Đại Kỷ Nguyên

Cổ học tinh hoa: Nguồn gốc của danh từ “Mạnh Thường Quân”

Chúng ta thường gọi những người hay làm từ thiện là “mạnh thường quân”. Bạn đã bao giờ tự hỏi danh từ này xuất phát từ đâu? Câu chuyện cổ sau đây là một bài học quý, đáng để suy ngẫm.

Dưới trướng của Tướng quốc nước Tề – Mạnh Thường Quân có một thực khách tên là Phùng Hoan, anh ta là một người đa mưu túc trí có tầm nhìn xa trông rộng. Một lần Mạnh Thường Quân sai Phùng Hoan đến Tiết Địa thu thuế, anh ta hỏi Mạnh Thường Quân: “Thu thuế xong có cần mua thứ gì về không?” Chủ nhân trả lời: “Ngươi xem ta còn thiếu thứ gì thì mua thứ đó về là được”.

Phùng Hoan đến Tiết Địa thấy người nộp thuế đều là những người nông dân bần cùng khốn khó, lập tức lấy danh nghĩa Mạnh Thường Quân tuyên bố hủy bỏ khoản thuế, đem đốt hết các khế ước nộp thuế của các hộ dân. Khi trở về, Mạnh Thường Quân hỏi Phùng Hoan có mua được gì không, Phùng Hoan trả lời: “Ông tiền tài, phú quý, ngựa đẹp, mỹ nữ thứ gì cũng không thiếu, tôi chỉ thay ông mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’.” Mạnh Thường Quân nghe xong rất tức giận, nhưng việc đã rồi nên đành bỏ qua.

Về sau, Quốc Vương nước Tề phế truất tước vị của Mạnh Thường Quân, ông ta chỉ còn cách lui về Tiết Địa sinh sống. Người dân Tiết Địa nghe tin Mạnh Thường Quân đến, già trẻ lớn bé kéo ra đứng suốt 10 dặm đường để chào đón Mạnh Thường Quân. Lúc đó ông ta mới đột nhiên hiểu ra cái giá mà Phùng Hoan đã mua nhân nghĩa về cho ông, trong lòng hết mực cảm ơn Phùng Hoan.

Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục, Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút nhân nghĩa, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến.

Một trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải dùng quyền lực hoặc tiền của mình làm hậu lộ, phòng khi có biến cố thì có thể an toàn thoái lui. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường ‘nhân nghĩa’.

Trong lịch sử Trung Quốc, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để dạy người đời cách sống.

Thế giới ngày nay trắng đen lẫn lộn, thay đổi rất mau chóng. Khi đối mặt với những quyết định quan trọng, khi phải lựa chọn giữa đúng và sai, mong rằng những người trí thức, lãnh đạo, người nắm quyền cũng có thể biết nhìn xa trông rộng như vậy, có thể giống như Phùng Hoan thời Chiến quốc giữ lại cho mình một con đường thoái lui.

Theo minghui.org

Exit mobile version