Đại Kỷ Nguyên

Dưỡng sinh sau khi ăn theo lời dạy của danh y cổ đại

Ăn xong “lấy tay xoa nhẹ bụng vài trăm lần, gõ răng ba sáu lần, nước bọt đầy miệng” , chỉ cần làm được điểm này, “thì thức ăn dễ tiêu mà rất có lợi cho cơ thể”. Đây là một trong những căn dặn của các danh y xưa về những việc nên làm sau ăn để có sức khỏe tốt.

Nguyên nhân cảm thấy khó chịu sau khi ăn

  1.     Sau khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải, hơn nữa lan lên vai phải, rất có khả năng là bị viêm túi mật hoặc mắc bệnh ống mật.
  2.     Sau khi ăn cơm không lâu lại cảm thấy đói, vùng bụng trên đau âm ỉ, hơn nữa ói ra dịch chua, ăn một chút đồ ăn thì triệu chứng được cải thiện, có khả năng bị viêm dạ dày giai đoạn đầu hoặc bị loét dạ dày.
  3.     Bình thường chán ăn, đại tiện phân lỏng, số lần khá nhiều, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ thì bị tiêu chảy, nguyên nhân là do chức năng dạ dày ruột suy yếu, có thể bị bệnh dạ dày ruột.
  4.     Đột nhiên cảm thấy chán ăn, không nghĩ đến ăn uống, không thích đồ dầu mỡ, thân thể mệt mỏi, bắp chân đau nhức vô lực, nước tiểu màu như nước trà đặc, lòng trắng mắt màu vàng hoặc phảng phất có ánh vàng, rất có khả năng bị viêm gan.

Súc miệng sau ăn

Danh y Trương Trọng Cảnh chỉ ra rằng: “Ăn xong phải súc miệng, khiến răng không hư mà miệng thơm tho”. Súc miệng sau ăn có thể đảm bảo độ ẩm và giữ vệ sinh khoang miệng, đồng thời kích thích các nụ vị giác trên lưỡi, tăng cường công năng vị giác.

Ngoài ra súc miệng sau ăn còn có thể phòng chống bệnh răng miệng hữu hiệu, bảo vệ tốt răng miệng, làm tăng cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.

Sau ăn xoa bụng

Đại danh y Tôn Tư Mạc từng nói, sau khi ăn nên thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng. Theo ông “mỗi khi ăn xong, lấy tay xoa mặt và bụng, khiến cho tân dịch lưu thông. Ăn xong phải đi bộ nhẹ nhàng”. Cũng yêu cầu “lấy tay xoa nhẹ bụng vài trăm lần, gõ răng ba sáu lần, nước bọt đầy miệng” , chỉ cần làm được điểm này, “thì thức ăn dễ tiêu mà rất có lợi cho cơ thể”. Nếu ăn no liền nằm, sẽ khiến “thức ăn không tiêu mà thành tật, nên sinh bệnh”.

Xoa bụng sau khi ăn vừa có thể tăng cường nhu động ruột và tuần hoàn máu trong ổ bụng, có lợi cho chức năng của dạ dày ruột, lại tạo ra một kích thích tốt, thông qua hệ thần kinh truyền vào đại não, có lợi cho điều tiết hệ thống trung khu thần kinh, dẫn đến tác dụng kiện thân phòng bệnh.

Sau ăn đi bộ chậm rãi, tinh thần khoan khoái ưu phiền rời xa

Nhiễm dưỡng chẩm trung phương có ghi “ ăn xong đi vài trăm bước, rất có lợi cho cơ thể”. Sau khi ăn đi bộ, có thể tăng cường nhu động dạ dày ruột, hỗ trợ bài tiết dịch tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nhưng sau ăn không được đi quá nhanh, không được vận động mạnh, không được ngồi hay nằm xuống nghỉ ngay.

Đi bộ không chỉ khiến tinh thần khoan khoái, mà còn hỗ trợ làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm cân, dễ ngủ, tăng cường miễn dịch.

Sau ăn khoảng 30 phút thích hợp đi bộ chậm rãi, có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, dự phòng béo phì, cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra buổi sáng dậy sớm, sau khi ăn đi bộ một hồi, có lợi cho nhu động đường tiêu hóa, chú ý bước chân không nên quá rộng, bước quá rộng sẽ khiến bắp chân và cơ mông đau nhức, tạo tổn thương không cần thiết.

Người già và người thế chất yếu mỗi phút đi ước chừng 60-70 bước, nam giới mỗi phút đi 80-90 bước, nữ giới 70-80 bước mỗi phút, người thể chất tốt có thể đi 120-130 bước mỗi phút.

Ăn xong nghe nhạc

Sau khi ăn xong thưởng thức bản nhạc nhẹ nhàng thanh thoát mỹ diệu rung động lòng người, đối với cơ thể rất có lợi.  Trong Thọ thế bảo nguyên có viết: “Tỳ hợp với âm nhạc, nghe nhạc liền động mà nghiền thức ăn”. Đạo gia cũng có thuyết pháp “Tỳ nghe nhạc thì xay”, nghe nhạc êm dịu trong sáng có thể phối hợp với khi ăn, mà sau khi ăn cơm thưởng thức âm nhạc có thể hun đúc tính tình, khiến nguyên khí quy tông, vui mà quên buồn.

Theo secretchina

Đại Hải

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version