn nguyện vọng của phụ thân biến thành vô vọng, nhưng bản thân không có huynh trưởng, nên nàng biểu đạt mong muốn thay cha tòng quân.

Người cha già do dự không quyết, nhưng thấy Mộc Lan đã hạ quyết tâm, đành miễn cưỡng đáp ứng thỉnh cầu của nữ nhi.

Sau đó, Mộc Lan cưỡi một con tuấn mã, cáo biệt người nhà, cải trang thành một nam tử và lên đường. Sau đó, nàng “vạn dặm trên lưng ngựa, hướng cửa ải mà phi”.

Cùng với tiết tấu căng thẳng và kịch liệt, Mộc Lan trên chiến trường không còn là bàn tay thêu hoa, đôi chân nhún nhảy; Giờ đây, nàng mặc chiến bào, thúc ngựa xông lên, trường đao vung gió, dũng mãnh không gì sánh được.

“Tướng quân bách chiến tử, tráng sĩ thập niên quy”, thoáng chốc mười hai năm đã qua, chiến tranh kết thúc, Mộc Lan quy hồi cố hương, chải đầu đánh phấn, trở lại khuê các trang đài như xưa.

Một hình mẫu kinh điển hoàn mỹ về trung hiếu lưỡng toàn

Vở vũ kịch “Hoa Mộc Lan” của Shen Yun được đông đảo khán giả yêu thích, ngoài việc kể lại một câu chuyện hấp dẫn bằng âm nhạc ưu mỹ và vũ đạo cao siêu, đằng sau nó còn truyền tải những lý niệm giá trị truyền thống chung của cả phương Đông và phương Tây.

Người phương Tây có truyền thống sùng thượng bác ái, không chỉ yêu thương người nhà, mà còn yêu thương người khác, sẵn sàng hy sinh bản thân để thỏa mãn nguyện vọng của tha nhân. Phương Đông từ cổ đã cho rằng “hiếu vi đức chi bản” – hiếu là gốc của đức, mà “hiếu” không chỉ là hiếu kính cha mẹ, mà là hiếu với thiên hạ, coi người thiên hạ như cha mẹ của mình mà hiếu kính.

Lòng “chí hiếu” của Mộc Lan nằm ở chỗ dù nàng là nữ nhi, trong gia đình không chỉ quan tâm đến cuộc sống của cha, mà còn mong giúp cha già hoàn thành tâm nguyện. Việc nàng nguyện tòng quân thay cha cho thấy nàng thấu hiểu sâu đậm lý tưởng tận trung với đất nước của người cha, từ đó nàng sẵn sàng rũ bỏ mọi ưu tư của phận nữ nhi, thay cha hoàn thành tâm nguyện tận trung báo quốc.

Khi chiến tranh kết thúc, Mộc Lan không muốn làm quan, nàng mượn lạc đà để đi ngàn dặm, trở về cố hương. Nàng đã thoái lui thành công, trở về với gia đình, tiếp tục phụng dưỡng song thân,  có thể nói là một tấm gương hoàn mỹ cổ kim về trung hiếu lưỡng toàn.

Ngoài ra, trong vở vũ kịch, Mộc Lan, với tư cách là một phụ nữ văn võ song toàn, thể hiện sự kết hợp giữa cương và nhu trong vũ đạo cổ điển Trung Quốc, triển hiện tràn đầy sự mỹ diệu, tinh tế của kỹ xảo, thần vận, thân pháp của múa cổ điển Trung Quốc, khiến người xem mở rộng tầm mắt.

Âm nhạc hòa tấu tại hiện trường cũng tùy theo tình tiết của mạch truyện và tâm tình của nhân vật mà triển hiện, khiến người xem mê mẩn. Bunei Hayashi đã để lại một bình luận dưới trang Tác phẩm Shen Yun: “Tôi rất thích nhạc đệm của ‘Mộc Lan’. Sẽ thật tuyệt nếu có bán một đĩa CD riêng của bản nhạc này.”

Khán giả vô cùng cảm kích giá trị truyền thống mà vở vũ kịch truyền tải, Kate C tin rằng “Hoa Mộc Lan đã lưu lại cho chúng ta những giá trị quan của văn hóa truyền thống, là hình mẫu mà chúng ta ngày nay nên noi theo.”

Liiking nói: “Vở vũ kịch ngắn vậy mà bộc lộ vô tận nội hàm truyền thống về trung hiếu lễ nghĩa. Nó thực sự là một vở vũ kịch mỹ hảo ‘tuyệt diệu không thể diễn tả bằng lời’!”

Theo Thái Nhã, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: