Đại Kỷ Nguyên

Đạo của thương nhân (P.3): Kinh doanh nhỏ nhằm được lợi, kinh doanh lớn nhằm được lòng người

Sự thành công và huy hoàng rồi lại bảo toàn thân thể rút lui của Im Sang Ok – thương nhân giàu nhất Triều Tiên xưa gợi mở cho người đời về Chân Đạo của người kinh doanh…

Trong Văn học cổ điển diễn dịch văn hóa Thần truyền, khi giải thích chữ ‘Nghĩa’ trong: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín thì thấu triệt nhất phải kể đến Thủy Hử Truyện của Thi Nại Am. Ngoài sự trung nghĩa của các hảo hán ở Tụ Nghĩa Sảnh ra, trong đó còn có nhiều sấm ngữ Phật gia rất sâu sắc, khiến độc giả cảm thán khôn nguôi.

Lỗ Trí Thâm trên đường trốn chạy đã từng làm tăng nhân ở chùa Văn Thù Viện, núi Ngũ Đài. Trí Chân trưởng lão đã để ông đến chùa Đại Tướng Quốc ở Biện Lương, khi ly biệt đã tặng 4 câu kệ, sau này đều ứng nghiệm. Sau khi Lương Sơn Bạc nhận chiêu an, Trí Thâm lại lên núi Ngũ Đài, trưởng lão lại tặng 4 câu: “Gặp Hạ thì bắt, gặp Lạp thì tóm. Nghe Triều thì viên, thấy Tín thì tịch” (nguyên văn: “Phùng Hạ nhi cầm, ngộ Lạp nhi chấp. Thính Triều nhi viên, kiến Tín nhi tịch”).

Sau này, quả nhiên Lỗ Trí Thâm bắt sống Hạ Hầu Thành, tóm cổ Phương Lạp, đồng thời sau khi tỉnh ngộ nghe thấy tiếng sóng Triều Tín thì viên tịch.

Trí Chân trưởng lão điểm hóa về cuộc đời đã được an bài sẵn của Lỗ Trí Thâm. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Điều thú vị là trong sách “Thương Đạo” (Đạo của thương nhân) của Hàn Quốc kể về Lâm Thượng Ốc (Im Sang Ok) – người giàu nhất Triều Tiên xưa, thì người có ảnh hưởng lớn nhất, dẫn dắt ông theo nghiệp thương gia, làm giàu, làm chính trị, ẩn cư rồi trở về với đất cũng là một cao tăng. Đại sư Phật gia Thạch Sùng đã thấy trước và cảnh báo cho Lâm Thượng Ốc 3 lần nguy cơ trong cuộc đời.

Được quý nhân tương trợ, Lâm Thượng Ốc lại đi Bắc Kinh, đem theo 5000 cân nhân sâm, đồng thời tăng vọt giá nhân sâm từ mỗi cân 25 lạng bạc lên 40 lạng. Tăng giá 60% thực ra cũng không lớn, bởi vì giá nhân sâm đã không thay đổi trong 200 năm. Thương nhân Nghĩa Châu nhận thức được sức mạnh của mình muốn kiếm tiền nhiều thêm một chút đã được thỏa nguyện. Còn các thương nhân Trung Quốc đã tập hợp tập thể chống lại sự tăng giá này cũng rất có ý nghĩa. 

Đến khi ngộ được lý tương sinh tương khắc của sự sống và cái chết, Lâm Thượng Ốc ý chí kiên định đã bắt đầu thiêu hủy nhân sâm Cao Ly ở đường phố Bắc Kinh. Các thương nhân Trung Quốc vội vàng trả giá 90 lạng bạc cho một cân nhân sâm.

Một trong những khâu quan trọng nhất của đạo kinh doanh của Lâm Thượng Ốc là cơ trí kết giao với các quyền thần trong triều đình, có được quyền chuyên bán nhân sâm. Thương nhân có được quyền lợi lũng đoạn này thì cả Triều Tiên chỉ có 5 người. Quan điểm kinh doanh của ông “Kinh doanh nhỏ nhằm đắc lợi, kinh doanh lớn nhằm đắc nhân” hoàn toàn khớp với quan điểm quản lý quan hệ khách hàng trong các doanh nghiệp hiện đại (CRM – Customer Relationship Management).

Lâm Thượng Ốc thiêu hủy nhân sâm Cao Ly ở đường phố Bắc Kinh. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Thương nhân Nghĩa Châu giữ gìn truyền thống, lấy chữ Tín làm gốc, đó là nguyên nhân hàng đầu để Lâm Thượng Ốc thành công. Người Hàn Quốc nói: đạo kinh doanh có các đạo khác nhau, đó là Thương Đạo (đạo của thương nhân) và Cổ Đạo (đạo của con buôn). Suy nghĩ kỹ lưỡng thì thấy rằng, bản chất của Thương Đạo của Hàn Quốc là chữ Tín, nói lời phải giữ lời. Đó là cầu Chân, không lừa dối, thuộc phạm trù của Đạo gia. 

Bản chất Cổ Đạo của Trung Quốc là xem xét thận trọng, là tự bảo vệ mình trong xã hội đầy rẫy lời dối trá. Đó là thứ thuật loại, chỉ có thể gọi là Thương Thuật, vẫn chưa thể xứng gọi là Đạo. Nhưng bản thân thủ tín đã là toàn bộ Thương Đạo hay chưa? E rằng chưa thể. Từ trường hợp của Lâm Thượng Ốc mà xét thì vẫn còn có những nhân tố khác.

Như đại sư Thạch Sùng dự liệu, quý nhân giúp Lâm Thượng Ốc là thiếu nữ Trương Mỹ Linh. Vì nghĩa khí của Lâm Thượng Ốc nên cô đã tương trợ. Từ một người lưu lạc đến kinh thành, cô đã trở thành phu nhân của đại phu Quang Lộc của triều đình. Lâm Thượng Ốc tích đức hành thiện, đã gieo trồng mối nhân duyên hiện thế hiện báo. Đây chính là bước ngoặt của cuộc đời ông. Tu thiện là nguyên nhân thứ 2 khiến ông giàu có.

Đại sư Thạch Sùng tặng chiếc ly giới doanh (tránh đầy) đã điểm hóa ông con đường thành công, thấy tốt thì dừng. Nếu trong thương trường xuất hiện những tổn thất hoàn toàn bất ngờ và không được như ý, cho dù là một hào, một xu thì cũng là vận may kinh doanh đã đến hồi kết, ắt phải bán hết những thứ đang có, mau chóng dũng cảm rút lui. 

Sự sáng suốt của Lâm Thượng Ốc là nhìn thấy “một giọt nước từ mái nhà dột xuống liền biết trước ngôi nhà sẽ bị đổ”. Trông thấy gà con bị chim ưng tha đi, lập tức tỉnh ngộ sự vô thường của thế sự. Nguyên nhân thứ 3 khiến ông siêu thoát ngộ Đạo, công thành viên mãn chính là tránh tham và nhẫn nại.

Được sự khai thị và diệu kế cẩm nang của cao tăng, Lâm không mưu đồ hưởng lợi, tránh xa phản loạn, không mê luyến cô ca kỹ Tùng Y. Ba quan ải là: danh, lợi, tình đều vượt qua mới thoát ly sinh tử. Sự việc thành công và huy hoàng rồi lại rút lui để bảo toàn sinh mệnh của thương nhân ưu tú này gợi mở cho người đời về Chân Đạo của người kinh doanh, cũng chính là thể hiện bản tính Chân, Thiện và Nhẫn của ông. Những điều này đã khiến ông thoát khỏi cạm bẫy dụ dỗ của danh lợi và sắc đẹp.

Như vậy có thể nói, Cổ Đạo xem xét thận trọng là tiểu thuật ứng phó với thế tục, Thương Đạo giữ chữ tín đã bắt đầu tiếp cận đến căn bản, mà Chân Đạo của thương nhân chỉ có thể quy kết là Thủ Chân, Tu Thiện, Dụng Nhẫn. Điều này hoàn toàn khớp với Chân Đạo của cuộc đời. Pháp môn tu luyện đồng thời chiểu theo Chân Thiện Nhẫn thì người khắp nơi trên thế giới đều đã nghe tiếng, đó là căn bản của Phật Pháp, được hàng chục triệu người trên thế giới coi là chuẩn mực, đã trở thành Chân Đạo của thương nhân, cũng là lẽ tự nhiên.

Video: Người dân Pháp chia sẻ về môn tu luyện Chân Thiện Nhẫn

(Trên đây là phần 3 (phần cuối) bài viết của tác giả Tạ Điền – Phó giáo sư ngành Marketing, Học viện Thương mại thuộc Đại học Drexel thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania đăng trên Vision Times đã được Đại Kỷ Nguyên biên tập và chỉnh lý)

Thanh Bình

Bạn đang đọc bài viết: “Đạo của thương nhân (P.3): Kinh doanh nhỏ nhằm được lợi, kinh doanh lớn nhằm được lòng người” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

Exit mobile version