Đại Kỷ Nguyên

Người có duyên phận được Phật cứu? Thử ngẫm sẽ tường minh

Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Xưa vào triều Tống, có câu chuyện Phật sống Tế Công xé quạt giúp hai cụ già nghèo, từ đó có tên “ngõ quạt” lưu danh điển tích muôn đời. Kỳ thực, ấy là người có duyên được Phật cứu độ. Từ chuyện xưa mà ngẫm: Ngày nay Phật có đang cứu độ con người hay không?

Tế Công (1140- 1209, tên thật Lý Tu Duyên) là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc. Sau khi ngộ đạo thì ngài giả điên giả khùng tại thế nên còn được gọi là Tế Điên Hòa Thượng. Ngài đi khắp nơi cứu độ thế nhân, lời nói là khuyên người đời hướng thiện, hành động là độ chúng sinh quay đầu về bờ. Vậy nên người người xem ngài là Phật sống tại thế, xưng gọi ngài ấy là Tế Công Hoạt Phật.

Tế Điên Hòa Thượng sinh ra có gương mặt khôi ngô tuấn tú, ngũ quan đoan chính, tướng mạo thanh tú bất phàm, chỉ có điều cứ khóc mãi chẳng ngưng, khóc mãi cho đến ba hôm, lão phương trượng của chùa Quốc Thanh đến chúc mừng. Vừa mới nhìn thấy hoà thượng thì cậu bèn lập tức ngừng khóc, nhếch mép cười. Phương trượng Tánh Không trưởng lão đặt cho cậu bé cái tên Lý Tu Duyên.

Lý Tu Duyên thông minh, hoạt bát, đọc hiểu rất nhanh, yêu thích sách kinh điển. Sau khi cha, mẹ lần lượt qua đời thì cậu đến chùa Linh Ẩn dưới núi Phi Lai Phong ở Hàng Châu xuất gia, bái Nguyên Không trưởng lão làm thầy.

Nguyên Không trưởng lão (hiệu là Viễn Hạt Đường) đặt cho cậu cái pháp danh gọi là Đạo Tế. Sau khi ngộ đạo thì giả điên giả khùng tại thế, đi khắp nơi hàng yêu trừ quái, trị bệnh cho các trung thần hiếu tử, trinh nữ tiết phụ, dùng diệu pháp cứu giúp đời, công đức vô lượng.

Đến nay các chùa như chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, chùa Tịnh Từ, chùa Hổ Bào… vẫn còn lưu lại rất nhiều những tích xưa, bởi vì ngài đi khắp nơi cứu người, khải tử hoàn sinh, vậy nên người người đều xem ngài là Phật Sống tại thế, xưng gọi ngài ấy là Tế Công Hoạt Phật.

Một lần, Tế Công xé quạt giúp hai cụ già nghèo qua cơn khốn khó, từ đó nơi hai cụ sinh sống được gọi tên là “ngõ quạt”. Truyện trích trong “Cao Tăng truyền kỳ” như sau:

Ngõ quạt này, vốn là một ngõ nhỏ vô danh, trong ngõ toàn là dân nghèo sinh sống. Trong đó có một cặp vợ chồng già, tuổi đều đã ngoài sáu mươi, lấy đan quạt, sửa quạt, bán quạt làm nghề mưu sinh. Thời trẻ tay nghề tinh thông, sức khỏe dồi dào, quạt làm ra đem lên chợ bán, sống ngày qua ngày. Tuy nhiên hiện giờ tuổi già sức yếu, sau không bằng trước, làm không đủ ăn, hai cái miệng già chịu đói, xem chừng sống không nổi nữa rồi.

Một hôm, trời đã quá trưa mà hai cụ già vẫn không có gạo cho vào nồi, bếp lò nguội ngắt. Cụ bà ngồi bên bếp lò, mơ màng sắp ngủ, còn cụ ông tựa vào khung cửa, vừa định chợp mắt.

Lúc này, một hòa thượng điên điên rồ rồ vừa đến trước cửa, ngó nhìn vào nhà, than thở một tiếng, lại nhìn cụ già ngồi tựa cửa, tâm đầy thông cảm. Hòa thượng giơ tay lên, thấy chiếc quạt trong tay, bỗng nhiên mắt sáng lên, trong tâm đã có chủ ý.

Hòa thượng dùng quạt quạt vào đầu cụ già một cái. Cụ già giật mình, dụi mắt nhìn thấy một hòa thượng điên đứng trước mặt, mới hỏi: “Sư phụ có việc gì không?”.

“Ta cần sửa quạt!”, nói rồi giơ cây quạt trước mặt cụ già.

“Được, được, mời vào nhà!”. Cụ già thấy có kế làm ăn, trong lòng cao hứng, vội vàng dẫn người vào nhà.

Tế Công nhấc chân bước vào nhà, ném chiếc quạt lên bàn, nói: “Sửa mau đi, đợi một lát nữa ta tới lấy!”. Nói xong, ngoảnh đầu bước đi.

Cụ già cầm chiếc quạt lên xem, trong lòng ngờ vực: “Chiếc quạt này rách thế, nan không ra nan, khung không ra khung, sửa làm sao được”. Nghĩ rồi định nói với hòa thượng chiếc quạt này rách quá, thực sự không sửa được, thế nhưng hòa thượng đã đi xa rồi. Cụ già vừa sửa quạt vừa than, lẩm bẩm một mình: “Ta ở đây có một chiếc quạt mới, lát nữa ông ấy về ta đưa ông ấy là được rồi”.

Một canh giờ trôi qua, hòa thượng điên đã về, vừa đến cửa đã hỏi: “Quạt sửa xong chưa?”

“Sửa xong rồi”, lão nhân vừa cầm trong tay chiếc quạt mới vừa nói.

“Ha ha, tay nghề không tệ, sửa trông như quạt mới vậy!”. Hòa thượng điên hài lòng nói.

Cụ già cười gượng, trong lòng hơi buồn, nói: “Nguyên là một chiếc quạt mới mà!”

Hòa thượng điên cầm một nén bạc đặt lên trên án, xoay mình sải bước về phía cửa, rồi lại quay đầu quạt mấy cái về phía cửa, miệng còn niệm thơ từ nghênh ngang đi.

Cụ già đuổi theo đến tận ngoài cửa, miệng lắp bắp không thôi: “Tạ ơn sư phụ!”. Quay đầu nhìn lại trên cửa, thấy có câu đối không biết dán từ bao giờ:

Vế trên: Thủ nghệ tinh tâm thiện phúc tích
Vế dưới: Phiến tử mỹ thủ cần tài đáo

(Nghĩa là: Đặt tâm rèn luyện tay nghề sẽ tích được thiện và phúc, Cần cù chịu khó làm quạt đẹp thì tiền tài tới)

Bức hoành phi: Khổ tận điềm lai (Hết cay đắng thì tới ngọt bùi)

Cuộc gặp gỡ kỳ lạ của lão nhân bán quạt không lâu truyền khắp nơi nơi, mọi người đua nhau tới nhà cụ già xem câu đối, người mua quạt tới nườm nượp. Từ đó, hai cụ già sống trong sung túc.

Ngõ vô danh sau đó được gọi là “ngõ quạt”.

Không lâu sau, mọi người đều tỉnh ngộ, nói: “Hòa thượng điên kia nhất định là Phật sống Tế Công, đến để giải khốn cho hai cụ già nghèo”.

Ấy chính là:

Lão nhân nghèo khổ có thiện tâm,
Hòa thượng Tế Công thấy thương tình,
Thực hành mưu kế giải khốn khó,
Từ đó thịnh vượng kế mưu sinh.
Người có duyên phận được Phật cứu?
Mọi người thử ngẫm sẽ tường minh!

***

Phật gia giảng “Đời là bể khổ”. Những cảnh đời nghèo khổ, éo le như hai cụ già trong chuyện xưa có lẽ nhiều không đếm xuể. Vậy họ có được Phật cứu không? Câu trả lời đã nằm trong đoạn thơ trên, ấy là ở bốn chữ “Thiện tâm” và “Duyên phận”.

Khi Phật hạ thế độ nhân, Ngài không dùng hình ảnh ánh quang diễm lệ, bởi vẻ hào nhoáng sẽ thu hút cả những kẻ thập ác bất xá lẫn vào. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, có lẽ giả điên khùng và đi chu du làm việc thiện như Tế Công cũng không phù hợp để tế thế độ nhân nữa. Vậy Phật có đang hiện hữu để cứu độ con người?

Giữa cuộc sống bộn bề chẳng dễ dàng nhận ra. Lại cần hai chữ “thiện duyên” để ta bất chợt dừng lại và tự hỏi “Vì đâu mà rất nhiều người cải tử hoàn sinh, bệnh viện trả về không thể chữa nhưng họ đã thực sự khỏi bệnh? Vì sao mà bao gia đình đứng bên bờ vực tan nát lại trở nên lành lặn, đùm bọc yêu thương nhau? Những người nghiện hết nghiện, những đầu sỏ băng đảng buông đao kiếm quyết từ nay làm người lương thiện. Lại có người cả đời đi tìm ý nghĩa vĩnh hằng của sinh mệnh thì tới nay hạnh phúc vì đã tìm ra. Có tin được không?” Sự cứu độ này không thể dùng tư duy thông thường mà liễu giải ngọn ngành.

Bề mặt họ là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đằng sau ấy chính người có duyên được Phật cứu độ.

Phật Pháp mang theo trí huệ vô lượng và khả năng vô biên. Phật Pháp có thể cứu sống mạng người, cũng có thể tịnh hóa tâm hồn để bùn nhơ giũ đi, người xấu dần dần biến thành người tốt. Phật Pháp cứu độ thế nhân không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo, gốc gác và giàu nghèo, nhưng cũng rất nghiêm minh. Phải có thiện duyên, như chuyện xưa, vì “duyên” mà Tế Công bước ngang qua nhà hai cụ già nghèo, vì “thiện” mà họ đã không chút khinh thường, cũng rất mực chân thành với một người điên như Tế Công, thì mới nên chuyện tốt lành được.

Video: Trải nghiệm cận tử và sự hồi sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy

Exit mobile version