Đại Kỷ Nguyên

Phá giải dự ngôn cổ: Long mạch Trung Hoa đã đứt, ĐCSTQ sẽ sớm diệt vong (P.2)

Phá giải dự ngôn cổ: Long mạch Trung Hoa đã đứt, ĐCSTQ sẽ sớm diệt vong (P.2)

Ảnh từ tấm áp phích do người Hồng Kông thiết kế.

Trong phần 1 đã giải nghĩa 7 khổ thơ đầu, tới thời Thái Bình Thiên Quốc, về cơ bản đều đã linh ứng, vậy vận mệnh của chính thể cuối cùng được ghi chép trong dự ngôn sẽ ra sao?

Hoàng Bá Thiền sư là cao tăng Phật giáo nổi tiếng thời nhà Đường sống ở Tựu Phong, Tịnh Châu (Nay là núi Hoàng Bá huyện Nghi Phong tỉnh Giang Tây). Bài thơ nổi tiếng được Hoàng Bá Thiền sư truyền miệng vào năm Hội Xương thứ hai Đường Vũ Tông, đã được tể tướng đương triều khi đó là Bùi Hưu ghi chép lại thành một cuốn sách, như tác phẩm thơ dự ngôn về vận mệnh quốc gia, thu thập vào trong bộ sách “Chung lăng lục”.

Hoàng Bá Thiền sư thi tổng cộng gồm 14 bài thơ, dự ngôn các sự kiện lịch sử lớn đã xảy ra từ thời nhà Minh cho tới hiện tại đang xảy ra. Về cơ bản tất cả đều ứng nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng thử phá giải bài thơ dự ngôn này.

Khổ 8

Đồng tâm tá trị vận trung hưng,
Nam Bắc phong yên nhất tảo bình.
Nhất kỷ cương chu Dương nhất phục,
Hàn băng không tự chiến cảng cảng.

Tạm dịch:

Đồng lòng giúp trị vận phục hưng,
Nam Bắc khói lửa sớm dẹp xong.
Một vòng kỷ cương Dương trở lại,
Băng lạnh không từ rét căm căm.

Đồng tâm tá trị vận trung hưng

Câu này chỉ thời Trung Hưng Đồng Trị, là giai đoạn Trung Hưng từ năm 1847 – 1862, thời gian hoàng đế Đồng Trị tại vị. Nó trùng hợp với giai đoạn giảng hòa giữa chính quyền nhà Thanh và liên quân Anh Pháp vào năm 1860. Sau khi Thái Bình thiên quốc bị thất bại và diệt vong vào năm 1864, sau đó phát triển phong trào tây phương hóa, chính trị xuất hiện thời kỳ tương đối bình thường, hòa hoãn.

Nam Bắc phong yên nhất tảo bình

Hàm ý, cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc và dân tộc Hồi được dẹp yên.

Nhất kỷ cương chu Dương nhất phục

‘Nhất kỷ cương Chu’ ý đề cập vừ kết thúc một kỷ nguyên, một kỷ là 12 năm. Đồng Trị đế tại vị 13 năm, tức vừa qua hết 1 kỷ. ‘Dương nhất phục’ có nghĩa là sau 11 tháng, Đồng Trị đế băng hà.

Hàn băng không tự chiến cảng cảng

Thời kỳ Đồng Trị giống như đi trên băng mỏng, tính mạng nguy khốn. Mặc dù đã cố gắng duy trì cục diện ‘Đồng Trị trung hưng’, tuy nhiên loạn trong giặc ngoài không ngừng, nguy cơ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra lưỡng cung thái hậu buông rèm chấp chính, Đồng Trị đế đăng cơ khi còn nhỏ, giống như con rối.

Khổ 9

Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh,
Thống Tự bàng diên tín hữu bằng.
Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc,
Hoàng viên vận ngột lực nan thắng.

Tạm dịch:

Hào quang rực rỡ thấy tai tinh,
Nghiệp thống bên mời có chứng tin.
Tần Tấn một nhà thành chân vạc,
Vượn vàng vận cao sức khó thắng.

Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh

“Quang” là chỉ hoàng đế Quang Tự. Trong thời gian ông tại vị từ năm 1875 – 1908, đã bùng nổ chiến tranh Trung Pháp, chiến tranh Giáp Ngọ, Đảo chính Mậu Tuất, cuộc bạo loạn Nghĩa Hòa Đoàn, liên quân tám nước… tai họa không ngừng.

Thống Tự bàng diên tín hữu bằng

“Thống Tự’ chỉ hai vị hoàng đế là Tuyên Thống và Quang Tự. Đồng Trị đế là con trai của Từ Hy thái hậu. Năm Đồng Trị thứ 13 (1875), Đồng Trị Đế qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự Đế lên thay. Năm Quang Tự thứ 34 (1908), Quang Tự Đế mất cũng không có người kế vị. Trước tình thế ấy, Phổ Nghi được lập làm Hoàng đế. Ông có một niên hiệu chính thức khi là Hoàng đế Đại Thanh, gọi là Tuyên Thống.

Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc

Câu này ý chỉ hoàng đế Quang Tự không phải do Từ Hy thái hậu sinh ra, mà là con trai của thân vương được nhận nuôi, chỉ bề mặt là người trong một nhà. Tuy nhiên Từ Hy thái hậu vẫn luôn buông rèm chấp chính chỉ đạo phía sau, Quang Tự đế chỉ giống như một con rối. Vì vậy năm Mậu Tuất 1898, hoàng đế Quang Tự tiến hành biến pháp Mậu Tuất, muốn thực hiện một cuộc đảo chính để thoát khỏi sự kiểm soát của Từ Hy thái hậu và nắm quyền lực thực sự.

Hoàng viên vận ngột lực nan thắng

‘Hoàng viên’ chỉ năm Mậu Thân. Mậu trong ngũ hành thuộc thổ, là màu vàng; Thân tức là khỉ. Năm Mậu Thân 1908, hoàng đế Tuyên Thống khi đó mới 3 tuổi lên kế vị. Lúc này nhà Thanh đã đi đến thời mạt vận, không thể cứu vãn. Ba năm sau, Tuyên Thống đế tuyên bố thoái vị, Thanh triều diệt vong.

Khổ 10

Dụng võ thời đương bạch hổ niên,
Tứ phương các tự khởi phong yên.
Cửu châu hựu kiến tam phân định,
Thất tải nhưng lưu nhất tuyến diên.

Tạm dịch:

Dụng võ vào thời năm hổ trắng,
Bốn phương tự mình khởi chiến tranh.
Chín châu lại thấy thế chia ba,
Bảy năm vẫn lưu một tuyến dài.

Dụng võ thời đương bạch hổ niên

Bạch thuộc kim, đối ứng với phương Tây. ‘Bạch hổ niên’ tức chỉ năm hổ 1914 nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Tứ phương các tự khởi phong yên

Sau khi Chiến tranh thế giới bùng nổ, lửa khói chiến tranh bùng lên khắp thế giới.

Cửu châu hựu kiến tam phân định

Vào thời điểm này, chính quyền Trung Quốc cắt cử phân chia thành ba thế lực lớn: Chính quyền Bắc Dương do quân phản động chống đối chính trị Bắc Dương cuối triều thanh xây dựng, chính phủ Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn sáng lập, chính quyền Uông Ngụy và Ngụy Mãn Châu do thế lực quân đội Nhật nâng đỡ.

Thất tải nhưng lưu nhất tuyến diên

Đề cập tổng cộng trong 8 năm, quân đội quốc dân phát động chiến tranh chống Nhật (1937-1945) nhằm chống lại sự xâm lược của Nhật Bản.

Khổ 11

Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu,
Bảo vị phân tranh bán bích hưu.
Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ,
Kỳ phân bát diện hạ Tần Châu.

Tạm dịch:

Gà đỏ gáy rồi quỷ sinh sầu,
Ngôi báu tranh nhau nửa phần sau.
May có ngao vàng mang theo chủ,
Cờ phân tám hướng lấy Tần Châu.

Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu

Sau khi ĐCSTQ chiếm lĩnh Trung Quốc, bản đồ là hình con gà. Trung cộng tôn sùng màu đỏ, vì vậy dùng chữ ‘Hồng Kê’ để ám chỉ thời thời ĐCSTQ. Bắt đầu từ năm 1945 (năm Dậu), Trung cộng bắt đầu cuộc nội chiến toàn diện với Quốc dân đảng, cuối cùng chiếm lấy Trung Hoa dân quốc, tàn sát vô số người Trung Hoa.

Một phần của cuộc nội chiến Quốc-Cộng

Bảo vị phân tranh bán bích hưu

Trong cuộc nội chiến, Trung Hoa dân quốc dần thất bại, mất một nửa giang sơn phía nam, cuối cùng thất bại bỏ chạy tới Đài Loan.

Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ

‘Kim Ngao’ trong truyền thuyết là một loại rùa thần, sống ở dưới biển, thường là tượng trưng cho tài phú. Đài Loan giống như một con ‘Kim Ngao’ trong biển lớn, sau khi quân quốc dân bị đánh bại, Tưởng Giới Thạch đã dẫn quân rút về Đài Loan và bảo toàn nguồn lực cuối cùng. Sau thời cha con Tưởng Giới Thạch, và Tưởng Kinh Quốc thống trị, Đài Loan trở thành mảnh đất trù phú vô cùng giàu có.

Kỳ phân bát diện hạ Tần Châu

Quân đội chủ lực của ĐCSTQ sau khi hợp tác với quốc dân đảng lần thứ hai đổi tên thành Bát Lộ Quân. Nó lợi dụng quân đội quốc dân để chống Nhật, phát triển mở rộng, mượn lực lượng và sự trợ giúp của Liên Xô, sau khi Liên Xô rút khỏi phía đông bắc, tiến tới chiếm đóng toàn bộ phía bắc Trung Quốc. Trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ, quân đội ĐCSTQ tiến về phía nam và cuối cùng chiếm đóng đất liền của Trung Quốc.

Khổ 12

Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi,
Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi.
Kế thống thiên an tam thập lục,
Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê.

Tạm dịch:

Sự nghiệp phục hưng gửi lân nhi,
Lợn sau trâu trước chói ân nghi.
Thống tiếp an phận ba mươi sáu,
Ngồi xem từ ngoài bùn như máu.

Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi

Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, ông trao lại hy vọng giành lại Trung Quốc đại lục cho Tưởng Kinh Quốc.

Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi

Vào năm sau Hợi trước Sửu, tức năm Tý 1972, Tưởng Kinh Quốc chính thức kế vị (chói ân nghi). Quốc Dân Đảng ở Đài Loan tiếp tục an phận duy trì cục diện trong 36 năm (từ 1949 đến 1985). Đài Loan bắt đầu thời kỳ thịnh vượng gọi là “Thời đại Tưởng Kinh Quốc”.

Kế thống thiên an tam thập lục

Trung Hoa dân quốc kéo dài long mạch Trung Hoa, kế thừa đạo chính thống của Trung hoa. Tuy nhiên sau thời đại cha con họ Tưởng, liền bị thất truyền. Trung Hoa dân quốc hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc đại lục và lui về trấn giữ Đài Loan và an phận ở đây. Sau khi Tưởng Kinh Quốc tạ thế, Đài Loan bước vào thời kỳ đảng phái tranh chấp nhau, đạo chính thống của Trung Hoa từ đó mà bị đoạn đứt đoạn.

Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê

Sau khi lui về trấn thủ Đài Loan, chính phủ dân quốc chỉ có thể theo dõi Trung Quốc đại lục bị ĐCSTQ chiếm đoạt từ bờ bên kia, thờ ơ đứng nhìn con cháu Hoa Hạ bị sát hại máu chảy thành sông mà không làm gì được.

Khổ 13

Xích thử thời đồng vận bất đồng,
Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công.
Tây phương tái kiến Nam quân chí,
Cương đáo kim xà vận dĩ chung.

Tạm dịch:

Chuột đỏ thì giống vận không đồng,
Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng tính công.
Phương Tây lại thấy quân Nam đến,
Vừa đến rắn vàng vận đã xong.

Xích thử thời đồng vận bất đồng

Xích thử” (chuột đỏ) ở đây là chỉ điều gì? Chỉ thời gian, vào năm Tý chăng? Vận may gì đây? Câu này nghĩa là vào một năm Tý nào đó, nhưng so với năm Tý 1948 là không tương đồng, ĐCSTQ vào năm Tý này (2020?) không có vận may ấy (năm Mậu Tý 1948, chính phủ dân Quốc mất quyền lực, bắt đầu rời khỏi Đài Loan, ĐCSTQ dần thống lĩnh, cai trị đại lục). “Trung Nguyên hảo cảnh” vì sao lại nói không tính công lao? Cái gọi là “thành tựu kinh tế” là từ sự vất vả cực nhọc của nhân dân Trung Quốc mà có, nó hoàn toàn không phải là công lao của người cầm quyền. Năm “kim xà” là năm nào? “Vận đã xong” vào năm nào? Lại xem “Nam quân” đến từ phương Tây là chỉ điều gì? Có lẽ là chỉ những kẻ sĩ chính nghĩa ở hải ngoại đã phát hành Cửu Bình. Đội quân phương Nam mà lại đến từ phương Tây này không giống như các lực lượng Tây phương dùng vũ lực để phản đối ĐCSTQ trong quá khứ, do đó mới nói “lại thấy” vậy.

Trong Kim Lăng Tháp Bi Văn và Trường Bạch Sơn Bia ký của Lưu Bá Ký đều dự ngôn năm 2020 Trung cộng sẽ diệt vong. Từ lúc xuất hiện dự ngôn đến nay đã xảy ra thay đổi về mốc thời gian, có thể xảy ra sai lệch nhưng không thể là quá lớn.

Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công

Sự phồn hoa, hào nhoáng bề mặt của Trung Quốc đại lục sẽ không tồn tại trong thời gian dài, đây không phải là công lao của Trung cộng, nó không thể che giấu tội ác nghiêm trọng gây họa hại Trung Hoa, hủy hoại tàn sát con cháu Hoa Hạ.

Tây phương tái kiến Nam quân chí

Các lực lượng diệt Trung cộng tại phương Tây đã xuất hiện và cuộc bao vây mang tính toàn cầu đang được thực hiện.

Ảnh minh họa: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

Cương đáo kim xà vận dĩ chung

Đến năm 2025 (Ất Tỵ Xà niên) văn minh của nhân loại cũ sẽ kết thúc, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Trong Thái Bạch sơn bia ký của Lưu Bá Ôn và Thôi Bối Đồ dự ngôn, từ năm 2020 đến 2025 là thời khắc đại đào thải của nhân loại, trời giáng các loại tai nạn, sẽ có vô lượng người bị đào thải. Sau năm 2025, những người có thể bình an sống sót sau thảm họa sẽ bước vào nền văn minh hoàn toàn mới, đạo đức nhân loại sẽ được hồi phục và đi tới thời khắc tốt nhất trong lịch sử, mở ra tương lai tốt đẹp hoàn toàn mới.

Khổ 14

Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân,
Giai dư xuất thế cánh vô nhân.
Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt,
Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt chuyển dời tựa chuyển luân,
Ôi sinh ta càng chẳng nguyên nhân.
Lão tăng từ giờ thôi lắm miệng,
Việc sau còn phải hỏi người sau.

Khổ cuối cùng không phải dự ngôn, mà chỉ là lời kết. Xã hội tuần hoàn, Thiên số mênh mang, chân lý vũ trụ là điều con người khó có thể biết được. Tất cả các dự ngôn trong lịch sử, khi đến một thời kỳ nhất định liền kết thúc. Vì một tương lai vĩnh viễn thì cũng phải tự xem xét lại chính bản thân mình. “Lão tăng từ giờ thôi lắm miệng, Việc sau còn phải hỏi người sau”, bởi vì vũ trụ đang canh tân đổi mới, vũ trụ tương lai về cơ bản là khác với hiện tại, do đó sự việc sau này cần phải hỏi người đời sau mới biết được. Con người hiện tại không cách nào biết được, dự ngôn cũng chỉ có thể tới đây là dừng. Thực ra các dự ngôn Thôi Bối ĐồMã Tiền Khóa cũng có kết thúc tương tự, và cả Những Thế Kỷ của Nostradamus cũng có một đoạn kết như vậy.

Theo Lý Đạo Chân / Secretchina
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version