Đại Kỷ Nguyên

Thôi Tư Căng thiết xảo kế phá án vu khống

Mây không thể che nắng mãi được. (Shutterstock)

Tuy tiền thưởng đã được đặt trong vài ngày, nhưng không ai đến cung cấp manh mối nào có giá trị. Cả gia đình một lần nữa rối như tơ vò…

Thôi Tư Căng sống dưới thời kỳ Võ Tắc Thiên, là người thông minh, tinh tế, dũng cảm mưu lược.

Một năm nọ, bình địa bỗng nổi giông bão, một kẻ cừu hận gia đình họ Thôi đã buộc tội anh họ của Thôi Tư Căng là Thôi Tuyên về tội mưu phản, tội danh này không nhẹ, nếu được xác thực, sẽ chém đầu cả nhà. Triều đình sau khi thu được cáo trạng đã ủy phái ngự sử Trương Hành Ngập chủ trì thẩm lý vụ án này. Trương Hành Ngập sau khi tiếp nhận, trước tiên phái người đi bắt Thôi Tuyên, chuẩn bị tiến hành điều tra.

Lúc này, kẻ cừu hận để làm cho lời vu khống của mình trở nên chân thực khả tín hơn, đã nghĩ ra một kế sách, đem người thị thiếp của Thôi Tuyên ra ngoài lừa gạt, di chuyển nàng đến một nơi bí mật để giấu, sau đó tung tin đồn khắp nơi, rằng: “Thị tiếp của nhà Thôi Tuyên phát hiện chủ nhân mưu đồ phản trắc, muốn đi gặp quan phủ báo cáo, đã bị Thôi Tuyên giết chết, ném tử thi xuống nước.” Tin đồn này truyền ra, khiến dư luận náo động, mọi người nhao nhao yêu cầu triều đình trừng phạt nghiêm khắc kẻ hung phạm âm mưu phản nghịch.

Ngự sử Trương Hành Ngập không bị lung lay bởi dư luận, vẫn tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng theo kế hoạch mà ông đã định ra. Kết quả phát hiện, Thôi Tuyên không hề có động cơ mưu phản chứ chưa nói đến bất kỳ hành động nào. Đối với tin đồn về chuyện giết người diệt khẩu, ngoại trừ sự biến mất của người thị thiếp, thì không có bằng chứng xác thực. Về việc người thị thiếp mất tích, Thôi gia giải thích là nàng một mình rời đi, về phần nàng vì sao rời đi và đi đâu, bọn họ căn bản không biết gì. Trương Hành Ngập khép lại vụ án với lý do Thôi Tuyên không tồn tại hành vi mưu phản, và báo cáo lên triều đình.

Võ Tắc Thiên khi tiếp nhận báo cáo kết luận vụ án thì vô cùng tức giận, lập tức hạ ngự chỉ lệnh cho Trương Hành Ngập thẩm lý lại vụ án. Trương lấy lại hồ sơ, bắt người tố cáo giam lại, sau khi thẩm vấn kỹ lưỡng, không phát hiện có manh mới nào mới. Lại thẩm tra Thôi Tuyên, lời khai so với trước đây hoàn toàn tương đồng. Trương Hành Ngập lại lần nữa thượng tấu triều đình Thôi Tuyên vô tội.

Võ Tắc Thiên sai người sai Trương Hành Ngập vào cung, rất không hài lòng nói với ông: “Ta cứ tưởng ngươi là người hành sự lão thành, thận trọng và xuất sắc, nhưng không ngờ ngươi lại xuề xòa không sát sao, ngoan cố không đổi. Đã hai lần liên thẩm, vụ án vẫn treo không quyết, thực khiến ta thất vọng. Sự tình kỳ thực rất đơn giản, tội hành và chứng cứ Thôi Tuyên mưu phản đã phi thường rõ ràng, mà ngươi lại khoan dung phóng túng hắn, nói hắn vô tội. Ta nếu ra lệnh cho Tuấn Thần thẩm lý lần nữa, có kết quả rồi thì ngươi đừng có hối hận.” 

Nghe lời quở trách này, Trương Hành Ngập tâm lý cảm thấy rất buồn, bản thân ông đã tận tâm tận ý nỗ lực điều tra, nhưng cuối cùng lại có kết quả như vậy. Hơn nữa, hoàng thượng còn lôi Tuấn Thần ra để uy hiếp, mọi người đều biết Lai Tuấn Thần là một quan lại nổi tiếng tàn ác vào thời đại Võ Tắc Thiên, nổi tiếng với những thủ đoạn đối xử với tù nhân gian xảo, thâm độc và tàn nhẫn. “Thỉnh quân nhập ung” là một điển cố thành ngữ căn cứ trên sự tích của ông ta, ý tứ là dùng chước thuật của kẻ đề ra chước thuật để trừng trị chính kẻ đó.

Trương Hành Ngập can đảm hồi đáp Võ Tắc Thiên, nói: “Thần thừa nhận rằng thần thẩm án không giỏi bằng Lai Tuấn Thần, nhưng vì bệ hạ đã chỉ định thần xử lý vụ án này, thần chỉ nhất tâm xử lý nó căn cứ theo sự thật, sự tình nguyên bản là như thế nào thì nên nói ra như thế đó, không thể chỉ căn cứ theo chỉ ý nhất thời mà tùy tiện giết cả nhà người ta, nếu như vậy, làm sao có thể gọi là pháp quan chấp hành vương pháp? Những lời bệ hạ vừa nói, thần cho rằng đây là bài kiểm tra đối với thần, xem thần có thể thượng thừa chỉ ý của hoàng thượng để xử lý vụ án khách quan và trung thực không.”

Khi Võ Tắc Thiên nghe thấy điều này, bà càng phẫn nộ và nói gay gắt: “Ngươi không cần biện giải. Nếu Thôi Tuyên thực sự giết chết thị thiếp của chính mình, sự thật về mưu phản là không thể nghi ngờ, hiện tại nói hắn không có tội, thì có chứng cứ nào? Không tìm thấy thị thiếp của hắn, mượn cớ nào cũng không cách nào tẩy rửa bản thân thanh bạch!” Nói xong, bà tức giận khởi giá quay về nội cung.

Trương Hành Ngập lúc này vài phần sợ hãi, ông vội vàng hạ lệnh, thúc giục nhà họ Thôi tìm tung tích của người thị thiếp, nếu không, họ sẽ không thể an lành.

Xảo kế phá án

Biển người mênh mông biết tìm nhân chứng ở đâu? (Shutterstock)

Nhà họ Thôi càng thêm hoảng loạn, đối diện với vụ án không có manh mối này, họ hầu như không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng Thôi Tư Căng là người nghĩ ra giải pháp đầu tiên, ông nói: “Thị thiếp bỏ đi không một lời, không dấu vết, tìm nàng ở thành Trường An rộng lớn này tựa như mò kim đáy bể. Tại sao chúng ta không lập một vài điểm ở khu Trung Kiều Nam Bắc phồn hoa đông đúc, dùng tiền và lụa treo thưởng cho người báo cáo thị thiếp uẩn tàng ở đâu hoặc biết nàng bị thất lạc ở đâu, như vậy, có lẽ sẽ thu được một chút manh mối.” Vì vậy, mọi người chiểu theo ý kiến của ông, phân công nhau hành động.

Tuy nhiên, tiền thưởng đã được đặt trong vài ngày, nhưng không ai đến cung cấp manh mối nào có giá trị. Cả gia đình một lần nữa rối như tơ vò. Thôi Tư Căng đau đầu suy nghĩ kỹ càng trong nhiều ngày, dần dần, ông phát hiện ra một hiện tượng kỳ quái: những sự tình được thương lượng bí mật trong gia đình, đưa ra những quyết định gì, thì nhà kẻ thù rất nhanh đã sớm biết rõ, và luôn đề ra trước biện pháp ứng đối, khiến kế sách của Thôi gia thường xuyên thất bại.

Thôi Tư Căng nhận ra rằng trong nhà mình có đồng đảng với kẻ thù, nhưng sau nhiều cân nhắc, ông vẫn không xác định được đó là kẻ nào. Vì vậy, ông đã nghĩ ra một kế hoạch. Một hôm, sau bữa tối, Thôi Tư Căng lớn tiếng nói với vợ Thôi Tuyên trước mặt mọi người trong nhà: “Ta cần ba trăm tấm lụa, xin hãy đưa cho ta.” Vợ Thôi Tuyên hỏi ông muốn nhiều lụa như vậy để làm gì, ông nói: “Ta đi thuê sát thủ giết chết kẻ vu cáo gia đình ta.” Nói xong, ông giả vờ vô ý nhìn lướt qua mọi người, cũng không phát hiện có phản ứng gì đặc biệt.

Sáng sớm hôm sau, khi trời vừa nhá nhem tối, Thôi Tư Căng đã trốn ở cổng Ngự sử đài. Vì người tố giác phải làm chứng trước khi vụ án khép lại, nên ông ta cũng bị giam giữ ở đây, Thôi Tư Căng muốn tìm ra ai đã tiết lộ cho kẻ tố giác.

Ngay khi đang nghĩ, ông nhìn thấy một vị khách họ Thư đang vội vã đi đến. Vị khách họ Thư này đến từ Kim Hoa, Chiết Giang, trầm tĩnh khiêm hòa, ngôn đàm tao nhã, cử chỉ lễ phép, lịch sự chu toàn, đã sống và làm việc trong nhà họ Thôi được vài năm. Thôi Tuyên rất quý mến và tin tưởng anh ta, luôn giao việc cho anh ta xử lý và đối xử như với con ruột của mình.

Thôi Tư Căng nhìn thấy anh ta đến, không khỏi kinh ngạc, còn chưa kịp định thần lại thì thấy vị khách đã đến cổng Ngự sử đài, lấy tiền trong túi ra đưa cho người gác cổng, người gác cổng để anh ta vào. Một lúc sau anh ta bước ra. Ngay lập tức, tiếng kêu cứu của người tố cáo vang lên ở Ngự sử đài, nói muốn gặp Ngự sử đại nhân, còn nói người nhà họ Thôi muốn thuê người giết ông ta, người gác cổng nên báo cáo lên trên, có biện pháp bảo chứng an toàn sinh mạng cho ông ta.

Thôi Tư Căng luôn tôn trọng vị khách họ Thư đó, chưa bao giờ nghi ngờ anh ta. Không ngờ chính anh ta lại là người báo tin mật, Thôi Tư Căng vừa kinh ngạc vừa tức giận, bí mật đi theo anh ta. Khi đến cầu Thiên Tân, cho rằng anh ta sẽ không quay lại Ngự sử đài nữa nên đã chặn anh ta lại. Họ Thư mặt biến sắc vì sợ hãi, Thôi Tư Căng vô cùng tức giận, chửi rủa: “Ngươi, tên vô lại thâm hiểm này, không ngờ ngươi vong ân bội nghĩa, nhà ta có chỗ nào bạc đãi ngươi, mà ngươi dám làm ra chuyện thâm hiểm độc ác này? Nhà họ Thôi chúng ta bị tàn phá thế này, nhất định liên quan đến ngươi là đồng mưu, đến lúc này, ngươi còn chạy thoát được sao? Hiện tại, ngươi nghe kỹ, có hai điều kiện do ngươi tự chọn: Thứ nhất, ngươi khai ra tung tích thị thiếp nhà ta, thì ta cho ngươi 500 đôi lụa để ngươi về quê sống một đời phú dụ. Thứ hai, nếu ngươi không hợp tác với ta, tiếp tục là địch nhân của nhà họ Thôi, thì ta nhất định sẽ giết chết ngươi?”

Họ Thư mặt đầy hổ thẹn, liên tục tạ tội Thôi Tư Cang, liên thanh nói: “xin đừng trách, đừng trách”. Anh ta lập tức đưa Thôi Tư Cang đến nhà kẻ thù đã tố cáo ông, tìm thấy người thị thiếp của họ bị giấu ở đó. Sự xuất hiện của người thị thiếp khiến hết thảy lời vu khống của kẻ thù buộc tội Thôi Tuyên mưu phản bị công phá, và Thôi Tuyên vô tội được phóng thích. (Nguồn tư liệu: Đường Lưu Túc “Đại Đường Tân Ngữ”)

Tác giả: Thái Nguyên chỉnh lý, theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version