Đại Kỷ Nguyên

Thân thế và công lao to lớn của Hán Vũ Đế

Hán Vũ Đế (14.7.156 – 29.3.87 TCN) tên thật là Lưu Triệt, tự là Thông, là Hoàng đế thứ 7 của triều đại nhà Hán, thời kỳ Tây Hán. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà thơ, anh hùng dân tộc và nhà văn nổi tiếng. Hán Vũ Đế là người con trai thứ 10 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, là cháu của Hán Văn Đế Lưu Hằng, là chắt của Hán Cao Đế Lưu Bang, là huyền tôn của Thái thượng hoàng Lưu Thái Công.

Mẹ của ông là mỹ nhân Vương Chí. Ngày 14.7.156 TCN, Hán Vũ Đế được sinh ra tại Y Lan điện, ngày 28.3.87 TCN, ông băng hà tại Ngũ Tạc cung, hưởng thọ 70 tuổi.

Lúc 5 tuổi, Hán Vũ Đế được phong làm Giao Đông Vương, lúc 7 tuổi được phong làm Thái tử, lúc 16 tuổi lên ngôi vua. Hán Vũ Đế trị vì đất nước trong 54 năm (141TCN – 87TCN). Ông có công lao xây dựng vương triều Tây Hán trở thành vương triều huy hoàng nhất. Ông từng dùng niên hiệu: Kiến Nguyên (140 – 135 TCN), Nguyên Quang (134 – 129 TCN), Nguyên Sóc (128 – 123 TCN), Nguyên Thú (122 – 117 TCN), Nguyên Đỉnh (116 – 111 TCN), Nguyên Phong (110 – 105 TCN), Thái Sơ (104 -101 TCN), Thiên Hán (100 – 97 TCN), Thái Thủy (96 – 93 TCN), Chinh Hòa (92 – 89 TCN), Hậu Nguyên (88 – 87 TCN). Thi thể của ông được chôn cất tại Mậu Lăng.

Thời kỳ đầu lúc Hán Vũ Đế lên ngôi, hình thế chính trị bấy giờ tương đối ổn định, kinh tế đất nước tương đối tốt, sự phân tách các nước chư hầu vẫn tồn tại, những uy hiếp tiềm tàng còn không ít. Vì vậy, ông tập trung một mặt tiếp tục thi hành các chính sách mà cha mình để lại, một mặt mạnh tay thi hành tăng cường “trung ương tập quyền”.

Về phương diện chính trị: Hán Vũ Đế sử dụng chính sách của Chủ Phụ Yển, ban bố “Thôi ân lệnh”. Đây là sắc lệnh quan trọng nhất thời Hán triều Hán Vũ Đế nhằm cắt giảm đất đai của các nước chư hầu, suy yếu phạm vi thế lực của họ, tăng cường giám sát… Cùng với việc cải cách sáng tạo ra những chính sách mới, Hán Vũ Đế lập ra một hệ thống chế độ chính trị hoàn chỉnh. Từ đây, chế độ pháp lý thời Hán Vũ Đế trở thành mô hình cơ bản truyền thống kéo dài suốt 2000 năm lịch sử Trung Quốc.

Về phương diện quân sự: Ông thực hiện chính sách tập trung quyền hành vào tay triều đình và giao phó cho kẻ sĩ có tài do dân tiến cử và cả do Hoàng đế tuyển dụng, cải cách nội quy quân đội. Hán Vũ Đế phái Vệ Thanh cùng 6 tướng khác đem quân đi đánh Hung Nô, khiến dân được yên ổn. Hán Vũ Đế cũng phái Trương Khiên đi sứ Tây Vực.

Về phương diện kinh tế: Ông thực hiện chính sách “trọng nông, khinh thương”, chỉnh đốn tài chính, ban bố lệnh “Toán mân” và “Cáo mân”. “Toán mân” là nhằm vào nhà buôn, người cho vay nặng lãi để thu thuế tài sản, nhằm tăng thu nhập cho quốc khố. “Cáo mân: là nhằm vào thương nhân không khai báo tài sản trung thực, khi phát hiện, bị phạt đi lính thú nơi biên cương một năm, tịch thu toàn bộ tài sản. Người tố giác có thể được hưởng một nửa số tài sản bị tịch thu. Thực hiện chính sách trưng thu thuế thương nhân, ra sức loại bỏ gian thương, nghiêm cấm quận quốc đúc tiền, thống nhất đúc tiền ngũ thù (5 thù, 1 lạng bằng 24 thù).

Những chính sách này của Hán Vũ Đế đã giúp tăng cường thực lực kinh tế của nhà Hán lên rất nhiều. Bên cạnh đó, ông cho tu sửa hệ thống thủy lợi, di dân, thực hiện “Đại điền pháp”, giúp phát triển nông nghiệp. Ở phương diện kinh tế, Hán Vũ Đế còn có một thay đổi quan trọng đó là thống nhất tiền tệ đất nước.

Về phương diện tư tưởng: Hán Vũ Đế sử dụng kiến nghị của Đổng Trọng Thư, loại bỏ hàng trăm trường học, chỉ đề cao Nho gia. Chính vì vậy mà Nho gia đã trở thành tư tưởng thống trị của xã hội Trung Quốc. Ông thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển mở rộng Nho gia. Ông cho thành lập trường Thái Học ở thành Trường An. Học thuyết của Nho gia trở thành tư tưởng thống trị của chính trị Trung Quốc thời bấy giờ và một mực kéo dài đến 2000 năm sau. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc thời hậu thế.

Hán Vũ Đế cũng vô cùng chú trọng đến việc khai thác, sử dụng nguồn nhân tài. Ông thành lập chế độ sát hạch, tuyển dụng nhân tài. Chế độ này có ảnh hưởng rất mạnh đến Trung Quốc sau này.

Hán Vũ Đế sáng tạo ra 6 cái “đầu tiên” trong lịch sử Trung Quốc.

Hán Vũ Đế đã có công xây dựng ra một dân tộc tôn nghiêm từ trước đến nay chưa từng có. Ông đã giúp cho một dân tộc có thể đứng thẳng tự tin trong hàng ngàn năm. Tên tuổi của triều đại Hán Vũ Đế trị vì đã trở thành danh tự vĩ đại và vĩnh viễn của dân tộc Trung Hoa.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version