Đại Kỷ Nguyên

8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

Ảnh: Secretchina.

Người xưa nói: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt”, lại có câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, ý tứ là những lời khuyên dạy của người lớn tuổi thường rất hữu ích, đáng tin. Bạn cũng có thể tìm được những lời vàng như thế dưới đây. 

Lời của người già, giống như rượu ngon được ủ lâu năm, càng lâu càng nồng…

1. Hạ không ngủ đá, thu không ngủ ván. Xuân không lộ rốn, đông không trùm đầu. Ban ngày vận động nhiều, buổi tối ít ngủ mơ. Rửa chân trước khi ngủ, uống thuốc bổ chẳng bằng. Ban đêm mở cửa sổ, ngủ một giấc say nồng. 

Tham mát không đắp chăn, không bệnh mới là lạ. Ngủ sớm thức dậy sớm, tinh thần sảng khoái thay. Tham ngủ tham chuyện nhiều, thêm bệnh tuổi thọ giảm. Ban đêm mà nghiến răng, sâu đang bò trong bụng. 

Suy ngẫm: Người xưa quan niệm, muốn có thân thể khỏe mạnh, trước tiên cần có một quy luật nghỉ ngơi hài hòa, hợp lý, ngày đêm luân phiên, tiết trời thay đổi đều cần phải chú ý thân thể. 

2. Một ngày ăn hết một con heo, không bằng trên giường ngủ ngon giấc. Ba ngày ăn hết một con dê, không bằng rửa chân trước lúc ngủ. Gối ngủ không chọn đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau. Đầu trước gió, ấm áp dễ chịu, chân trước gió, gấp mời lang trung.

Ngủ thì không được ngủ ngõ hẻm, độc nhất gió lùa xuyên qua phòng. Ngủ mà không thắp đèn, dậy sớm đầu không đau. Nếu muốn ngủ được người nhẹ nhõm, không để “chân hướng về phía Tây, đầu hướng về phía Đông”

Suy ngẫm: Có người nói khi ngủ mà “chân hướng Tây, đầu hướng Đông” thì cũng tương đương với nhìn mặt trời nhô lên. Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông, nằm ngủ phải để đầu hướng về phía Tây thì mới thuận, người không mệt mỏi. Chính là giống như ngồi xe, người ta nếu ngồi ở phía trước mới không bị say. 

3. Nghìn lần học không bằng một lần nhìn, nghìn lần nhìn không bằng một lần luyện. 

Ở lâu nơi sườn núi, không chê đường dốc đứng. Không kinh qua mùa đông lạnh lẽo, làm sao biết được ấm áp của mùa xuân. Không gánh đòn gánh không biết nặng, không đi đường dài chẳng biết xa. Không ngủ trong chăn, không biết tấm chăn rộng

Suy ngẫm: Những tri thức học được từ sách vở rốt cuộc vẫn là không đủ hoàn thiện. Nếu muốn thật sự lý giải một sự việc hoặc một người nào đó, nhất định phải có tiếp xúc, phải có thực hành. 

4. Không xuống nước, cả một đời sẽ không biết bơi. Không giương buồm, cả một đời sẽ không biết cầm lái. Không lo liệu việc nhà, không biết được gạo củi đắt đỏ. Không nuôi con, không tài nào biết được công ơn cha mẹ.

Không sờ vào đáy nồi tay không đen, không cầm chai dầu tay không nhớt. Nước rút đá trồi ra, ở lâu hiểu được lòng người.

Người rèn sắt phải tự mình giữ lấy kìm, người trồng trọt cần phải tự mình xuống ruộng. Đốn củi hỏi tiều phu, chèo thuyền hãy hỏi người lái đò.

Suy ngẫm: Dù làm việc gì cũng đều cần phải coi trọng phương pháp, coi trọng thời cơ, càng cần phải chính tay mình làm. Đây là một loại trí huệ của thành công đời người.

5. Thà rằng từng làm qua, chứ không thể bỏ lỡ. Lần đầu mắc lừa, lần sau sẽ tự khôn lên. Nước trở về, tích lớp bùn, vấp một lần, khôn hơn một chút. Tai nghe là hư, mắt thấy là thực. 

Ngựa già quen đường cũ, người già thông sự đời. Người già không giảng lễ nghĩa xưa, người sau sẽ mất đi nguồn cội.

Thịt bò già nhai có vị, lời người già đáng nên nghe. Gừng già vị cay lớn, người già kinh nghiệm nhiều.

Suy ngẫm: Lời của người xưa mỗi câu đều bao hàm kinh nghiệm sống phong phú, hàm chứa nhiều đạo lý sâu sắc đáng để suy tư. Đạo lý của thế gian, điều bình dị nhất cũng chính là điều to lớn nhất, điều to lớn ắt phải là điều bình dị nhất. 

6. Một điều chính tránh được ba điều tà, người ngay trăm tà chẳng dám phạm. Mạnh yếu nhất thời là ở sức, thắng bại muôn đời ở lẽ phải. 

Một điều phải thông suốt, trăm điều phải hòa theo. Người sợ không có lý, chó sợ bị kẹp đuôi. Trên trời không mây mưa không xuống, thế gian không lý việc không thành. Cây cung thiên hạ đều là cong, lẽ phải trên đời đều là thẳng.

Đèn không sáng, cần người khêu, việc không rõ, cần người nói. Đèn không khêu không sáng tỏ, lý không biện giải không rõ ràng. Vô lý lòng hoang mang, có lý lòng cam đảm. Trâu không có sức kéo cày ngang, người không có lý lời ngang ngược.

Suy ngẫm: Có một câu nói, gọi là: “Có lý đi khắp thiên hạ”, làm việc nói chuyện chỉ cần có đạo lý, bất cứ nơi nào cũng đều được hanh thông. Trà ngon không sợ là hàng mảnh, chuyện hay không sợ mang ra bàn. Rượu ngon không sợ ủ, người hay không ngại nói.

7. Trong lòng hiểu rõ, ngoài mặt ngu ngơ. Không khoe tài khéo nói, không bàn luận khuyết điểm của người. Người có chí, tre có đốt. Người có quyết tâm vạn sự thành, người không bền chí vạn sự không. Người hướng về chỗ cao, nước chảy xuống chỗ thấp.

Người cần tâm mạnh mẽ, cây cần vỏ cứng chắc. Người dựa vào chí khí, hổ cậy vào uy phong. Núi cao vẫn có chỗ trèo, đường xa ắt có hướng đi.

Không sợ đường dài, chỉ sợ chí ngắn. Không sợ trăm việc không thuận lợi, chỉ sợ nản chí ngã lòng. Không sợ núi cao, chỉ sợ ta chùn bước. Không sợ học không thành, chỉ sợ không thành tâm. Không trải qua tôi luyện, không thành được hảo hán. 

Suy ngẫm: Việc trên đời không thể hết thảy đều như ý người. Cần phải học cách biết đối mặt với phức tạp, bảo trì sự thuần thiện của mình. Khi phải đối diện với thất bại cũng luôn bảo trì tâm thản nhiên, bình yên, lúc đối chọi với nghịch cảnh cũng nên giữ vững lạc quan, tin tưởng.

“Hoa mai muốn thơm phải chịu lạnh, bảo kiếm muốn sắc bén phải chịu rèn”. Bạn muốn sống cuộc sống bình thường, thì sẽ đối mặt với thất bại bình thường. Bạn muốn sống cuộc sống vĩ đại, thì nhất định sẽ vấp phải tổn thương lớn nhất. Cái gọi là thành công vốn không phải xem bạn thông minh bao nhiêu, mà là xem bạn có thể vượt qua được hay không. 

8. Thước gỗ tuy ngắn, nhưng có thể đo được nghìn trượng. Thiên hạ không có chuyện gì khó, chỉ sợ người chẳng có lòng. 

Trời không mưa cả tháng, người không nghèo cả đời. Trời không sinh người vô dụng, đất không mọc cỏ vô danh. 

Người không có chí bị núi đè đầu, người có chí còn dời được cả núi. Thấy kẻ mạnh không sợ hãi, gặp kẻ yếu không bắt nạt.  

Trăng khuyết ánh trăng vẫn không đổi, tên gãy độ cứng vẫn y nguyên. Nước sâu khó nhìn thấy được đáy, hổ chết uy phong chẳng mất chút nào.  

Suy ngẫm: Người ta sau khi trải qua một lần thất bại thì hãy nên bừng tỉnh, cũng vì thế mà nhận thức lại chính mình, có thể bền bỉ, kiên cường hơn. Không kể là bạn đang gặp phải ma nạn, thử thách nào, đừng mãi oán trách ông trời bất công, chớ cứ trách người bất nghĩa. Những lời đó chỉ khiến bạn ngã quỵ không dậy nổi mà thôi. 

Đời người vốn không có chuyện gì không thể vượt qua, chỉ là người ta muốn hay không vậy.

Video: Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?


Exit mobile version