Đại Kỷ Nguyên

Thần y Biển Thước và bài học muôn thuở: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

“Bệnh đã thành rồi mới uống thuốc, nặng rồi sau đó mới trị, thì cũng giống như khát mới đào giếng, chiến tranh khởi lên mới rèn binh khí, như thế chẳng phải quá muộn rồi sao?”

Một lần, Biển Thước đến Tề Quốc bái kiến Tề Hoàn Hầu. Thấy khí sắc vua Tề không tốt, Biển Thước bèn nói: “Trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không trị sớm, bệnh sẽ nặng thêm”. Hoàn Hầu thờ ơ đáp: “Ta thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh gì cả”. Biển Thước liền rời đi.

5 ngày sau, Biển Thước lại đến, nhìn sắc diện vua Tề nói: “Ngài có bệnh trong máu, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng”. Hoàn Hầu tỏ vẻ không vui nói: ”Ta không có bệnh”. Biển Thước lại rời đi.

5 ngày sau, Biển Thước lần nữa đến bái kiến vua Tề, lần này ông khẳng định: “Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi”, Hoàn Hầu không trả lời. 5 ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước đi.

Mấy ngày sau, Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, phái người đi tìm Biển Thước, nhưng ông đã đi mất rồi. Bệnh của Hoàn Hầu ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị vua này qua đời.

Trong Sử ký viết, Biển Thước có thể nhìn thấy người ở bên kia tường, có công năng cách tường khán vật, thấu thị nhân thể tức nhìn được xuyên tường, nhìn thấu thân thể. Biển Thước quả nhiên là thần y, vừa nhìn đã có thể thấy được tất cả bệnh tình của Tề Hoàn Hầu, nhưng Hoàn Hầu lại không tin Biển Thước. Vì ông vẫn chưa cảm thấy thân thể không thoải mái, sao mà bị bệnh được?

Vua Tề sau lần cuối cùng gặp Biển Thước, mới phái người chạy theo hỏi, Biển Thước nói: “Bệnh ở da thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn châm cứu được, bệnh trong dạ dày bã rượu có thể chữa được, bệnh vào xương tủy rồi thì không thể cứu được nữa, ta cũng bất lực”.

Thánh nhân không chữa “đã bệnh” mà chữa “chưa bệnh”

Biển Thước là danh y có y thuật cao minh vào thời Trung Quốc cổ đại, ông được mọi người tôn kính gọi là “Thần y Biển Thước”. (Ảnh: Internet)

Tại sao cách nhìn nhận của Tề Hoàn Hầu và của Biển Thước lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược như vậy? Vì bệnh nhân có cảm thụ của họ, thầy thuốc có y thuật của mình. Vua Tề nhìn bề ngoài thì thấy “chưa bệnh”, nhưng thân thể đã có ổ bệnh, chỉ là chưa phát ra, sau này Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, thân thể đau ốm, đây là “đã bệnh”.

Bệnh tật phát triển là có quy luật, ổ bệnh có trước, là giai đoạn chưa bệnh, sau đó mới sinh ra bệnh trạng, là giai đoạn đã bệnh. Giai đoạn chưa bệnh dễ chữa, giai đoạn đã bệnh sẽ khó chữa.

Trong Hoàng đế nội kinh cũng viết, “bệnh đã thành rồi mới uống thuốc, nặng rồi sau đó mới trị, thì cũng giống như khát mới đào giếng, chiến tranh khởi lên mới đi rèn binh khí, như thế chẳng phải quá muộn rồi sao?”. Vì vậy tất cả mọi việc ta cần phải biết thật rõ tình thế và phòng ngừa chu đáo, hãy chuẩn bị từ trước, đạo lý chữa bệnh cũng giống vậy.

Bệnh tật đều có giai đoạn phát triển nhất định. Lúc đầu thường không có biểu hiện hoặc rất nhẹ, bệnh nhân sẽ không cảm thấy thân thể có chỗ nào bất ổn, đương nhiên sẽ không đi khám bệnh, lúc này bệnh biến đổi rất chậm, trị tận gốc thì dễ hơn nhiều.

Đợi khi xuất hiện bệnh trạng rõ ràng, bệnh nhân sẽ tìm đến thầy thuốc, nhưng bệnh đã bước sang giai đoạn giữa và cuối, bệnh biến đã rất rõ ràng và nghiêm trọng. Lúc này nếu muốn chữa trị tận gốc thì đã không còn dễ dàng nữa, vì thế “thánh nhân không chữa đã bệnh, mà chữa chưa bệnh”.

Vận dụng tam bảo sinh mệnh “Tinh, Khí, Thần”

Vận dụng 3 pháp bảo “Tinh, Khí, Thần” sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. (Ảnh: Internet)

Ngày nay chúng ta không thể tìm ra thần y có y thuật cao siêu như Biển Thước, vậy làm thế nào trị “chưa bệnh” đây? Kỳ thực chúng ta không nên hướng ngoại mà cầu, nội trong mình đã có sẵn 3 pháp bảo – Tinh, Khí, Thần. “Tam bảo sinh mệnh” này có thể hình thành nhiều tầng che chắn, phòng chống bệnh tật, bảo hộ cho ta, chúng ta chỉ cần vận dụng thật tốt “tam bảo” của sinh mệnh thì sẽ chữa được “chưa bệnh”.

Vậy làm sao để vận dụng “tam bảo sinh mệnh” đây? Trong “dưỡng tinh”, cần chú ý dinh dưỡng sao cho đầy đủ và cân bằng. Trong “dưỡng khí”, phương pháp tốt nhất là luyện khí công, khí công cổ đại còn gọi là “thần tiên thuật”, có hiệu quả vô cùng thần kỳ.

“Dưỡng thần” phải coi trọng đạo đức, từ nội tâm chúng ta phải có thể đối xử chân thành với người khác, thiện với người khác, hơn nữa còn cần phải nhẫn, làm được ba điều là Chân, Thiện, Nhẫn.

Theo Epochtimes, tinhhoa.net

Xem thêm:

Exit mobile version