Đại Kỷ Nguyên

Rốt cuộc mẹ bầu mới sinh xong cần ở cữ và dưỡng sinh như thế nào?

Tắm, không tắm? Ăn gì sau sinh? Đông y căn cứ đặc trưng thể chất vốn có của phụ nữ đã đề xuất một loạt các phương pháp biện pháp dưỡng sinh, điều chỉnh, bổ dưỡng sau sinh. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách hệ thống và khoa học nhất về kiến thức ở cữ.

Ở cữ, liên quan đến sức khỏe của phụ nữ trong tương lai

Ảnh: thebump.com

Ở cữ, là một giai đoạn thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn cần thiết cho phụ nữ sau khi sinh con. Sản phụ do khi sinh nở xuất huyết nhiều, thêm nữa là đau lưng, đau bụng, vô cùng hao tổn thể lực, khí huyết, gân cốt đều rất hư nhược, lúc này rất dễ bị phong hàn xâm nhập, cần một khoảng thời gian để điều chỉnh bồi bổ, do đó sau sinh cần phải ở cữ mới có thể hồi phục sức khỏe.

Tiến sĩ Trang Thục Cần, chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Đài Loan nói, phụ nữ trong 1 đời người có 3 lần cơ hội để có thể điều chỉnh thể hình của bản thân, làm cho nó hồi phục thanh xuân, hồi phục vẻ đẹp và sức khỏe, đó là thời kỳ lần đầu tiên có kinh, sau sinh, và thời kỳ mãn kinh. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn sau sinh này.

Ở cữ không phải 1 tháng, mà là 42 ngày

“Ở cữ” theo cách nói truyền thống, rất nhiều người đều cho rằng là thời gian 1 tháng.

Kỳ thực, cơ thể người mẹ từ lúc em bé được sinh ra, nhau thai được đẩy ra, để các bộ phận toàn thân (trừ tuyến vú) hồi phục đến trạng thái bình thường, đại khái cần tầm 6 tuần, 42 ngày này gọi là thời kỳ hồi phục sau sinh, thời gian này đều cần phải chăm sóc đặc biệt, do đó thời gian ở cữ là 42 ngày.

Về ở cữ, cách nói của ai là khoa học hơn?

Ảnh: dodungsausinh.net

Trong quan niệm truyền thống, ở cữ không được ra gió, nằm quạt, không được tắm, thậm chí không được đánh răng, tuy rằng nói tổng kết của tiền nhân là có căn cứ nhất định, nhưng khoa học lại 1 lần nữa chứng minh, mọi việc làm quá đều bất cập, như sau sinh thân thể bài xuất dịch mồ hôi, sản dịch và dịch sữa tiết ra, không kịp thời rửa ráy vệ sinh có thể làm sản phụ sức đề kháng vốn đã kém dễ cảm nhiễm bệnh khuẩn, dẫn đến viêm nang lông, viêm nội mạc tử cung, viêm tuyến vú…

Thuyết dưỡng sinh sau sinh, Đông y theo kịp thời đại

Đông y dưỡng sinh, trong biến hóa của thời đại, căn cứ hoàn cảnh biến hóa mà tiến hành điều chỉnh hợp lý. Trên phương diện dưỡng sinh sau sinh, căn cứ đặc trưng thể chất vốn có của phụ nữ phương Đông, đã đề xuất một loạt các phương pháp biện pháp dưỡng sinh điều chỉnh, bổ dưỡng sau sinh. Bài viết này sẽ giảng giải cho bạn cách hệ thống và khoa học nhất về kiến thức ở cữ.

Khi ở cữ, cơ thể người phụ nữ chính giống như một cái cửa lớn đang được mở, có thể bài xuất nước thừa và độc tố tích tụ trong suốt thời kỳ mang thai, sau đó thông qua bổ dưỡng chính xác làm cho thân thể ngày càng hồi phục và khỏe mạnh.

1. Ở cữ 3 giai đoạn

Ảnh: Phapluatdansinh.com

Cụ thể là phân chia hơn 1 tháng sau sinh theo tuần, mỗi tuần căn cứ nhu cầu, ăn các thực phẩm khác nhau:

Tuần 1: Chủ yếu là bài xuất lượng nước thừa, độc tố và sản dịch ra khỏi cơ thể, mỗi ngày uống Sinh hóa thang, ăn gan lợn xào dầu mè.

Sinh hóa thang là thang thuốc Đông y được phối sẵn, chức năng chủ yếu của nó là làm tử cung nhanh chóng bài xuất sản dịch, giúp cho tử cung hồi phục vị trí và hình dạng về bình thường. Hiệu thuốc Đông y lớn 1 chút, đều có thể mua được.

Cách chế Sinh hóa thang:

Nguyên liệu: Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân (bỏ mầm), gừng già nướng, Chích thảo (cam thảo nướng, tẩm mật sao).

Cách làm: Rượu gạo 700cc, cho vào dược liệu, đun chậm khoảng 1 tiếng, khoảng còn 200cc, đây là lần thứ nhất, rượu thuốc đổ ra đợi chuẩn bị dùng. Lần thứ 2 lại cho vào 350cc rượu gạo, cách nấu giống như lần thứ nhất, nấu còn khoảng 100cc.

Cách dùng: Lấy lần thứ nhất và lần thứ 2 trộn vào nhau, 1 ngày chia 3 lần uống hết. Sinh thường uống 7 ngày, sinh mổ uống 14 ngày.

Dầu mè: Dầu vừng mè trong khoảng thời gian tháng này hầu như tất cả các thức ăn đều có thể dùng đến, là một loại dầu chứa axit linolenic cao nhất trong tất cả các dầu thực vật, có tác dụng phòng chống lão hóa da và chống ung thư, do đó gọi là dầu chuyên dụng trong ở cữ.

Tuần thứ 2: chủ yếu tăng cường chức năng của xương và thắt lưng, thận, hồi phục xương chậu. Mỗi ngày ăn mỳ cật xào Đỗ trọng, có tác dụng giúp hoãn giải đau đớn chỗ xương cùng cụt; (Ngoài ra: Nếu là đẻ mổ, còn cần uống tiếp 1 tuần Sinh hóa thang).

Tuần thứ 3 cho đến ngày thứ 42, đến lúc, cần phải bài thì đã bài hết, chủ yếu bắt đầu tiến hành bồi bổ cơ thể. Nhất định phải nhớ, sau khi bài hết độc tố, thích hợp bồi bổ mới có thể được cơ thể hấp thu, nếu không tích tụ trong thân thể, thành mỡ thừa. Bởi vì thời kỳ trước thân thể hư nhược, Đông y giảng hư không được bổ, ăn rồi cũng không hấp thụ được, chỉ có thể gia tăng gánh nặng cho cơ thể.

Dưới đây giới thiệu với mọi người các món bổ dưỡng cho sản phụ:

1. Đồ uống của sản phụ

Ảnh: Pixabay

Sản phụ thời gian ở cữ, cố gắng không uống nước trắng, để tránh gia tăng phù thũng. Có thể dùng đồ uống chuyên dành sản phụ để thay thế.

Nguyên liệu: Sơn tra nhục, vỏ quả vải, Quan âm xuyên (Thủy liên hoa vàng) cho vào trong lượng nước rượu gạo gấp 10 lần, đun sôi, lọc ra. Thêm đường rang đen trộn đều để bảo quản lạnh trong bình. Khi uống hâm nóng, mỗi ngày không quá 500cc, mỗi lần có thể làm nhiều chút. Sơn tra nhục, vỏ quả vải, Quan âm xuyên có thể lựa chọn dùng riêng rẽ, cũng có thể phối hợp sử dụng.

2. Dưỡng can thang

Ảnh: qdacupuncture.com

Nếu là sinh mổ, cần trước sinh 1 tuần uống Dưỡng can thang, sau sinh tiếp tục uống 2 tuần (sau sinh dùng rượu gạo nấu).

Nguyên liệu: Táo tim gà (cần mua táo tim gà đỏ) trước sinh dùng nước nóng (sau sinh dùng nước rượu gạo) 280cc

Cách làm: Dùng nước rửa sạch hồng táo, dùng dao bổ 7 nhát. Để trong đồ chứa, lấy nước sôi tráng rửa một chút, đậy nắp để 1 đêm. Buổi sáng ngày hôm sau dùng nồi hấp. Đợi sôi tung sau đó lại dùng lửa nhỏ hấp 1 tiếng đồng hồ.

Cách dùng: Vớt hồng táo ra, bỏ vỏ bỏ hạt, trong ngày lúc nào cũng có thể ăn. Nước canh có thể chia 2-3 lần, sau khi ăn cơm uống thay trà. Cho ít đường phèn hoặc rượu brandy cũng được.

3. Cơm ý dĩ: Ý dĩ nhân thêm gạo trắng nấu thành cơm, dùng nước rượu gạo nấu.

4. Cháo gạo nếp ngọt

Nguyên liệu (cho 3 ngày): Gạo nếp, long nhãn, đường đen, nước rượu gạo 2000cc.

Cách làm: Cho gạo nếp và long nhãn vào trong nước rượu gạo, đậy nắp ngâm 8 tiếng đồng hồ. Lấy nguyên liệu đã được ngâm đun to lửa đến sôi sau đó vặn nhỏ lửa đậy nắp đun 1 giờ đồng hồ. Tắt lửa, cho đường đen vào trộn đều sau đó ăn.

5. Canh đậu đỏ

Ảnh: dienmayxanh.com

Nguyên liệu (suất cho 3 ngày): Đậu đỏ, gừng già cả vỏ, đường đen, nước rượu gạo 1500cc.

Cách làm: Cho đậu đỏ vào trong nước rượu gạo, đậy nắp ngâm 8 tiếng. Gừng già thái thành sợi, cho vào trong đậu đỏ đã được ngâm xong. Lửa to đun sôi sau đó chuyển lửa vừa tiếp tục nấu 20 phút (đậy vung). Tắt lửa, cho vào đường đen trộn đều sau đó có thể sử dụng.

Cách làm: Mỗi ngày 2 bát, có thể 10h sáng đến 3h chiều mỗi lần ăn 1 bát.

6. Gà hầm dầu mè

Cần mua cả con gà mái, cũng chính là đầu đuôi chân đều hầm cùng không được bỏ đi.

Nguyên liệu: Mỗi 100g thịt gà, cần 10g gừng già, rượu gạo 100cc, dầu mè 10cc, lần lượt từng loại.

Cách làm: Đun nóng nồi, đổ dầu mè vào, sau khi dầu nóng, cho vào gừng già cắt lát (không cạo vỏ), cho đến khi ra mùi thơm nhưng gừng chưa cháy vàng thì dừng, để gừng riêng ra 1 góc nồi, lấy cả con gà đã chặt miếng cho vào nồi xào lửa vừa, cho đến khi thịt gà chín 7 phần, lấy rượu đã chuẩn bị sẵn tưới từ bốn phía hướng vào giữa nồi, sau khi tưới vào, đậy nắp nấu, sau khi rượu sôi, thì chuyển về lửa nhỏ, lại nấu tiếp 30-40 phút là được.

Cách ăn: Ăn lúc nóng, vớt dầu nổi bên trên ra, canh rượu còn lại thì cho vào chai nước bảo ôn, uống dần hết. Thịt thì ăn với cơm.

7. Lạc hầm móng giò

Người sữa không đủ, sau sinh tuần thứ 3 có thể dùng.

Ảnh: morephotos.press

Nguyên liệu (cho 3 ngày): Lạc, bỏ vỏ bỏ mầm, tôm, móng lợn, lượng gừng già nguyên vỏ vừa phải, 15g nấm hương bỏ cuống, nước rượu gạo 2500cc, dầu mè 80cc

Cách làm: Nấm hương ngâm mềm trong lượng rượu gạo gấp 10 lần, thái chỉ để sẵn. Lạc cho vào nước rượu gạo đun sôi, bỏ vỏ, bỏ mầm. dầu mè làm nóng, cho gừng già vào chiên kĩ cho đến khi nứt bung vỡ. Móng lợn cho vào trong nồi xào cho tới khi da bên ngoài biến màu. Cho lạc vào xào thêm 1 lúc, lại cho móng lợn và gừng già vào, cuối cùng cho nấm hương, tôm, và nước rượu gạo. Đậy vung nấu sôi, lửa nhỏ hầm 8 tiếng. (Thời gian này hơi lâu, có thể cân nhắc giảm xuống.)

8. Cơm hấp (đồ) dầu

Nguyên liệu (cho 5 ngày): Gạo nếp, nấm hương bỏ cuống, cà rốt, thịt ba chỉ, tôm nõn, lượng thích hợp gừng già cả vỏ, lượng vừa phải dầu mè, nước rượu gạo 1000cc.

Cách làm: Gạo nếp dùng nước rượu gạo vo sạch, để ráo nước. Đem gạo nếp đã vo cho vào trong nước rượu gạo lạnh ngâm 8 giờ đồng hồ sau đó để ráo nước, nước đã ngâm cần cho vào đồ chứa riêng để đợi dùng, không đổ đi. Nước rượu gạo cần ngập quá gạo nếp. Cho nấm hương bỏ cuống và tôm nõn vào ngâm trong lượng nước nói trên. Sau khi ngâm mềm nấm hương thái sợi. Gừng già cả vỏ, thịt ba chỉ, cà rốt đều thái thành sợi to. Sau khi làm nóng nồi cho vào 4 thìa to dầu mè, phi gừng già thành màu vàng nhạt. Cho tôm nõn, nấm hương, thịt ba chỉ, cà rốt vào, xào thơm rồi lấy ra. Trong nồi tiếp tục làm nóng, cho 3 thìa to dầu mè vào, đun nóng, cho gạo nếp vào đảo đến khi có độ dính, lại cho các nguyên liệu khác vào đảo xào cùng. Lấy nguyên liệu đã xào xong cho vào nồi hấp, cho nước rượu gạo đã ngâm nấm hương và tôm nõn, phân lượng đầy ngập tất cả. Hấp chín thì có thể ăn được.

9. Đồ hầm chay

Lượng thích hợp Nấm hương, Hạt sen, Hồng táo, Kỷ tử, Sơn dược, cho nước rượu gạo vào hầm cho nhừ nát. Các nguyên liệu trên có thể sử dụng riêng rẽ, cũng có thể sử dụng cùng nhau.

10. Phương pháp dầu mè xào gan lợn (cách làm thận- cật lợn cũng tương tự)

Ảnh: Cooky.vn

Nguyên liệu: Gan lợn dùng rượu gạo rửa sạch, thái thành độ dài 1cm, trọng lượng mỗi 10kg cần lấy 60g gừng già (để cả vỏ thái lát) trọng lượng mỗi 10kg dùng 6g. Dầu mè, thể trọng mỗi 10kg dùng 6cc. Rượu gạo, thể trọng mối 10kg dùng 60cc.

Cách làm: Gừng già dùng dầu mè phi thơm, thành màu nâu nhạt, vớt gừng ra, trước tiên để ở trong nước rượu gạo đã chuẩn bị sẵn. Dầu nóng, to lửa, lại cho vào gan lợn, dùng lửa to đảo nhanh, lại cho vào rượu gạo đã ngâm gừng vào nấu sôi.

Cách dùng: Gan lợn thích hợp ăn vào buổi sáng, buổi trưa, phân lượng trên có thể chia là 3-4 lần ăn hết;

Chú ý: Cật lợn tươi, mỗi ngày 1 quả, dùng nước rượu gạo lau khô rồi chia đôi, loại bỏ phần hôi màu trắng. Trên bề mặt cật đã được sơ chế sạch sẽ khía chéo, lại thái thành miếng nhỏ 3cm.

(Còn tiếp)

Theo zyk.99.com.cn
Liên Hoa

Exit mobile version