Bà Đinh Quế Lan tốt nghiệp Cử nhân Đại học Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng cuộc đời của bà lại không êm đềm như những trang văn. Khép kín với xã hội bên ngoài, vậy nhưng tâm bà không hề tìm thấy sự bình yên, vẫn quay quắt với những câu hỏi về ý nghĩa sự tồn tại của con người trong một xã hội mà bà cảm thấy tuyệt vọng bởi sự tha hóa quá nhanh. Cho đến một ngày, mối duyên tu Đạo dẫn lối bà đến một con đường tu Phật không lánh xa cõi trần…
Ảnh bà Lan. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Suốt thời gian dài tuổi thanh niên và trung niên tôi luôn ám ảnh bởi ý nghĩ: Cuộc đời con người thật vô nghĩa, sinh ra lớn lên chịu muôn vàn nỗi khổ, đủ thứ bất hạnh, cuối cùng chết nằm sâu dưới ba thước đất, cứ tuần hoàn lặp lại trong vòng luẩn quẩn như thế, không vô nghĩa sao?
Tôi đọc rất nhiều sách về tôn giáo như Kinh Thánh, Kinh Phật và sách của các bậc thầy tâm linh trên thế giới như Krishnamurti (Ấn Độ), Khalil Gibran (Li Băng), Tulku Thondup (Tây Tạng)… nhưng vẫn không thật sự tìm được câu trả lời về ý nghĩa sự tồn tại của cuộc đời.
Cũng trong thời gian loay hoay tìm hiểu về thế giới tâm linh, tôn giáo như thế, cái tâm chưa tìm được bình yên thì bệnh tật lại bộc phát: bệnh đau đầu, huyết áp thấp, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn tiền đình, mỡ máu, bệnh dạ dày, thấp khớp, tiểu đường, v.v… đủ thứ bệnh tật cứ dày vò, trong khi các phương thuốc Tây y, Đông y đều không chữa khỏi. Tôi học thêm cả nhân điện, Yoga, Dịch cân kinh… nhưng vẫn phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, thường xuyên phải tìm đến bác sĩ và vào bệnh viện.
Cuộc gặp tình cờ với bạn thơ
Năm 2014, vừa nghỉ hưu, thì tôi gặp lại một người bạn là một nữ thi sĩ có tên tuổi vào thời ấy. Chúng tôi vừa là bạn thơ và là bạn đồng môn (cùng học tại trường Viết văn Nguyễn Du). Tôi ngạc nhiên vì sau gần 20 năm gặp lại, tôi thấy chị ấy nhẹ nhõm khỏe khoắn, đẹp hơn xưa nhất là thần thái điềm đạm có phần thánh thiện.
Tôi chưa hết ngạc nhiên thì chị kể rằng chị tu luyện Pháp Luân Công được hai năm. Đó là lần đầu tiên tôi nghe nói đến Pháp Luân Công, bởi trước đó tôi không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không thích giao du hội hè, thậm chí không dùng mạng xã hội, chỉ đến trường dạy học rồi về nhà.
Sẵn vốn vẫn luôn muốn tìm kiếm một môn tu Đạo mà chưa gặp, tôi xin chị tài liệu để tìm hiểu thêm. Chị đã rất trân trọng trao cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo môn Pháp Luân Công) và băng hướng dẫn luyện công. Thái độ trân trọng cuốn sách của chị khiến tôi hiểu rằng đó là cuốn sách quý. Về nhà, tôi đọc một mạch suốt đêm hết cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Thật bất ngờ, chính cuốn sách mà người bạn thơ tặng đã giải khai tất cả mọi câu hỏi của tôi từ trước đến nay về thế giới tâm linh, về vũ trụ và khoa học nhân thể. Không ngờ rằng, đây chính là môn tu luyện mà bấy lâu tôi vẫn cố kiếm tìm, một môn pháp vừa dễ hiểu, chân chính, sáng tỏ như ánh đèn soi rọi tâm trí bấy lâu chìm đắm trong mờ tối.
Tôi ngay lập tức luyện các bài công pháp theo đĩa hướng dẫn của vị Đại sư sáng lập Pháp Luân Công. Các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi trên nền nhạc du dương khiến thân thể tôi nhẹ bẫng, đầy năng lượng.
Cái gốc của bệnh tật
Đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi mới hiểu ra mọi bệnh tật của người ta là bắt đầu từ nghiệp, có khi từng tích tụ từ nhiều đời, nhiều kiếp mà thành. Trị bệnh tại bệnh viện và trị bệnh bằng các phương pháp khác chỉ là trị phần ngọn, phần bề mặt; muốn trị tận gốc mọi bệnh tật thì phải tu luyện, nghĩa là tu bỏ những thói hư tật xấu và những tâm bất hảo của con người, chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn mà không ngừng soi xét bản thân, hành xử cho đúng với pháp lý của vũ trụ, đồng thời phải chịu được khổ thì mới lành bệnh, nghiệp mới được tiêu trừ.
Hiểu được Pháp lý ấy nên từ khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi quyết tâm tu luyện đến cùng – học Pháp luyện công thường ngày và thực hành theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.
Chỉ sau hai tuần tu luyện mọi loại bệnh của tôi đã biến mất. Cho đến nay, đã gần 10 năm trôi qua tôi không tốn một đồng tiền thuốc nào, thân thể tôi khỏe mạnh hơn bao giờ hết; tác phong nhanh nhẹn hoạt bát; tôi có thể đi xe máy hàng trăm cây số mà không cảm thấy mệt, không giống những người sắp đến tuổi 70 chút nào.
Nguồn ánh sáng
soi chiếu tâm hồn
Tu luyện Đại Pháp, tôi không chỉ được cải biến hết sức tốt đẹp về mặt sức khỏe mà mọi quan niệm của tôi về thế giới quan, nhân sinh quan cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trước kia khi chưa tu Đại Pháp, khổ não lớn nhất trong tâm tôi là nhận thấy xã hội con người ngày càng xấu tệ, đạo đức băng hoại trầm trọng, chỉ vì lợi ích cá nhân danh – lợi – tình mà không điều ác nào không dám làm: lừa đảo, trộm cắp, giết người, hút hít buôn bán ma túy, đồng tính luyến ái, loạn luân, v.v… Nó khiến tôi sợ đến mức khép kín mình, đóng cánh cửa với thế giới bên ngoài.
Tôi tưởng như thế có thể giữ mình thanh bạch, không bị ô nhiễm. Khi tu luyện tôi mới hiểu ra: suy nghĩ như thế, hành xử như thế hoàn toàn sai biệt với nguyên tắc: Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Đại sư Lý Hồng Chí giảng con người là do các vị Thần sáng tạo ra chứ không phải do loài khỉ tiến hóa thành. Vì vậy con người mới lương thiện, mới có dáng vẻ bề ngoài đẹp đẽ thế.
Con người nguyên ban đầu là vô cùng tốt đẹp, nhưng vì luân hồi nhiều đời, nhiều kiếp, bị những quan niệm biến dị, bất hảo chi phối và nhất là bị ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa, thuyết vô thần thời hiện đại mà không còn tin Thần Phật nữa; không phân biệt rõ thiện – ác, đúng – sai, phải – trái; ngày càng bại hoại về đạo đức.
Hiểu được điều đó tôi đã từ bỏ lối sống khép kín ẩn dật trước kia, bước ra giao tiếp ngoài xã hội, hòa đồng với mọi người, thương mến tất cả, cả những người đã từng hành xử tệ bạc với mình.
Đọc sách, tu luyện dần giúp tôi hiểu ra rằng, con người vì mê mờ lầm lạc nhưng ai cũng có Phật tính, có tâm cầu Đạo. Từ đó, tôi không còn cái cảm giác buồn khổ, chán nản, tuyệt vọng trước kia nữa. Tôi đã biết tôi từ đâu đến và sẽ đi về đâu.
Tôi cảm thấy như mình được tái sinh, là một người hoàn toàn khác, thân tâm khỏe mạnh an lạc hạnh phúc vô cùng. Niềm vui, niềm hạnh phúc, điều thiện lành to lớn như thế này tôi không thể không chia sẻ với mọi người bởi tôi không còn là người sống vị kỷ như trước nữa. Đầu tiên là người thân trong gia đình, rồi đến bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học trò, hàng xóm và cả những người tôi gặp ngoài đời… tôi đều giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp; với mong muốn rằng những người hữu duyên may mắn gặp được Đại Pháp sẽ có lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình và có được phúc báo.
Bà Đinh Quế Lan
Hà Nội
Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp được sáng lập bởi Đại sư Lý Hồng Chí và đang phổ truyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm tại Website: vi.falundafa.org
Nội dung: Gia Viên
Thiết kế: Mona