Đại Kỷ Nguyên

Trong dịch bệnh luôn hiện hữu sự cứu rỗi từ bi của Thần

Trong dịch bệnh luôn hiện hữu sự cứu rỗi từ bi của Thần

Ảnh minh họa: Gigi/ Unsplash.

Phật gia cho rằng một người có mắc bệnh hay không không ở chỗ anh ta có bị lây nhiễm hay không, mà được quyết định bởi nghiệp lực của tự thân anh ta. Trong kiếp nạn, Thần Phật sẽ có an bài, nếu bạn là một người lương thiện, sống đúng với lời dạy của Thần, Thần Phật ắt sẽ che chở cứu vớt bạn.

Nhìn lại lịch sử, có dịch bệnh nào từng bị con người tiêu diệt? E rằng không có, có chăng chỉ là tạm thời không xuất hiện mà thôi. Ví như các bệnh SARS, AIDS, bệnh dịch hạch, v.v. mãi cho đến nay vẫn không có thuốc đặc trị, loài người vẫn đang tiếp tục với phương thức cách ly cổ xưa nhất. Khi chúng ta ngày càng tin tưởng vào khoa học, ngày càng tự phụ vào khả năng của bản thân, thì sự bùng phát của dịch bệnh chính là đòn phủ định lớn nhất. Đối diện với dịch bệnh, điều con người kiểm soát được quả thực là quá ư bé nhỏ.

Trong lịch sử, thời điểm dịch bệnh bùng phát luôn là ẩn đố không thể giải khai được. Đại dịch thành Athens, ôn dịch thời La Mã, cái chết đen châu Âu, dịch cúm Tây Ban Nha, và những trận dịch xuyên suốt các triều đại Trung Quốc… con người đều không tìm ra được nguyên nhân căn bản khiến dịch bệnh bùng phát. Nó ập đến một cách đột nhiên rồi khuếch tán, sau đó giống như có một chỉ lệnh vô hình, trong phút chốc lại biến mất đầy bí ẩn.

Sự bùng phát và kết thúc của dịch bệnh, gồm cả con đường gieo rắc của nó, dường như đều dưới sự chỉ huy của một bàn tay thần bí trong cõi vô minh. Dù đã có các nhà tiên tri, nhưng con người vẫn không sao tránh được. Và kết quả sau cùng chính là: Xưa nay chỉ có dịch bệnh bỏ qua cho con người, chứ không phải con người đã chiến thắng dịch bệnh.

Khoa học chỉ có thể nghiên cứu mầm bệnh trong phạm vi mà máy móc thiết bị có thể kiểm trắc được, thông qua những hiện tượng đã biết mà đưa ra suy đoán. Các biện pháp phòng ngừa ở không gian bề mặt như mặc áo bảo hộ, chú trọng vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn… vẫn không phải là biện pháp triệt để loại trừ ôn dịch. Thế nhưng sự quái dị của mầm bệnh dường như không sao nắm bắt được: Có người đã áp dụng đủ mọi cách phòng hộ cách ly, nhưng cũng không tránh khỏi cái chết. Có người thân thể khỏe mạnh nhưng lại không an toàn hơn những người thân thể suy nhược. Có người tiếp xúc rất gần với bệnh nhân, thậm chí là ôm lấy thi thể để mong được chết cho mau lẹ, nhưng lại hoàn toàn không bị lây nhiễm. Hơn nữa, dù có thần y thần dược, thì lại có người được chữa khỏi, lại có người vẫn tử vong như thường.

Bệnh dịch thành Athens – tranh vẽ của họa sĩ Michiel Sweerts (ảnh: Wikipedia).

Tinh thần thuần tịnh có thể ước chế mầm bệnh 

Văn Thiên Tường là vị thừa tướng nổi tiếng nhà Nam Tống. Ông từng bị bắt và bị cầm tù trong lao ngục hôi thối ẩm ướt. Đó là nơi vô cùng bẩn thỉu với đầy đủ mùi xú uế. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh như vậy suốt 3 năm trời, Văn Thiên Tường lại không mắc bệnh. Vì sao lại như vậy? Trong bài Chính Khí Ca Tự, ông viết: “Ta giỏi bồi dưỡng tinh thần bất khuất trong ta”, tức là chính khí.

Chính khí là gì? Các thiết bị máy móc của khoa học không nhìn thấy được, cũng không kiểm trắc ra được, nhưng chủng tinh thần thuần khiết này lại có thể ước chế bệnh độc. Trường hợp của Văn Thiên Tường vừa khéo lại phù hợp với một câu trong cuốn cổ thư Hoàng Đế Nội Kinh: “Bên trong tồn giữ chính khí, tà khí không thể xâm nhập”. Người có chính khí, thì có thể ngăn trở tà bệnh. Kỳ thực, Văn Thiên Tường đã từng gặp một vị cao nhân dạy ông đạo pháp tu luyện, và “chính khí” ấy là bắt nguồn từ phương pháp tu Đạo của ông.

Nói về nguyên nhân phát sinh ôn dịch, Hoàng Đế Nội Kinh ghi chép rằng: “Nhân khí không đủ, thiên khí hư nhược, tinh thần thất thủ, thần quang không hội tụ, tà quỷ can nhiễu người”. Y học hiện đại không gọi là ‘tà quỷ’ mà gọi là bệnh độc, nhìn nhận đó là vi khuẩn hoặc virus gây bệnh mà mắt thịt có thể nhìn thấy được. Với góc nhìn như thế, thì “Thần”, hay “quỷ” trong điển tịch của Trung y cổ đại đã bị con người ngày nay xem là thứ gì đó mê tín rồi.

Khoa học nhìn nhận rằng khí hậu dị thường có thể khiến dịch bệnh lan truyền. Nhưng nếu nhìn từ góc độ của Trung y thì dịch bệnh khác biệt rất lớn với các chứng bệnh thông thường, khí hậu thất thường hay nóng lạnh hỗn tạp chỉ là nhân tố bề ngoài khiến dịch bệnh phát sinh.

Trong Ôn Dịch Luận, danh y Ngô Hữu Tính triều Minh đã chỉ ra rằng: “Dịch bệnh vốn không phải là gió, lạnh, nóng, ẩm ướt, mà là giữa trời đất có một loại dị khí khác”, đây được gọi là “lệ khí” (khí dịch bệnh). Nếu nhìn nhận như vậy, thì “lệ khí” này cũng giống như mầm bệnh mà y học hiện đại nói tới.

Người Tây phương cổ đại cho rằng ôn dịch bắt nguồn từ không gian khác, do Thần linh phẫn nộ hoặc do tà linh dẫn khởi. Cái chết đen thời Trung Cổ được nhìn nhận là một thứ tà linh (evil spirits) tiến nhập vào cơ thể người. Hiện nay cũng có khoa học gia thừa nhận rằng có những bệnh độc tồn tại từ không gian ở tầng thâm sâu hơn mà nhân loại không thể thăm dò đến được, là vật chất vi quan hơn vật chất mà nhân loại vẫn biết.

Nếu tà linh gây ra ôn dịch, vậy thì cái gọi là thuốc trị liệu mà khoa học nghiên cứu sao có thể động chạm đến được? Tà linh chỉ chịu khuất phục trước Thần linh, chứ không thể bị con người hàng phục. Trong các bản kinh sách thời Ba Tư cổ đại viết bằng tiếng Avesta, y học được miêu tả là cuộc chiến tranh chống lại tà linh, các bác sĩ của Babylon hầu như đều là các vị quan tư tế cúng bái Thần linh. Còn ở Trung Quốc thời xưa, rất nhiều danh y đều là những người tu Đạo, rất nhiều Đạo sĩ cũng am hiểu thuật đuổi tà trị bệnh.

Vì sao thần y khó chữa được bệnh của thiên hạ?

Sách sử có ghi chép về những vị thần y có thuật xoay chuyển trời đất, Đạo sĩ có thể thi triển chú pháp hóa giải ôn dịch. Nhưng dù là thần y hay thần tăng, họ chỉ có thể chữa khỏi cho một số ít bệnh nhân, chứ không thể chữa được bệnh cho cả thiên hạ. Vì sao?

Người am hiểu Đạo biết rằng cần phải thuận theo Trời, tuyệt đối không thể làm trái Thiên ý. Hết thảy vạn sự vạn vật đều có định số, ngay cả các bậc Thánh hiền nơi cõi người cũng không thể xoay chuyển được. Người Trung Hoa tin rằng: Ôn Thần và Lôi Thần trên thiên đình, Lôi Thần phụ trách trừng trị răn đe mỗi từng cá nhân, còn Ôn Thần thì phụ trách hủy diệt một địa khu, thậm chí cả một quốc gia. Lữ Nhạc trong Phong Thần Diễn Nghĩa giữ chức Ôn Hoàng Hạo Thiên Đại Đế, nắm quyền cai quản sáu vị Bộ Ôn Chính Thần, chuyên nhận trách nhiệm diệt trừ kẻ gian ác. Dưới trướng của mỗi một Bộ Ôn đều có vô số quỷ ôn dịch. Quỷ ôn dịch gieo rắc bệnh tật ở nơi nào thì nơi đó sẽ xuất hiện đại dịch, họ chỉ đơn giản là chiểu theo an bài của Thần mà hành sự.

Trong kinh Phật có giảng về kiếp nạn, cho rằng dịch bệnh là “phi nhân”, siêu việt con người mà đến thế gian, không phải là nhân tố vật chất ở tầng không gian nhân loại. Nếu con người vô đức, phóng túng buông thả, sát sinh, trộm cướp, tà dâm, sống trái với luân thường đạo lý, thì tất nhiên sẽ chiêu mời dịch bệnh.

Vậy nên, Phật gia cho rằng một người có mắc bệnh hay không không ở chỗ anh ta có bị lây nhiễm hay không, mà được quyết định bởi nghiệp lực của tự thân anh ta. Người tạo đại nghiệp thì dịch bệnh từ sớm đã nhắm vào anh ta, dù có trốn chạy cũng không thoát được, còn những người có đức thì dù không phòng hộ cũng sẽ không bị lây nhiễm. Trong ôn dịch, người bạc phúc sẽ mất mạng vì bệnh, đây cũng chính là đạo lý của câu: “Thần y trị bệnh, khó trị mệnh” lưu truyền trong dân gian.

Đạo gia cho rằng ôn dịch là thiện ác báo ứng, Trần Đoàn lão tổ từng viết trong quyển Tâm Tướng Thiên: “Chết bởi ôn dịch không do vận số, mà là do nhục mạ trời đất”. Như vậy, có thể bình an vượt qua dịch bệnh hay không thì có liên quan tới thái độ của con người đối với thiên địa Thần linh, chứ không liên quan đến vận số trước đây của họ. Người báng bổ thiên địa, đấu trời đấu đất, ấy là nguyên nhân căn bản khiến dịch bệnh bùng phát. Khái niệm “Trời đất” trong văn hóa truyền thống cả phương Đông lẫn phương Tây đều có liên quan tới Thần linh, chỉ là những người theo thuyết Vô Thần đã bóc tách đi tầng hàm nghĩa căn bản nhất này. “Trời đất” đã bị duy vật hóa, chỉ còn hạn cuộc trong giới tự nhiên mà khoa học có thể dò dẫm đến được.

Ở phương Tây, dịch bệnh được coi là sự trừng phạt của Thượng Đế dành cho con người. Thần Apollo trong thần thoại cổ Hy Lạp có thể trị được các chứng bệnh hiểm nghèo, lại có thể giáng xuống ôn dịch và các thứ bệnh truyền nhiễm để trừng phạt những kẻ báng bổ Thần linh.

Trong Kinh Thánh có hơn 60 đoạn đề cập đến dịch bệnh, chỉ ra một cách minh xác rằng: Không có dịch bệnh nào phát sinh ngẫu nhiên, bởi đó là sự trừng phạt đối với những người đã rời bỏ Thần và làm trái Thiên ý. Khi vị Pharaoh Ai Cập đang kiêu ngạo đắc ý, Thiên Chúa đã giáng xuống dịch bệnh để cảnh tỉnh ông. Khi con dân dâm loạn và tôn thờ ngẫu tượng của kẻ ngoại bang, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã giáng xuống, dịch bệnh trong nháy mắt lan ra khắp cộng đồng người Israel.

Tác phẩm “Dịch hạch ở thành Rome” của Jules Elie Delaunay (ảnh: Wikipedia).

Ai Cập cổ từng phát sinh ba đợt ôn dịch nhắm vào những nước “không có thụ ký của Mose”, La Mã cổ cũng phát sinh ba lần đại dịch nhắm đến những người bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo. Mỗi trận ôn dịch như vậy chỉ lây nhiễm đến những nhóm người đặc định và những địa khu riêng biệt, hoặc là dẫn đến tử vong, hoặc dẫn đến mắc bệnh, hoặc tạo nên thiệt hại nghiêm trọng khiến triều đại diệt vong. Trừng phạt xong rồi, Thiên Chúa liền thu tay lại, biểu hiện ở cõi người chính là dịch bệnh đột nhiên biến mất. Dịch bệnh là kết quả “người không trị thì trời trị”, quá trình phát sinh của nó đã minh chứng cho câu nói: Thần Phật cai quản thế giới là lấy chính nghĩa mà đo lường hết thảy.

Khi dịch bệnh phát sinh, ơn cứu rỗi cũng theo đó mà đến

Bản thân dịch bệnh vốn không hề đáng sợ, nó đơn giản chỉ là cơ chế điều hòa trật tự giữa trời và đất. Loại cơ chế điều hòa này là có quy luật, vạn vật đều vận hành dựa theo phép tắc bất di bất dịch, những người lệch rời khỏi phép tắc này tự nhiên sẽ bị văng ra khỏi quỹ đạo vận hành của trời đất, gọi là đào thải. Trái với Thiên lý Thiên đạo, biểu hiện ở nhân gian chính là đạo đức bại hoại, táng tận nhân luân, đây cũng là đạo lý “dịch bệnh không lây nhiễm cho những người hiếu đệ hiền lương”.

Con người luôn lấy bản thân làm trung tâm, lấy gia đình bạn bè làm thế giới nhỏ của mình, cho rằng người khác không can hệ gì đến họ, đau khổ của người khác không chút can hệ gì với bản thân. Nhưng dịch bệnh đã làm xáo trộn hết thảy những điều này.

Mọi người ẩn núp trong nhà không dám ra ngoài, nhưng con phố đối diện có người ngã lăn xuống đất, hàng xóm sát vách cũng có người lây nhiễm mà qua đời, mầm bệnh trong không khí không đâu không có mặt, dù có muốn phòng vệ cũng không phòng vệ được.

Trong hoang mang, chúng ta ngẩng đầu lên nhìn Trời mong được Thần Phật phù hộ, nhưng con người đã rời xa Thần quá lâu rồi! Những độc hại của thuyết tiến hóa, thuyết vô Thần đã khiến chúng ta tạo nghiệp vô biên, đấu trời đấu đất, báng bổ Thần linh. Những tội lỗi ấy đã đẩy chúng ta vào con đường hủy diệt. Không tin Thần, phủ định Thần, báng bổ Thần, khi dịch bệnh kéo đến thì Thần Phật bảo hộ thế nào đây?

Vậy nên, nếu con người muốn tự cứu lấy mình, quan trọng hơn biện pháp phòng ngừa ở bề mặt chính là phản tỉnh về tinh thần. 

Trong hoang mang, phúc âm nhất định sẽ đến, bởi Thần Phật trước nay không hề bỏ rơi con người. Đến cùng với dịch bệnh chính là sự cứu rỗi từ bi của Thần. Trong kiếp nạn, Thần Phật sẽ có an bài, nếu bạn là một người lương thiện, sống đúng với lời dạy của Thần, Thần Phật ắt sẽ che chở cứu vớt bạn, dù đại nạn ập đến cũng sẽ tự động rời xa.

Theo Tần Thuận Thiên, Epoch Times
Vũ Dương biên dịch

Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?

Exit mobile version