Đại Kỷ Nguyên

7 dị tượng ở Trung Quốc trước đại dịch Vũ Hán, điểm thứ 6 Việt Nam cũng có

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Gần đây, ở nhiều nơi khắp Trung Quốc đã liên tiếp xuất hiện các hiện tượng kỳ quái.

Đối với họ, điều này có một ý nghĩa nào đó, bởi người Trung Quốc tin rằng mình là con cháu Hoa Hạ, gọi quê nhà của mình là Thần Châu, còn bản thân là con cháu của Thần. Người đứng đầu cao nhất ở vùng đất này xưa kia được gọi là hoàng đế. “Quân quyền Thần thụ”, thiên tử chính là con Trời, là thụ mệnh Trời mà cai trị nhân gian, nên một vị chân mệnh thiên tử lẽ tự nhiên phải có trí tuệ và hiểu lòng Trời thì mới có thể giữ cho triều đại của mình thịnh trị lâu dài. Khi Thiên thượng hài lòng với cư xử và những sự việc ở nhân gian, sẽ cho mưa thuận gió hòa, và những con vật mang biểu tượng cát tường như ý xuất hiện như phượng hoàng, kỳ lân… Nếu thiên tượng muốn bày tỏ sự không hài lòng, sẽ giáng thiên tai, nhân họa, nhật thực, nguyệt thực, lũ lụt hạn hán…

1. Trăng máu – nguyệt thực toàn phần

Ngày 10/3/2020, tại Trung Quốc xuất hiện hiện tượng trăng máu. Trong Thánh Kinh có ghi chép “Mặt trăng đỏ như máu, là dấu hiệu của ngày mạt thế”.

Trăng máu là một cách gọi khác của hiện tượng nguyệt thực. Đây là hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Twitter của người dùng Jason V Lee về mặt trăng máu ở Trung Quốc.

Mục sư người Mỹ Begley đưa ra tuyên bố gây tranh cãi về hiện tượng Trăng máu nửa đêm khiến những người tin vào thuyết ngày tận thế thêm sợ hãi. Trên kênh YouTube của mình, ông Begley cảnh báo: “Trăng máu sắp xuất hiện. Sẽ có hòa bình hay sự hủy diệt bất ngờ? Đây có phải là thời khắc tận thế?”.

Theo ông Begley, nửa đêm luôn là khoảng thời gian đặc biệt “trong chiếc đồng hồ của Chúa”. Trăng máu nửa đêm được tin chính là sự trừng phạt của Chúa và đây là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.

2. Tứ tinh liên châu (tứ tinh hội tụ), điềm báo điều xấu

Ngày 29/11/2019 tại nhiều tỉnh thành phố ở Trung Quốc, người dân có thể tận mắt chứng kiến hiện tượng thổ tinh, kim tinh, mộc tinh và trăng hình vòng cung nằm thẳng hàng nhau. Hiện tượng này được gọi là Tứ tinh liên châu. Dựa theo thời gian xảy ra dị tượng, có thể nhận định đây là thời điểm khi viêm phổi Vũ Hán bắt đầu xuất hiện.

Trong Hán Thư – Thiên Văn Chí có ghi chép: “Tứ tinh nhược hợp, thị vi đại thang. Kì quân binh tang tịnh khởi, quân tử ưu, tiểu nhân lưu”.

Thang (湯) trong từ “đại thang” (大湯) có một nghĩa là rối ren, hỗn loạn, rối loạn. Ý nghĩa là nếu thiên tượng xuất hiện hiện tượng “tứ tinh liên châu” báo hiệu nhân gian sẽ có nhiều biến động lớn. Nếu quân vương một nước bản thân có đức hạnh cao thượng, thì đất nước sẽ chỉ trải qua những sóng gió nhỏ, đào thải có thể qua đi. Vì vậy quân vương có đức hay vô đức là điều vô cùng quan trọng. Trong văn hóa Kinh Sở có câu “Hữu đức giả cư, vô đức giả tang”, tạm dịch: “Người có đức thì an cư, người vô đức thì tang thương”. Vì vậy, tứ tinh liên châu liệu có thể ứng nghiệm trở thành đại nạn của quốc gia hay không, trọng điểm ở việc quân vương có đức hạnh hay không.

3. Thiên thạch rơi

Vào lúc 0:16 sáng ngày 11/10/2019, tỉnh Cát Lâm xảy ra sự kiện nghi là thiên thạch rơi. Cư dân mạng ở nhiều thành phố thuộc ba tỉnh Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh chia sẻ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. Khoảnh khắc thiên thạch rơi xuống, đêm tối giống như ban ngày. Tuy nhiên theo các báo cáo chính thức, không tìm thấy dấu tích của thiên thạch. Vì kích thước lớn, khi đi vào bầu khí quyển thì bốc cháy. Khi đến gần mặt đất, có thể nhìn thấy ngọn lửa rực sáng chói rọi màn đêm.

Video: Thiên thạch rơi trên bầu trời Cát Lâm:

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều trường hợp sau khi thiên thạch rơi, thường kèm theo đó là hàng loạt sự kiện lớn xảy ra với nhân loại.

Ví dụ, Vào thời nhà Tần khi thiên thạch rơi, không lâu sau đó, Tần Thủy Hoàng chết trên đường tuần du. Đại Tần vừa thống nhất không lâu lại chia năm xẻ bảy.

Gần đây nhất phải kể đến thiên thạch rơi tại Cát Lâm. Chiều ngày 3/8/1976, một thiên thạch nặng khoảng 4 tấn bay vào tầng khí quyển với tốc độ lên đến 48km/s, do ma sát với không khí quá lớn nên nó đã bốc cháy, phát nổ ở độ cao cách mặt đất 19km trên bầu trời ở thôn Kim Châu, thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm. Sau khi thiên thạch bùng cháy, đã tạo thành hình quả cầu lửa, rơi xuống mặt đất trong phạm vi bán kính 500km2, trên mặt đất có hàng ngàn người đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. Sau sự việc, có tới hơn 3.000 khối thiên thạch vỡ được nhặt về, tổng trọng lượng lên đến 2,6 tấn, trong đó khối lớn nhất nặng 1,77 tấn. Thiên thạch rơi xuống đã tạo thành một hố sâu 6,5m, đường kính 2m. 

Trong năm thiên thạch rơi, Trung Quốc liên tiếp xảy ra các chuyện như: Động đất Đường Sơn khiến 24.000 người tử vong; Chu Ân Lai, Châu Đức và Mao Trạch Đông liên tiếp qua đời; ngày 6/10 cùng năm, Trung Nam Hải xảy ra chính biến cung đình, Giang Thanh (vợ Mao) và những người khác thuộc “bè lũ bốn tên” (Tứ nhân bang) bị nguyên lão Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lật đổ, ĐCSTQ thay đổi thế hệ lãnh đạo mới trong đấu đá nội bộ.

4. Nhật thực

Ngày 26/12/2019 cũng là ngày sinh nhật Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ngày này cũng xảy ra hiện tượng nhật thực, thuở xưa trong nhân gian đã có cách nói “Thiên Cẩu thực Nhật”, “Thiên Cẩu khi Nhật” (chó trên trời hiếp đáp Mặt trời)… ý nói báo hiệu đại nạn sắp xảy ra.

Video: Nhật thực ngày 26/12/2019:

Nhật thực vào ngày 6/4/1875 cũng là năm Hợi. Không ai ngờ, đợt hạn hán kéo dài bốn năm liên tục tại Trung Quốc bắt đầu giữa năm đó. Từ năm 1876 đến 1878, nhà Thanh liên tục gặp hạn hán, dịch châu chấu, lũ lụt và ôn dịch hoành hành. Sau khi ăn hết vỏ cây, rễ cỏ, nhân gian xuất hiện hiện tượng phổ biến người ăn thịt người. Năm tỉnh phía bắc bao gồm Sơn Đông, Sơn Tây, Trực Lệ, Hà Nam, Thiểm Tây… gần 1.000 châu huyện gặp tai họa. Tổng dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán và nạn đói trong toàn bộ khu vực ước tính khoảng 160 triệu đến 200 triệu, chiếm khoảng một nửa dân của toàn đất nước vào thời điểm đó. Số người chết vì đói và ôn dịch khoảng 10 triệu người.

Hạn hán nghiêm trọng vào cuối triều đại nhà Thanh là một đại kiếp nạn trong lịch sử Trung Hoa. Các quan chức nhà Thanh khi đó đã gọi đợt hạn hán năm đó là “Hơn 230 năm chưa từng gặp sự thê thảm, thống khổ như thế”.

Nhật thực toàn phần vào năm Tý 2008, Hoa Nam xảy ra trận bão tuyết lớn và động đất xảy ra ở Vấn Xuyên.

Trong lịch sử các triều đại, các vị hoàng đế đều tin rằng nhật thực là cảnh báo nghiêm trọng của Thiên thượng với nhân gian. Khâm thiên giám (cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy) đều sẽ hỏi hoàng đế: khi Thiên thượng đưa ra lời cảnh báo, hoàng đế cần tự kiểm điểm lại lỗi lầm của mình, có cần viết Tội Kỷ Chiếu hay không…

5. Quạ bay rợp trời

Con quạ là một loài ăn xác chết. Người già nói rằng những con quạ dường như lường trước được sự chết chóc vì chúng có thể ngửi thấy nó, ngay cả trước khi có một người chết. Nói cách khác, chúng có thể ngửi thấy mùi của một người sắp chết, nhưng con người chúng ta không thể. Vì vậy, chúng sẽ lượn vòng quanh một người để chờ tới lúc người đó chết đi. Đó là lý do tại sao trong văn hóa Trung Quốc, quạ được coi là điềm không lành và luôn được liên kết với cái chết.

Vào ngày thứ bảy khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa tức 30/1, những con quạ đen đã bay khắp bầu trời. Mọi người không biết chuyện gì đã xảy ra. Cho đến khi người dân ở Vũ Hán phát hiện, ngay cạnh mình đã có người chết vì viêm phổi Vũ Hán, chính phủ ĐCSTQ không thể che giấu tình hình thực sự, mọi người mới nhận ra rằng chắc chắn ở đây có rất nhiều người tử vong. Cụ thể có bao nhiêu người có lẽ họ không rõ, nhưng nhiều tới mức kích hoạt xảy ra phản ứng liên hoàn tự nhiên thì không còn là vấn đề đơn giản. Tới lúc đó, mọi người mới biết những con quạ này sớm đã ngửi thấy mùi của sự tử vong.

Video: Quạ bay rợp trời tại Hồ Bắc, ngày 28/1/2020:

6. Sấm vang chớp giật vào tháng Giêng

Vào trưa ngày 13/2/2020, một tiếng vang lớn ở Vũ Hán đã gây kinh hoàng cho rất nhiều người dân địa phương. Tại Giang Hạ, Quang Cốc ở Hồ Bắc và nhiều địa phương khác, rất nhiều người đều nghe thấy âm thanh cực lớn này. Có người nói, giống như sét đánh hoặc giống như động đất. Đêm hôm đó, trời mưa ở Bắc Kinh, và chuyển thành tuyết lớn trên phạm vi rộng vào ngày 14, nó đã trở thành trận tuyết rơi thứ bảy kể từ mùa đông năm ngoái. Bên ngoài đường vành đai thứ tư phía nam ở Bắc Kinh, người ta đã ghi lại rằng dưới những đám mây đen bao phủ là một bầu trời đầy tuyết, kèm theo tiếng sét đánh, cả con đường sấm chớp sáng choang, chói lóa cả mắt.

Dân gian gọi hiện tượng trên là “sấm sét giữa trời tuyết”, sét đánh tháng Giêng, nhìn từ khía cạnh văn hóa dân gian Trung Quốc mà nói thì đó là điều không hề may mắn.

Ở địa phương Hồ Bắc lưu truyền một thuyết là “Chánh nguyệt đả lôi hoàng thổ đôi” (Tháng Giêng sét đánh, đất chất cao thành đồi), nghĩa là dịch bệnh đến, số người chết (mộ phần) tăng vọt. Một chương trình truyền hình ngắn vào tối ngày 14 ở Hà Nam đã tường thuật rằng, cùng với tiếng vang lớn trên bầu trời là tia sét dường như xé toạc bầu trời đêm. Không chỉ Hồ Bắc và Hà Nam, cư dân mạng ở các tỉnh khác cũng lần lượt đề cập đến địa khu nơi mình ở cũng có những hiện tượng hiếm thấy như thời tiết đảo lộn và sấm vang chớp giật trong tháng Giêng này.

7. Năm mặt trời cùng xuất hiện

Trời không có hai mặt trời, nước không thể có hai vua. Mặt trời luôn được mọi người so sánh với người đứng đầu hoặc hoàng đế của một đất nước. Ngày 14/2, tại Nội Mông xuất hiện hiện tượng thiên văn dị thường khi trên trời nhìn thấy như có  5 mặt trời. Các nhà thiên văn dự đoán rằng nhật thực sẽ xảy ra vào tháng 6/2020, vậy sau đó sẽ còn xảy đến những đại nạn gì với thế giới và Trung Quốc chúng ta hoàn toàn không rõ.

***

Giống như đại ôn dịch ở La Mã cổ đại, người La Mã cổ đại bắt đầu suy nghĩ trong đau khổ, nguyên nhân gây ra bệnh dịch là gì? Đây liệu có phải là hình phạt của Chúa với những điều sai trái chúng ta đã làm? Sau đó họ phát hiện rằng, khi những tín đồ Kitô giáo bị phỉ báng, bị thiêu chết và bị ném vào đấu trường, họ đã không dùng đầu óc tỉnh táo để phân biệt giữa đúng và sai, mặc cho kẻ độc tài bức hại người tốt. Bệnh dịch là quả báo cho sự coi thường và thờ ơ của họ. Vì vậy, người La Mã bắt đầu cảm thấy hối hận. Họ mang theo thánh vật của thánh đồ Chúa Jesus đi diễu hành, bày tỏ sự sám hối chân thành vì đã giúp người xấu làm điều ác. Chẳng mấy chốc, bệnh dịch đã chấm dứt.

Theo Dương Thuật Chi, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

Exit mobile version