Đại Kỷ Nguyên

Cao nhân chuyên phá giải dự ngôn tiết lộ chân tướng về đại ôn dịch

Câu chuyện về người New York trong vùng dịch phá giải các dự ngôn

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu khởi phát những ngày đầu năm, một người Mỹ gốc Hoa định cư tại New York đã dùng Kinh Dịch tính quẻ và bốc được quẻ Khảm, từ đó hiểu được tính nghiêm trọng của dịch bệnh.

Người Mỹ gốc Hoa này tên gọi Tống Thần Quang. Ông năm nay ngoài 50 tuổi. Nghề nghiệp đầu tiên của ông khi sống tại Đại Lục là phiên dịch viên tiếng Nhật. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vì mắc bệnh ông kết giao với hai vị bác sĩ Đông y có tuyệt kỹ, có thể được coi là kỳ nhân. Đây cũng là nguồn cảm hứng đưa ông tới với Đông y.

Từ đó ông chuyển sang học Đông y, nghiên cứu kinh lạc. Người Trung Hoa cổ đại xưa quan niệm “Y nguyên ô dịch, y dịch đồng nguyên” nghĩa là: Y có nguồn gốc từ Dịch, Y Dịch cùng nguồn gốc. Thần Y Tôn Tư Mạc cũng từng nói: “Không biết Dịch, không đủ để nói là Thái y”.

Vì vậy, sau này Tống Thần Quang quay sang nghiên cứu thêm Kinh Dịch, kết hợp dự đoán học của Chu Dịch và chẩn đoán của Đông y với nhau. Từ đó ông phát hiện việc chẩn đoán thăm khám bệnh trở nên vô cùng chuẩn xác. Cuối cùng, ông làm chuyên viên ở một viện nghiên cứu khoa học nhân thể, chuyên nghiên cứu về khoa học nhân thể, đồng thời được mời đến Nhật Bản giảng dạy.

Ông chia sẻ về nội dung quẻ bói: “Tình hình dịch bệnh rất đáng sợ nguy hiểm này có liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khởi phát vào giữa mùa thu – đông năm ngoái, gặp năm Canh Tý, có vượng khí của Thiên can, Địa chi, tiến về phía Đông, lên phía Bắc, hoành hành toàn cầu. Đây sẽ là đại dịch lớn với nhân loại…”. Nhớ lại rất nhiều những dự ngôn mình từng nghiên cứu trước đây, kết hợp với quẻ bói này ông quyết định viết một vài điều chia sẻ để cảnh tỉnh con người thế gian.

Những dự ngôn miêu tả về dịch bệnh

Không chỉ nghiên cứu về Chu Dịch, Kinh Dịch, mười mấy năm qua, Tống Thần Quang cũng thực hiện nghiên cứu rất nhiều dự ngôn về lịch sử nhân loại. Chúng bao gồm Thánh Kinh Khải Huyền, Les Propheties (bộ sưu tập các lời tiên tri) của bác sĩ người Pháp Nostradamus, Cách Am Di Lục (Gyeokamyurok) của Triều Tiên, những lời tiên tri của người Ấn Độ và Maya, Kinh Kim Cang của Đức Phật Thích Ca, Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, Thiên Bính Ca, Kim lăng tháp bi văn, Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn, Mai Hoa Thi của Thiệu Ung, Ngũ Công Kinh của Phật gia và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia…

Tống Thần Quang (ảnh: Epoch Times).

Tống Thần Quang chia sẻ:

“Dự ngôn là của một số người tu hành có công phu tu luyện và đạo hạnh cao. Dùng ngôn ngữ mang hàm nghĩa khác nhau để nói cho con người thế gian về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, cũng chính là thiên cơ liên quan tới vận mệnh của nhân loại hay còn gọi là chân tướng. Tính chính xác của những dự ngôn này đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử, những người không tin hoặc chưa từng nghe qua có thể tìm hiểu lại qua các tư liệu lịch sử. Đối với người nghiên cứu Dịch học, kinh lạc và người tu luyện, sự chính xác của những dự ngôn này không có gì quá thần bí. Ngoài việc thông qua vạn sự vạn vật có liên quan trên thế giới mà có thể suy tính ra tương lai, có thể hiểu rằng những nhà tiên tri này đang ở trong một trường thời gian đặc biệt có thể nhìn thấy diện mạo hình dáng của những sự việc sẽ xảy ra và thời gian diễn ra cụ thể. Dự ngôn còn có một đặc điểm khác, đó là trước khi sự việc nào đó xảy ra, người ta thường cảm thấy gượng ép và không tin vào những lý giải về dự ngôn này, chỉ sau khi sự tình xảy ra rồi mới bỗng nhiên tỉnh ngộ”.

Ngũ Công Kinh là một trong những dự ngôn miêu tả về dịch bệnh được Tống tiên sinh nghĩ tới đầu tiên. Trong đó đều nói rất rõ thời gian, địa điểm và sự lan rộng của kiếp nạn nhân loại:

“Tử Sửu chi niên giang nam khách, tử giả vạn vạn khiếm quan tài”, giải nghĩa: “Những năm Tý Sửu đất Giang Nam, người chết hàng vạn thiếu quan tài”.

Và “Tử sửu niên gian tiện phùng mạt kiếp, bất vấn bần phú, quốc vương quân binh, sĩ thứ nhân đẳng”, giải nghĩa: “Những năm Tý Sửu thời mạt kiếp, chẳng kể giàu nghèo, quốc vương binh sĩ, quan lại thứ dân”.

Ông Tống cho rằng: “Sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán lần này đã nhanh chóng lan rộng tới 200 quốc gia trên thế giới, từ thủ tướng đến tầng lớp quân sĩ, người dân nghèo, không phân giàu nghèo tài phú, người ở các giai tầng khác nhau đều bị nhiễm bệnh. Có rất nhiều người tử vong không có quan tài chôn, chỉ được bọc trong túi ni-lon và chôn cất tập thể. Những điều của dự ngôn vậy là đều đã ứng nghiệm. Năm nay là năm Tý, trong dự ngôn còn ám chỉ tới năm Sửu, nghĩa là ôn dịch vẫn còn kéo dài tới sang năm”.

Ngoài ra, ông còn nghĩ tới tượng số 46 của Thôi Bối Đồ cũng miêu tả về thảm họa của nhân loại

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai
Sát bất dụng đao
Vạn nhân bất tử
Nhất nhân nan đào.

Tạm dịch:

Mây mù ảm đạm
Giết chẳng dùng dao
“Vạn người” không chết
Một người khó thoát
.

Tống Thần Quang nhận định, đây chính là miêu tả về hoàn cảnh sinh tồn của người Trung Quốc hiện nay. Bởi ĐCSTQ truyền bá thuyết tiến hóa và vô Thần, dẫn đến đạo đức bại hoại, trục lợi quên nghĩa, nào là ô nhiễm không khí, nào là sữa bột độc, vắc xin độc… từ đó dẫn tới xuất hiện các loại dịch bệnh, tội nghiệp cuồn cuộn, bệnh dịch bùng phát.

Trong sự thực đáng sợ đó, chỉ có “vạn” người không chết, còn lại “một người khó thoát”. Chữ “vạn” này là chữ Vạn của Phật gia (卍 – cũng đọc là vạn) và Đồ hình Pháp Luân. Do đó, “vạn nhân” (vạn người) chỉ người tín ngưỡng Phật Đạo Thần, là những người tiêu chuẩn đạo đức đạt đến được Thần Phật chấp nhận thì mới có thể “bất tử” (không chết)”.

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung
Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông
Đông biên môn lý mai kim kiếm
Dũng sĩ hậu môn nhập đế cung.

Tạm dịch:

Có một quân nhân thân mang cung
Chỉ nói ta là “Bạch đầu ông”
Trong cửa phía Đông kiếm vàng phục
Dũng sĩ cửa sau nhập “Đế cung”.

Trong đó câu “Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông nghĩa là “chỉ nói ta là Bạch đầu ông”, trong đó “Bạch đầu ông” là chỉ Tập Cận Bình – người nắm quyền chỉ huy quân đội. Chữ Vũ (羽) dưới chữ Ông (翁) hợp với chữ Bạch (白) thành chữ Tập (習), do đó có thể thấy thời gian xảy ra dịch bệnh là thời gian Tập Cận Bình nắm quyền.

Câu “Chỉ nói ta là “Bạch đầu ông” là chỉ thời gian xảy ra dịch bệnh là thời gian Tập Cận Bình nắm quyền (ảnh: Getty).

Phương pháp thoát khỏi đại nạn trong dự ngôn

Những dự ngôn nêu trên đều miêu tả chi tiết về đại kiếp nạn, đồng thời cũng chỉ ra phương pháp thoát khỏi nó. Cụ thể là:

Kim Cang Kinh

Trong Kim Cang Kinh , Đức Phật có thuyết: Xã hội nhân loại 3000 năm sau là “Thập độc ác thế”; “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ đích thân hạ xuống nhân gian phổ độ chúng sinh. Đệ tử của Ngài là Phổ Hiền Bồ Tát cũng nhiều lần đề cập đến thời kỳ mạt Pháp, Phật Di Lặc tái sinh chuyển Pháp luân. Trong phần Thuyết Bản Kinh, phẩm Vương Tương Ứng, kinh Trung A Hàm có viết: “Tương lai xa, khi con người thọ 8 vạn tuổi, thì có Phật, danh là Di Lặc Như Lai”.

Nữ đệ tử của Đức Phật là Liên Hoa Sắc có hỏi Ngài: “Bạch Thế tôn, Người nói tương lai có Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, đến lúc đó, mọi người không biết thì làm thế nào?”

Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị rằng: “Đến lúc đó có một loài hoa là Ưu Đàm Bà La sẽ nở khắp nơi, có thể nhắc nhở mọi người là Chuyển Luân Thánh Vương trụ thế truyền Pháp độ nhân”.

Thôi Bối Đồ

Thôi Bối Đồ có đoạn: “Di Lặc Phật từ Thiên viết, ngã khứ hậu chỉ truyền tự gia, tam tự tam Pháp, tất vạn Pháp quy nhất, Pháp chính Càn Khôn, lễ tất thấu hư nhi khứ, phàm thân Mộc Tử tính”.

Dịch nghĩa: “Phật Di Lặc từ biệt Trời rằng, sau khi ta đi xuống chỉ truyền thứ của tự gia, Tam tự Tam Pháp, ắt vạn Pháp quy nhất, Pháp chính Càn Khôn, lễ xong xuyên qua hư không mà đi, thân phàm họ là Mộc Tử”.

Tống Thần Quang giải thích đoạn này đại ý nói Phật Di Lặc khi từ biệt chúng Thần trên Trời có nói: sau khi ta đi xuống nhân gian, chỉ truyền Đại Pháp 3 chữ của ta, đồng thời dùng Đại Pháp khiến vạn Pháp quy nhất, Thiên Địa quy chính. Thi lễ hoàn tất, xuyên vượt cõi Thần hướng tới nhân gian đi xuống, Phật Di Lặc sau khi chuyển thân thế nhân sẽ lấy tên họ là Mộc Tử (chữ Mộc t木 trên chữ Tử 子 – tức chữ Lý 李).

Trong Thôi Bối Đồ còn có đoạn: “Nhi thời Di Lặc thấu hư, đáo Nam Hạp Phù Đề Trung Thiên, Trung Quốc kim kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, long hoa hội hổ, thố chi niên đáo trung thiên, dĩ Mộc Tử tính”.

Dịch nghĩa: Phật Di Lặc xuyên qua hư không, đến Trung Thiên cõi Nam Hạp Phù Đề, mắt gà vàng Trung Quốc, thời phụng Ngọc Thanh niên kiếp hết, Long hoa hội hổ, năm Thỏ (Mão) đến Trung Thiên, tên họ là Mộc Tử.

Tống Thần Quang lý giải: “Sau đó không lâu, Phật Di Lặc chuyển sinh đến Trung Quốc, đến vị trí “mắt gà vàng”, năm đó là năm thỏ (Mão), ở nhân gian là họ Mộc Tử (木子 – tức chữ Lý 李). Vị trí tỉnh Cát Lâm chính là vị trí mắt gà vàng (Bản đồ Trung Quốc hình con gà, tỉnh Cát Lâm ở vị trí mắt gà)”.

Tỉnh Cát Lâm trên bản đồ Trung Quốc (ảnh: Wikipedia).

Cách Am Di Lục

Trong Cách Am Di Lục cũng có câu: “Thiên giáng cứu chủ, mã đầu ngưu giác, chân chủ chi huyễn, thị vinh tự ý hà, thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, vĩnh viễn vô cùng hĩ”

Dịch nghĩa: Thiên giáng cứu chủ, đầu ngựa sừng trâu, chân chủ huyễn ảo, chữ “thị vinh” có ý nghĩa gì, thế nhân giải oan, Trời được đại phúc, vĩnh viễn vô cùng.

Tống tiên sinh tham khảo giải thích của tiên sinh Jeonghan người Hàn Quốc và lý giải: “Họ của chân chủ chuyển sinh là ở trong “thị vinh tự ý hà” (chữ “thị vinh” có ý nghĩa gì). Lấy chữ Mộc (木) trong chữ Vinh (榮) và chữ Tử (子) trong chữ Tự (字) chính là chữ Lý (李), chính là nói chân chủ cứu thế chuyển sinh mang họ Lý”.

Kim Lăng Tháp Bia Văn

Kim Lăng Tháp Bia Văn có đoạn: “Năng phùng mộc thố phương vi thọ, trạch cập quần sinh lạc thả khang, hữu nhân thức đắc kỳ trung ý phú quý vinh hoa bách thế xương”.

Dịch nghĩa: Có thể gặp Mộc Thố (thỏ gỗ) thì được thọ, ân trạch chúng sinh vui an lạc, có người biết được ý trong đó, phú quý vinh hoa trăm đời hưng thịnh.

Tống Thần Quang lý giải: “Những chúng sinh chiểu theo lời giảng của Đại giác giả chuyển sinh vào năm Thỏ (Mão) mà tu luyện thì sẽ khang lạc trường thọ, phú quý vinh hoa, trăm việc hưng thịnh”.

Ngũ Công Kinh

Ngoài dự ngôn về thiên tai nhân họa xảy ra vào thời mạt kiếp, Ngũ Công Kinh còn dự ngôn thần bí, vào thời mạt kiếp sẽ có bậc Đế vương chuyển sinh xuống nhân gian truyền Pháp cứu độ chúng sinh:

“Ngô tri đế vương tính, thổ mộc liên đinh khẩu, ngô tri đế vương danh, tam đinh cập nhị đinh, kỳ cánh liên nhất tự, cánh hướng não trung sinh, bất dụng xích thốn phân, đoan tọa đế vương đình, đáo lai mộc sinh gia, hài cốt tự tung hoành. Thủ đề thiên cân trọng, bát bảo tự lưu tinh, vận chí bảo nhữ an. Bất sầu vô ưu muộn, bất luận bần dữ phú, kính giả tự an khang, nhược hữu bất tín giả, nan kiến thái bình niên, chúng sinh khủng hữu nạn, truyền kinh cứu thế nhân, Quán Âm đại từ bi, cố lai cứu chúng sinh”.

Dịch nghĩa: Tôi biết tên họ của Đế vương, thổ mộc liền đinh khẩu, tôi biết tên đế vương, tam đinh cập nhị đinh, nó nối liền một chữ, hướng vào não nộ sinh, không phân cao thấp, ngồi nghiêm ở điện đế vương, mà đến nhà Mộc sinh, hài cốt tự tung hoành. Tay nhấc ngàn cân nặng, Bát bảo tựa sao băng, vận đến bảo bình an. Không sầu không lo nghĩ, không kể giàu với nghèo, người tôn kính tự an khang, người không tin thì khó thấy được năm thái bình, chúng sinh e có nạn, truyền kinh cứu thế nhân, Quán Âm đại từ bi, cho nên đến cứu chúng sinh

Theo Tống tiên sinh, “Thổ mộc liên đinh khẩu” có hai cách giải nghĩa.

Thứ nhất là, “Thổ mộc liên”, nếu đem chữ Thổ (土) đảo ngược thành chữ Can (干), Mộc (木) trên Can dưới thành chữ Lý (李).

Thứ hai là, “Mộc liên đinh khẩu”, đinh khẩu (丁口) là chữ Tử (子). Xem nửa trên chữ Tử là hình tam giác khuyết (フ), gọi là khuyết khẩu. Khuyết khẩu (フ) hợp với đinh chữ (丁) thành chữ Tử. Do đó “mộc liên đinh khẩu” là chữ Lý (李).

Ngũ Công Kinh dùng 5 chữ “Thổ mộc liên đinh khẩu”, hàm ý bí mật chỉ ra 2 lần họ của vị Đế vương là họ Lý. Hơn nữa không chỉ nói ra họ mà còn nói ra tên.

“Tam đinh cập nhị đinh”, Tam đinh (三丁) là 3 chấm thủy (氵), chữ cập (及) đồng âm chữ cập (丌), “liên nhất tự” (thêm chữ nhất 一), thành chữ Khai (开). “Cập nhị đinh (二丁)” là chữ Bát (八). Chữ Khai đảo ngược trên chữ Bát thành chữ Cộng (共). Do đó câu này nghĩa là chữ Hồng (洪) – 3 chấm thủy và chữ Cộng hợp thành.

“Cánh hướng não trung sinh”: chữ Não ở đây là “não nộ”, là một trong “ngũ chí” của Đông y, do đó câu này là chữ Chí (志).

“Bất dụng xích thốn phân, đoan tọa đế vương đình, đáo lai mộc sinh gia”, nghĩa là vị đế vương không biết ở tầng thứ cao thế nào chuyển sinh xuống hạ giới, vào nhà Mộc (tức họ Lý).

“Ba chữ” trong dự ngôn

Những dự ngôn trên đều đề cập đến 3 chữ, rốt cuộc là 3 chữ gì? Hãy nghiên cứu từ Thôi Bối Đồ:

Sau khi Lưu Bá Ôn đề cập tới thời mạt kiếp, nhân loại sẽ xuất hiện đại kiếp nạn vô cùng lớn, Thân đại nhân hỏi: ‘Có cách thay đổi không?’. Ông đáp rằng: “Duy có 3 chữ có thể hóa giải”.

Trong Lưu Bá Ôn Bi Ký có 4 câu thơ:

Thất nhân nhất lộ tẩu
Dẫn dụ tiến liễu khẩu
Tam điểm gia nhất câu
Bát vương nhị thập khẩu.

Tạm dịch:

Bảy người đi một đường
Dẫn dụ vào trong miệng
Ba chấm thêm một móc
Tám vương hai mươi miệng
.

“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu” dịch nghĩa: “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“, chính là chữ Chân (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ Chân (眞) có thượng bộ là chữ Thất (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do Nhân (人) và Nhất (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần Cung (弓) của chữ Dẫn (引) xếp đan xen vào chữ Khẩu (口) thì tạo thành chữ Mục (目), đây chính là phần giữa của chữ Chân (眞).

“Bát vương nhị thập khẩu” : Chữ Thiện (善) từ trên xuống dưới là do Bát (八) (lật ngược), Vương (王), Niệm (廿) (nghĩa là 20), và Khẩu (口) tổ hợp thành.

“Tam điểm gia nhất câu” dịch nghĩa: “Ba chấm cộng một câu” nghĩa là chữ Nhẫn (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ Đao (刀) ở nửa trên của chữ Câu (勾) tạo thành chữ Nhẫn (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ Câu (勾) tạo thành chữ Tâm (心); chữ Nhẫn – mũi dao (刃) đặt trên chữ Tâm (心) chính là chữ Nhẫn – nhẫn nại (忍).

Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Tống Thần Quang nói: “Lưu Bá Ôn dùng phương pháp câu đố chữ để nói với mọi người 3 chữ này. Ông hy vọng mọi người có thể sống và thuận theo 3 chữ này mà được lưu lại, nhưng lại không được phép tiết lộ hết thiên cơ, do đó ông đã bỏ ra nhiều tâm sức”.

Làm thế nào để tự cứu mình?

Sau khi đề cập đến danh tính Đế Vương, Ngũ Công Kinh có đoạn:

“Vận chí bảo nhữ an. Bất sầu vô ưu muộn, bất luận bần dữ phú, kính giả tự an khang, nhược hữu bất tín giả, nan kiến thái bình niên, chúng sinh khủng hữu nan, truyền kinh cứu thế nhân, quan âm đại từ bi, cố lai cứu chúng sinh”.

Dịch nghĩa: Vận đến bảo bình an. Không sầu không lo nghĩ, không kể giàu với nghèo, người tôn kính tự an khang, người không tin thì khó thấy được năm thái bình, chúng sinh e có nạn, truyền kinh cứu thế nhân, Quán Âm đại từ bi, cho nên đến cứu chúng sinh”.

Đại Giác Giả nhận thấy chúng sinh sẽ gặp tai họa, xuất phát từ lòng đại từ bi, truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh. Bất kể là giàu nghèo sang hèn, nếu đắc Pháp, hoặc tôn kính Pháp thì khi tai họa đến không cần phải lo lắng sợ hãi, tự sẽ được bình an. Còn người không tin, không tôn kính Đại Pháp thì sẽ khó qua được kiếp nạn, sẽ không thấy được kỷ nguyên mới tốt đẹp.

Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn có viết: “Người không tin, không tụng kinh Phật Di Lặc, không thuốc nào chữa được, thổ huyết mà chết. Người biết kinh này thì bảo toàn tính mệnh, người thực tâm tụng đọc thực hành, theo Phật gia an nhiên, niềm vui bất tận, chuyển phàm thành Thánh, trái lại thì không một ai sống sót.

Trong Thôi Bi Đồ có một đoạn khác viết: “Người thiện hay ác mà tụng niệm chân kinh, biết hối cải, gọi là biết quay đầu. Người biết chân tướng, gọi là ở trên bờ”.

Tống tiên sinh giải thích, ý nghĩa đoạn này là bất kể người tốt hay người xấu, tụng niệm chân kinh và biết hối cải thì gọi người ấy là biết “quay đầu”. Người biết chân tướng Đại Pháp và lý giải giúp đỡ người tu Đại Pháp thì gọi là ở “trên bờ”.

Tiếp theo là câu “Gọi người quay đầu vào đất là người, người trên bờ cùng lên chùa 10 vạn 8 ngàn”. Đó là nói rằng: Người quay đầu sau khi kiếp nạn qua đi sẽ trở thành nhân loại mới của trái đất tương lai, có phúc phận lớn. Người trên bờ có cơ hội tu luyện Đại Pháp, cũng trở thành sinh mệnh cao cấp.

Trong Lưu Bá Ôn Bia Ký viết: “Người nghèo 1 vạn lưu 1 nghìn, người giàu 1 vạn lưu 2, 3. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, hãy xem cái chết ở trước mắt. Đồng bằng không có trồng ngũ cốc, cản phòng tứ phía tuyệt bóng người. Nếu hỏi ôn dịch khi nào đến, hãy xem mùa đông tháng 9, 10. Người hành thiện thì được thấy, người hành ác chẳng được xem. Trên đời có người hành đại thiện, chịu kiếp nạn này chẳng khôn ngoan”.

Lưu Bá Ôn đã nói rất rõ rằng, khi “trên đời có người hành đại thiện”, khi Thần Phật cứ lần lữa kéo dài thời gian, nếu có người vẫn không tin, không tỉnh ngộ, thế thì quả là phải “chịu kiếp nạn này chẳng khôn ngoan”.

“Người nghèo 1 vạn lưu 1 nghìn, người giàu 1 vạn lưu 2, 3. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, hãy xem cái chết ở trước mắt. Đồng bằng không có trồng ngũ cốc, cản phòng tứ phía tuyệt bóng người”.

Tống Thần Quang chia sẻ: “Nghiên cứu những dự ngôn này, lại xem những sự tình đang xảy ra hiện nay, tôi khuyên mọi người, hãy nghe những lời các học viên Pháp Luân Công nói, tụng niệm 9 chữ chân ngôn: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’, thà tin là có, chớ tin là không”.

Ông bày tỏ: “Dịch bệnh có thể biến đổi bất cứ lúc nào, cũng không thể dùng thuốc men hóa chất nào ngăn chặn nổi, nó sẽ biến dị khiến thuốc vô hiệu. Hiện nay cho đến mùa thu đông, và đến sang năm, dịch bệnh sẽ không ngừng lại”.

Theo ông: “Trong văn hóa truyền thống Á Đông có nói đến “Ôn Thần”, “Dịch quỷ”, thực ra ôn dịch (dịch bệnh) là do Thần khống chế, là có tính định hướng. Dịch bệnh khi nào đến, khi nào dừng hoàn toàn dựa tâm thái của con người thế gian với Đại Pháp như thế nào mà định đoạt”.

Theo Dương Diệc Tuệ, The Epochtimes
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version