Đại Kỷ Nguyên

Đạo của Khổng Tử: Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng cam lòng

Khổng Tử là người luôn luôn tin vào Thiên mệnh, ông tin rằng con người được sinh ra trên đời này là có lý do. Bản thân ông tin rằng mình được Trời giao cho sứ mệnh góp sức xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo đức và lòng hiếu học. Và ông đã dành cả đời nỗ lực cho sứ mệnh đó. 

Khổng Khâu (27 tháng 8, 551 TCN – 11 tháng 4, 479 TCN), tự là Trọng Ni, được người đời tôn kính gọi là Khổng Tử, người Tưu ấp nước Lỗ, nay thuộc Khúc Phụ, Sơn Đông. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho Giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.

Khổng Tử truyền đạo thâm sâu khó lường

Đương thời loạn thế, nhà Chu thế đạo lụn bại, lễ nhạc suy tàn, kỷ cương yếu nhược, quốc gia lâm cảnh dị thường. Vì để cứu vãn thế nhân đang lâm cảnh nguy khốn, Khổng Tử dốc lòng nghiên cứu Kinh Dịch và đạo lễ triều Chu. Ông tìm hiểu mối quan hệ tuần hoàn giữa Thiên- Địa- Nhân trong Kinh Dịch. Ông dẫn dắt chúng đệ tử chỉnh lý lại các sách như “Thi Kinh”, “Thượng Thư”, “Xuân Thu”…

Khổng Tử đạo học thâm sâu, ông có hàng ngàn đệ tử nhưng mà chí hướng của Khổng Tử là đạo, cả đời ông truyền thụ đệ tử chính là Nhân – Nghĩa. Chúng đệ tử cảm thấy Khổng Tử giảng về đức đã là quá cao, càng không dám nói gì đến “Đạo”.

Học thuyết Nho giáo bắt nguồn từ đạo đức

Khổng Tử nói: “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ”, ý nói bậc quân tử truy cầu đạo đức, kẻ tiểu nhân thì mong cầu của cải. Là người học đạo Nho, điều đầu tiên là cần chiểu theo phẩm chất của một người quân tử mà yêu cầu chính mình.

Khổng Tử nói: “Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tòng, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã”. (Đức không tu, học không giảng, văn nghĩa không tòng, không thiện thì không thể sửa, đây chính là nỗi lo của ta). Làm thầy mà thấy học trò của mình chỉ chú ý sự việc trên bề mặt mà không nắm được cốt lõi căn bản, sẽ trở nên vô cùng lo lắng.

Nhân sĩ lấy việc học đạo đức làm căn bản, thông đọc hiểu nghĩa tu sửa nhân tâm. (Ảnh: Emaze)

Khổng Tử thuyết về Đức

Vậy thì “Đức” mà khổng tử muốn truyền đạt ở đây là gì? Khổng Tử nói: “Trung dung chi vi đức dã thậm chí hĩ hồ! Dân tiên cửu hĩ”, tạm dịch: Trung dung là tiêu chuẩn của đạo đức, có thể nói là chí cao vô thượng nhưng tiếc rằng con người từ lâu đã thiếu mất nó.

Lấy trung dung để yêu cầu chính mình thì có thể đạt tới tiêu chuẩn một người có Đức. Ở đây Khổng Tử còn nói: “Quỷ thần chi vi đức, kì thịnh hĩ hồ” (Đức hạnh của của Thần Phật thật quá to lớn). Trong “Lễ Ký Trung Dung” cũng có nói: Để có được đức hạnh thì cần phải xử lý tốt mối quan hệ Thiên – Địa – Nhân, đối với Quỷ Thần thì phải tôn kính, đối với người thì cần có lễ.

Ở đây có lẽ có người phản bác: “Chẳng phải Khổng Tử là người không tin vào Quỷ Thần sao?”, họ căn cứ vào hai câu: “Tử bất ngữ quái lực loạn thần” (Ý nói Khổng Tử không nói chuyện quỷ quái thị phi lừa người) và câu nói: “Kính quỷ thần nhi viễn chi” (Ý nói: Kính quỷ thần nên cách xa). 

Nhưng thực ra câu nói đầu tiên cần hiểu rõ ràng hơn, Khổng Tử không nói chuyện quái quỷ loạn thần, quái quỷ loạn thần xét ở góc độ hiện nay mà nói thì ý của Khổng Tử nói đến là những tà ma yêu quái như rắn, chồn, cáo hoang tu luyện thành tinh. Về điểm này chúng ta đọc “Lễ Ký” sẽ minh bạch.

Còn về câu thứ hai, “Kính quỷ thần nhi viễn chi”, mấu chốt của vấn đề nằm ở chữ “Viễn” (xa, khoảng cách), thực ra chữ Viễn này còn có một cách hiểu khác là “sùng bái”. Có một câu tương tự như vậy, Tăng Tử nói: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ” (Tạm dịch: Cẩn trọng làm việc tang sự, sâu sắc tưởng nhớ tổ tiên, xã hội quay về tối giản – Trích Luận Ngữ Học Nhi phần 1).

“Văn nghĩa tắc tòng, văn bất thiện tắc cải”, đây chính là làm người cần luôn phải giữ cương thường đạo lý, không ngừng đề cao tâm tính bản thân. Khổng Tử còn nói: “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã” – Trích Luận Ngữ Lý Nhân phần 4. 

Đây chính là làm người thì phải hướng thiện tránh ác, khi gặp bất cứ việc gì thì đầu tiên là phải xem lại lỗi lầm chính mình sau mới xem tới người khác, cần phải hướng nội tìm trong chính bản thân mình, có được như vậy thì dù không biết tu luyện là gì thì cũng đạt được cảnh giới: “Không tu đạo nhưng đã ở trong đạo”.

Một người dù không biết đạo là gì, không hiểu tu luyện ra sao, nhưng hàng ngày thời thời khắc khắc đều hành xử được như vậy thì cũng là người tu đạo. Là một người tu đạo, chúng ta đều hiểu rõ điều này, tại sao Khổng Tử lại lo lắng chúng đệ tử của mình như vậy?

Tu thân dưỡng tính chính là thời thời khắc khắc đều phải đối đãi nghiêm túc với bản thân, cần bước đi những bước thận trọng vững chắc, nếu không làm được điểm này thì cũng thành dã tràng xe cát biển Đông.

Trẻ em Trung Quốc học giáo lý Khổng Tử trong trường học Nho giáo. (Ảnh: Chinadaily)

Đạo của Khổng Tử trang trọng thâm trầm

Khổng tử nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ” (Sáng nghe đạo, chiều chết cũng không hối tiếc).

Tử Cống, đệ tử của Khổng Tử từng cảm thán nói rằng: “Phu Tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã. Phu Tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã”. Tạm dịch là: Văn chương của thầy có thể nghe được, nhưng đối với lý luận, ngôn hành, và thiên đạo của thầy thì không thể chỉ dựa vào nghe mà hiểu được.

Khổng Tử nói về đạo chính là đạo trong Kinh Dịch. Ngày nay, những điển tích của Nho giáo mà chúng ta biết, hầu như tất cả đều không do Khổng Tử viết, mà là do đệ tử ghi chép chỉnh lý lại, lưu lại được bao nhiêu thì có bấy nhiêu.

Sách mà Khổng Tử lưu lại chân chính nhất chính là bộ chỉnh lý Kinh Dịch như những gì chúng ta biết hiện nay, như: Thoán, Tượng, Hệ Từ, Văn Ngôn, Tự Quái, Thuyết Quái, Tạp Quái. Sau này nếu có cơ hội chúng ta sẽ đi phân tích sâu mối quan hệ thâm sâu giữa học thuyết Nho giáo và Kinh Dịch.

Khi Khổng Tử vẫn còn tại thế, các đệ tử của ông vẫn không thể nào lĩnh hội được nội hàm thâm sâu chân chính mà ông giảng về Đức. Đến khi ông mất đi thì những lý giải về Đạo của ông còn lại chẳng đáng là bao.

Trong “Hán Thư, Nghệ Văn Chí” viết: “Đương thời, các đệ tử mỗi người đều có những ghi nhớ của mình. Sau khi Khổng Tử mất đi, mọi người nghị luận với nhau mà thành Luận Ngữ”.

“Luận Ngữ” chính là tuyển tập những ghi chép rải rác về những câu chuyện và cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và học trò của mình.

Dù vậy, sức ảnh hưởng của “Luận Ngữ” đối với văn hoá truyền thống của người Á Đông là vô cùng lớn. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng ra toàn thế giới, đặc biệt là các nước lận cận khu vực châu Á.

Qua bao nhiêu năm lưu lạc, Đạo của Khổng Tử đã không còn nguyên nghĩa mà từ các ghi chép sai lệch đi rất nhiều. (Ảnh: LinkedIn)

Bắt đầu từ thế kỷ 17-18, các nhà tư tưởng lớn của châu Âu như triết gia Gottfried Leibniz (Đức) đã tỏ ra trân trọng văn hoá Nho giáo. Ngay cả nhà thần luận, nhà triết học nổi tiếng người Pháp Voltaire cũng đưa ra chủ trương: “Văn hoá tổng thể”.

Ông cho rằng chúng ta, người người đều nên đem 8 chữ “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (cái mình không thích thì đừng làm cho người khác) thành châm ngôn sống cho mình.

Nhà lãnh đạo người Pháp Robespierre cũng đem 8 chữ này thành tiêu chuẩn đạo đức để viết thành “Tuyên ngôn nhân quyền” và “Hiến pháp nước cộng hoà Pháp”.

Tổng kết lại những điều trên có thể thấy rằng: “Luận Ngữ” chính là tịch thư tối quan trọng trong Nho giáo, dẫn dắt con người chúng ta tôn kính Thần, Phật, Thiên, Địa, giúp chúng ta hiểu được thế nào là tiêu chuẩn của một người quân tử.

Nó cũng giúp chúng ta tiến hơn một bước hiểu được sự khác biệt của người quân tử và tiểu nhân. Tuy nó có thể giúp con người hiểu được những vấn đề này nhưng lại không thể giải thích được cặn kẽ cội nguồn vì sao chúng ta phải làm như vậy?

Một mặt là do tiêu chuẩn đạo đức xã hội nhân loại trượt dốc tạo thành khiến con người không thể lý giải được. Một mặt là do thiên thượng an bài, không cho phép con người biết được nhiều phương pháp tu luyện chân chính.

Theo Secret China
Tây Phong biên dịch

Exit mobile version