Đại Kỷ Nguyên

Từ trong mâu thuẫn, dễ dàng nhận ra người quân tử và kẻ tiểu nhân

Tại thời điểm hai người có phát sinh mâu thuẫn, bạn sẽ chỉ trích khuyết điểm và mâu thuẫn của người khác hay là tự nhìn nhận lại bản thân mình xem có thiếu sót gì không? Từ hai cách làm bất đồng này có thể nhìn ra cảnh giới tu dưỡng của một người.

Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non”, cho nên trong cuộc sống bất luận là mâu thuẫn nào giữa hai người thì cũng không thể chỉ do một bên có cảnh giới tu dưỡng không cao tạo thành. Kỳ thực, hai bên có liên quan đều cần phải xem xét lại bản thân mình. Bởi vì khi đối mặt với tranh chấp, mâu thuẫn, lựa chọn cách tự trách mình hay trách người thì sẽ lập tức quyết định kết quả cuối cùng của chuyện này.

Trong “Luận Ngữ” củaKhổng Tử có nhiều chỗ viết về vấn đề trách mình và trách người. “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”, (Tạm dịch: Người quân tử trách mình, tiểu nhân trách người), “Cung tự hậu nhi bạc trách vu nhân, tắc viễn oán hĩ” (Tạm dịch: Người tự mình nhận lấy nhiều mà ít trách người, thì sẽ tránh xa được điều oán hận”.

Khổng Tử cho rằng, người mà nghiêm khắc với bản thân và khoan dung độ lượng với người khác thì mới có thể tránh xa được oán hận cùng thị phi.

Sự khác biệt giữ bậc thánh hiên và người thường khác chính là ở chỗ trách mình hay trách người. Họ luôn dùng lòng khoan dung độ lượng mà tha thứ lỗi lầm của người khác.

Khi phát sinh mâu thuẫn trong mối quan hệ nhỏ giữa người với người, và mối quan hệ lớn hơn là giữa các quần thần, quốc gia, nếu như hai bên đều tự nhìn lại mình thì bất luận là mâu thuẫn nào đi nữa cũng không khó giải quyết. Còn nếu như chỉ trách cứ đối phương, không soi xét lại bản thân mình thì sẽ càng ly gián, oán hận càng tích càng sâu, thậm chí mâu thuẫn trở nên kịch liệt và phá tan mối quan hệ giữa đôi bên.

Trong cuộc sống, ai ai cũng có rất nhiều việc không hài lòng, thậm chí nhiều nỗi bất hạnh mà đều có nguyên nhân từ phát sinh mâu thuẫn mà thành. Thực sự là một kết quả không đáng có!

Một người nếu như có thể thường xuyên kiểm tra lại bản thân, vì người khác mà suy nghĩ nhiều hơn một chút thì sẽ tránh cho rất nhiều những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn trở nên gay gắt, như thế tâm thái của người ấy có thể bình thản và tường hòa hơn. Người ấy có thể vì người khác, vì quần thể, vì xã hội mà tạo ra được một hoàn cảnh sống hòa thuận và hạnh phúc.

Văn hóa truyền thống của Trung Hoa nói riêng rất coi trọng đức tính khiêm tốn, nhường nhịn nhưng dưới sự giáo dục lừa dối, phản truyền thống đã khiến cho nền văn hóa tốt đẹp ấy bị hủy hoại không còn chút gì.

Vào năm 2005, trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc một người phụ nữ bán vé số và một bé gái vừa tròn 14 tuổi phát sinh tranh cãi. Hai bên không ai chịu nhường ai. Người phụ nữ bán vé số đã ra tay, đánh bé gái kia khiến bé gái ngất xỉu và cuối cùng tử vong, người phụ nữ kia cũng bị pháp luật trừng trị. Nếu như khi ấy, hai người chỉ cần thật lòng nói lời xin lỗi về phía nhau thì kết cục đã hoàn toàn trái lại.

Bởi vậy có thể thấy được rằng, một mực oán hận người khác, chỉ trích người khác thì chính là đang che giấu và phóng túng cho sai lầm của mình, trốn tránh trách nhiệm của mình. Như vậy chỉ khiến cho mâu thuẫn giữa người với người lớn hơn, sâu hơn và ngăn cách hơn.

Tự xét lại mình chính là kiểm điểm sâu sắc lỗi lầm của bản thân mình, hơn nữa tự trách mình còn là lời xin lỗi đối với người khác.

Khi giữa người với người phát sinh mâu thuẫn, xung đột, chỉ có tự xét lại, áy náy và tự trách mình mới có thể hóa giải được mâu thuẫn, biến mâu thuẫn thành tường hòa, biến “chiến tranh thành tơ lụa”. Vì vậy trách người không bằng trách mình!

Người quân tử xưa nay đều tự xét lại bản thân mình, kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người, trong lòng tràn đầy bực tức.

Một chính nhân quân tử, thường xuyên tìm những thiếu sót ở bản thân mình mà không trách cứ người, khi đó người ấy dù không tu đạo nhưng đã ở trong đạo rồi!

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version