Đại Kỷ Nguyên

Thuyết Địa tâm là sai lầm của cổ nhân hay nhân loại chưa lý giải được nội hàm của Thánh nhân?

Thuyết Địa tâm là sai lầm của cổ nhân hay nhân loại chưa lý giải được nội hàm của Thánh nhân?

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

Trong hầu hết những nền văn minh cổ đại, người xưa coi trái đất bằng phẳng nằm ở trung tâm của vũ trụ, phía trên bao trùm bởi thiên khung, với vô số các ngôi sao treo trên thiên khung, gọi là thuyết Địa tâm. Người xưa, ở cả phương Đông và phương Tây, đều cho rằng Thần sáng tạo và duy trì vũ trụ.

Trong lịch sử văn minh nhân loại có rất nhiều ghi chép và truyền thuyết liên quan đến sự ra đời của vũ trụ và nhân loại, từ truyền thuyết của người Babylon cổ đại về hai vị thần Lahmu và Lahamu kết hợp với nhau tạo ra con người, hay chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa tạo con người trong văn hóa Trung Quốc cổ đại… đến chuyện Jehovah tạo ra trời đất và con người trong Kinh Thánh. Những truyền thuyết này đã chỉ ra những chỗ mê khó giải từ xa xưa về sự ra đời của vũ trụ và nhân loại. Thế nhưng, nhân loại hiện đại dựa vào nhận thức trực giác cảm quan đã không thể thừa nhận tính chân thực của những ghi chép này nữa, họ nhất loạt quy chúng thành truyền thuyết, thần thoại và lý luận triết học.

Đến thời Trung cổ, dựa trên quan sát trực quan của mình, các nhà khoa học lúc bấy giờ đã đề xuất ra thuyết “Nhật tâm” cho rằng Mặt trời là trung tâm của vũ trụ và Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Cùng với việc không ngừng cải tiến các máy móc thiết bị đo đạc quan trắc, các nhà khoa học nhận thức được rằng Mặt trời cũng không phải là trung tâm của vũ trụ. Hệ mặt trời chỉ nằm ở một góc nhỏ xíu ở rìa của hệ Ngân Hà, mà hệ Ngân Hà cũng chỉ là một trong mấy trăm tỷ thiên hà. Tất cả những thiên hà này lại tổ thành vũ trụ của chúng ta.

Tuy nhiên, hãy khoan phủ nhận thuyết Địa tâm và phủ nhận tín ngưỡng vào Thần của người xưa. Lịch sử đã chứng minh, những trí huệ bất hủ của cổ nhân được lưu lại, như thuyết Âm Dương Ngũ Hành, những Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, Phong Thủy, cùng nền Đông Y phát triển rực rỡ với những phương pháp chữa bệnh dựa trên âm dương ngũ hành, hệ thống kinh lạc mà cho đến ngày nay con người hiện đại chỉ có thể công nhận và vận dụng, không có cách nào giải thích được. 

Hãy nói một chút về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, một cặp phạm trù trọng yếu trong triết học cổ Trung Hoa. Khái niệm về âm dương có nguồn gốc từ Đạo gia, sau này được viết thành sách “Hoàng Đế nội kinh” vào giữa thời Chiến Quốc – Tần Hán. Âm dương được xem xét trong một thể thống nhất, những sự vật có thuộc tính đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất. Các cặp âm dương khác như: trên – dưới, ngoài – trong, sáng – tối, mùa xuân hạ – mùa thu đông, nóng – lạnh, nhẹ – nặng, thăng – hạ, động – tĩnh, hưng phấn – ức chế, phải – trái, trước – sau, chính – tà…

Sự vận động của âm dương sinh ra Ngũ hành. Ngũ hành chỉ năm loại thuộc tính của vật chất, gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vũ trụ. Mộc (thuộc tính của cây) là chỉ sự vật có tính chất sinh trưởng, thông thoát, thăng phát lên trên. Hỏa (thuộc tính của lửa) chỉ sự vật có sức nóng của lửa, ôn nhiệt, thăng lên. Thổ (thuộc tính của đất) chỉ sự vật có tác dụng hóa sinh, thu nạp, nuôi dưỡng. Kim (thuộc tính của kim loại) chỉ sự vật có tác dụng thanh khiết, hướng xuống, cứng rắn, có khả năng hấp thu, chứa đựng. Thủy (thuộc tính của nước) chỉ đặc tính tư nhuận, hướng xuống, có tính hàn, nhu mì, ôn hòa. Ngũ hành có tính tương sinh tương khắc. Như vậy khái niệm Ngũ hành không phải biểu thị cho năm loại vật chất theo trực quan, mà là đại biểu cho năm loại thuộc tính của vật chất. 

Trở lại với thuyết Địa tâm. Nó bắt nguồn từ đâu? Nó bắt nguồn từ trong tôn giáo, cả ở phương Tây và phương Đông. Vào khoảng 2500 trước đây, khi nhân loại mới thoát thai khỏi xã hội nguyên thủy, các đại Giác Giả như Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Chúa Giê-Su đã hạ thế độ nhân… Từ Phật (Buddha) trong tiếng Ấn Độ cổ có nghĩa là Giác Giả, là người thông qua tu luyện mà giác ngộ. Các Giác Giả trong khi khai sáng con đường trở về của chính mình đã truyền giảng và lưu lại cho hậu thế Pháp của họ, dẫn chúng sinh theo con đường họ giác ngộ để trở về Thiên Quốc. Những kiến thức sơ khai của con người về vũ trụ và kiếp nhân sinh chính là đã được các Giác Giả, trong khi phổ độ chúng sinh mà truyền thụ lại cho con người. Trong hoàn cảnh nhân loại mới bước vào thời kỳ văn minh mới, các Giác Giả không có cách nào truyền toàn bộ Pháp của mình, chỉ có thể dựa trên khả năng tiếp thụ của người xưa. Hơn nữa, Pháp mà Phật Thích Ca, Chúa Giê-su lưu lại cho con người, là do các đệ tử của họ ở cảnh giới thấp hơn ghi chép lại sau vài trăm năm, đã bị mai một và diễn giải sai nhiều.

Như vậy, khi xem xét thuyết Địa tâm, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử và cảnh giới của các Giác Giả siêu xuất khỏi tầng thứ người thường. Liệu con người, chỉ bằng các giác quan của mình, có thể cảm nhận được hết thảy, nhìn thấy hết thảy? Khi mà máy móc thiết bị và công nghệ của con người ngày càng tiên tiến, thì chúng ta mới phát hiện ra rằng, những điều chúng ta có thể nhận thức được bằng giác quan của chính mình ngày càng ít ỏi. Nền khoa học thực chứng, chỉ công nhận dựa trên những thứ đã được quan sát, đã trói buộc và giới hạn khả năng nhận thức của con người hiện đại trong một cái vòng luẩn quẩn trực quan mà không thể siêu xuất lên.

Nhận thức của cổ nhân, có nguồn gốc từ các Giác Giả, coi cõi trần gian chính là cõi mê. Các Giác Giả nhìn nhận cặp mắt thịt này chỉ có thể nhìn thấy được thành phần cấu thành bởi các lạp tử là tế bào hoặc phân tử, mà không thể nhìn được ở mức vi tế hơn. Nếu soi lên kính hiển vi, các tế bào và phân tử đều đang lay động, nhưng mắt thịt cũng không thể nhìn thấy được. Còn các Giác Giả, trong khi không ngừng tu luyện không ngừng đề cao cảnh giới siêu xuất khỏi người thường, mà con mắt thứ ba (thiên nhãn) được khai mở, có thể nhìn thấu các tầng không gian và thời không khác của vũ trụ ở cảnh giới của họ, thấy được Chân Lý mà con người nhìn không thấy.

Các Giác Giả giảng rằng, con người thế gian được cấu thành bởi hai thành phần, gồm nguyên thần (hay linh hồn) và nhục thân (hay thể xác). Nguyên thần của một người, cấu thành bởi thứ vật chất vi tế mà mắt thịt không thể nhìn thấy, mới chính là bản thân người ấy. Còn nhục thân cấu tạo bởi lớp tế bào kia, chẳng qua chỉ là một cái vỏ để tồn tại trong cõi trần gian mà thôi. Khi con người chết đi, thì chỉ có lớp tế bào bị tuột ra, còn nguyên thần là bất diệt trong vòng luân hồi chuyển kiếp. 

Vũ trụ mà các Giác Giả đề cập đến, được cấu thành bởi Thiên và Địa. Thiên là chỉ tầng tầng các cảnh giới Thiên đường, nơi cư ngụ của các bậc Thánh Thần và các linh hồn ngoan đạo và trong sạch. Địa chính là chỉ tầng thứ thấp nhất, nhỏ bé nhất của vũ trụ, bao gồm có dương gian (cõi trần nơi con người sinh sống) và âm gian (các tầng địa ngục), nơi trừng phạt các linh hồn tội lỗi. Như vậy, khái niệm về Thiên và Địa của các Giác Giả, hoàn toàn không trùng với khái niệm về trái đất và bầu trời ở tầng vật chất mà con người ngộ nhận.

Vậy khái niệm trái đất phẳng nên hiểu thế nào? Hiểu nó theo ý nghĩa trực quan là hoàn toàn sai lầm. Để hiểu đúng, phải xét trên góc độ nhìn nhận của các Giác Giả. Đó chính là, chúng sinh ở nhân gian đều ở cùng ở trên mặt của Địa – tầng thứ thấp nhất – ai cũng như vậy. Do vậy địa là “phẳng”.

Đồng tiền cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam với bốn chữ “Bảo Đại Thông Bảo” (保大通寶) Bảo Đại (1925-1945); mặt kia ghi “thập văn” tức mệnh giá 10 đồng (Ảnh: Wikimedia)

Đồng xu cổ này chính là biểu đạt quan điểm của cổ nhân về vũ trụ, trong đó bao gồm Thiên hình tròn bao bên ngoài, và Địa hình vuông, rỗng và nằm ở trung tâm. Vì sao Thiên có hình tròn lớn bao quát bên ngoài? Theo lý giải của cá nhân người viết, hình tròn biểu tượng cho sự xoay vần, chuyển động và những quy luật biến hóa của vũ trụ (Thiên Lý viên dung). Hết thảy mọi biến động trên Trái đất (hay Địa) đều thuận theo và phản ánh những từ những biến động trên Thiên thượng.

Người xưa chính là dựa vào thuật chiêm tinh mà dự đoán thời cuộc (Thiên thời) và vận mệnh quốc gia. Theo lời giảng của các Giác Giả, sinh mệnh con người (hay nguyên thần) chính là được sinh ra trong không gian mênh mông của vũ trụ (Thiên thượng), nhưng qua thời gian họ đã phạm phải những lỗi lầm (tạo nghiệp chướng) và không thể tồn tại trên tầng vũ trụ đó nữa, nên bị giáng hạ xuống từng tầng, từng tầng, cuối cùng bị rớt xuống đến đáy của vũ trụ. Cái đáy này nó nằm ở trung tâm vũ trụ, chính là Địa. 

Vì sao Địa lại được biểu trưng bằng một hình vuông rỗng? Theo lời giảng của các Giác Giả, Địa hay nhân gian, chính là một không gian cực kỳ đặc thù. Nguyên thần muốn tồn tại trong không gian này, cần phải có nhục thân. Hình vuông của Địa giống như là một cái cũi. Nhục thân chính là một cái cũi để giam hãm nguyên thần. Nhục thân khiến cho con người nóng không chịu được, lạnh không chịu được, đói khát không chịu được, phải chịu kiểm soát của sinh lão bệnh tử… Nguyên thần khi bị giam hãm trong nhục thân thì không có được bất cứ công năng nào, nên con người phải tự mình lao động để kiểm sống. Ở thiên không, nguyên thần có thể phiêu đãng bay lên, có thể biến lớn thu nhỏ, biến hóa ra mọi vật như ý, tự do tự tại. 

Địa (hình vuông) đối lập với Thiên (hình tròn), còn có một tầng ý nghĩa nữa. Đó là: lý của con người là phản đảo với Thiên lý viên dung. Ví như con người mong muốn sống tốt, đạt được thỏa mãn trong danh lợi tình, thì đối với các Giác Giả mà xét, người đó chiếm hữu càng nhiều, tư tâm càng nặng thì càng làm tổn hại người khác, càng gánh lấy nghiệp lực và tiến tới diệt vong. Các Giác Giả cho rằng tu tâm dưỡng tính, chịu khổ là tốt, như vậy thì hoàn nghiệp sẽ nhanh để quay trở về với bản lai của sinh mệnh. Như vậy hình vuông của Địa là có hàm ý biểu tượng, chứ không phải nói là trái đất hình vuông.

Vậy tại sao Địa lại rỗng? Theo Phật giáo và Đạo giáo, cõi trần gian chính là cõi mê, là huyễn tượng, không thật. Cặp mắt thịt và các giác quan của con người không thể cảm nhận được nó. Địa chính là môi trường mà Thần đã tạo ra để nguyên thần trong mê mà đề cao tâm tính, tu luyện quay trở về cõi Thiên. Mục đích của các Giác Giả hạ thế độ nhân chính là để phổ độ chúng sinh, đưa những chúng sinh lầm lạc trở về với Thiên Quốc (hay Nước Trời) sau khi đã chịu khổ hoàn trả nghiệp nơi hạ giới. Những sinh mệnh trong cõi mê mà càng trở nên bất hảo hơn nữa, thì sẽ phải tiếp tục luân hồi hoàn trả nghiệp đời này qua đời khác nơi trần gian và địa ngục.

Như vậy, giảng thuyết Địa tâm này, các Giác Giả đã đồng thời khai sáng cho nhân loại con đường để trở về. Đây là điều mà khoa học ngày nay vẫn chưa nhận thức tới, nhưng lại lý giải hết sức thiển cận khiến cho con người hiện đại càng không tin vào các Giác Giả, càng rời xa con đường Giác Ngộ. Phật Pháp, Đạo Pháp chính là các quy luật của vạn sự vạn vật trong vũ trụ mà Thần tạo ra. Thần chính là những nhà khoa học vĩ đại nhất vượt xa khỏi tầm hiểu biết của con người. Khoa học, bản thân nó, không phải để phủ nhận, mà là để chứng minh sự tồn tại của Thần. Chỉ là do quan niệm quá thiển cận của thứ “khoa học thực chứng” sinh ra trong cõi mê của con người mà phủ nhận hết thảy những gì nó không thể chứng minh được, phủ nhận cả tín ngưỡng và những trí huệ uyên thâm đã được trân trọng lưu truyền và duy tồn hàng ngàn năm của nhân loại. Đã đến lúc nhân loại phải bứt phá khỏi nền tảng khoa học thực chứng để nhận thức thế giới.

Con đường tu luyện mà các Đại Giác Giả đã lưu lại cho con người, chính là con đường Giác Ngộ chân chính. Chỉ có thông qua đó, con người mới có thể hiểu được chân lý  của vũ trụ. Phật Pháp đang được truyền rộng tại nhân gian, được đúc kết trong cuốn Thiên cổ kỳ thư Chuyển Pháp Luân – con đường tu luyện chân chính phù hợp cho con người hiện đại. Mong rằng những ai hữu duyên hoặc mong muốn tìm hiểu trí huệ của cổ nhân đừng nên bỏ lỡ.

Exit mobile version