Đại Kỷ Nguyên

Buồn ngủ trong ngày: Cẩn thận với rối loạn đường huyết

Bác sĩ John Briffa cho biết chứng buồn ngủ ban ngày có thể không chỉ đơn thuần là do thiếu ngủ, mà nguyên nhân sâu xa hơn có thể là từ sự mất cân bằng đường huyết. Dưới đây là chia sẻ của ông sau khi xem một nghiên cứu được trình bày cho Hiệp hội Chuyên gia về giấc ngủ (Associated Professional Sleep Societies) tại bang Minneapolis (Hoa Kỳ).

Trong nghiên cứu này, người ta khảo sát và phân tích thời gian buồn ngủ trong ngày, mức trầm cảm và mức độ thèm carbonhydrate (đường, tinh bột) của 262 thanh thiến niên có độ tuổi trung bình là 17.

Theo kết quả chính trong báo cáo, những người càng buồn ngủ thì càng thèm ăn carbonhydrate và càng có nguy cơ bị trầm cảm.

Một trong các tác giả có đề cập trong báo cáo về “việc mất ngủ” là một yếu tố quan trọng. Thế nhưng cũng không thấy đề cập đến thời gian của giấc ngủ. Tôi không biết chính xác nhưng tôi có cảm giác ý của tác giả là thời gian buồn ngủ vào ban ngày tương đương với việc thiếu ngủ. Nếu đúng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này đã được đánh giá quá đơn giản, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta buồn ngủ mà không phải do thiếu ngủ.

Trong danh sách của tôi, thì đối tượng nghi vấn số 1 là sự mất cân bằng đường huyết, đặc biệt là vào lúc đường huyết thấp. Trên lâm sàng, vấn đề này rất phổ biến, đó là một trong những lý do tôi đề cập nó trong các bài viết và bài giảng của mình.

Nếu không phải do mất ngủ, thì triệu chứng buồn ngủ, thèm ăn carbonhydrate và trầm cảm chỉ có thể là do rối loạn đường huyết

Vấn đề là thế này. Khi đường huyết của người ta xuống thấp, họ không chỉ cảm thấy buồn ngủ mà còn thèm carbonhydrate. Hoạt động của não bộ thường phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ glucose, vậy nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi đường huyết thấp có thể ảnh hưởng tới tâm trạng con người, trong đó có cả sự buồn phiền và trầm cảm.

Nói cách khác, nếu không phải do mất ngủ, thì triệu chứng buồn ngủ, thèm ăn carbonhydrate và trầm cảm chỉ có thể là do rối loạn đường huyết.

Tuy nhiên, liệu có mối liên hệ giữa sự rối loạn đường huyết và giấc ngủ kém chất lượng? Theo quan điểm của tôi, câu trả lời khá rõ ràng là “có”.

Khi bị hạ đường huyết, cơ thể sẽ cố gắng huy động từ bên trong để nâng lượng đường huyết lên thông qua việc giải phóng đường từ gan. Để làm được điều đó, cơ thể cần kích thích hệ thần kinh giao cảm vốn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với stress. Như vậy, cơ thể có thể sản xuất các hormone gây stress như adrenaline (ehinephrine). Hormone này cũng kích thích việc giải phóng đường.

Khi stress bị kích thích sẽ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Trong trường hợp nhẹ nhất, nó làm giảm độ sâu của giấc ngủ và làm cho người ta không cảm nhận được đã thực sự nghỉ ngơi. Tồi tệ hơn là họ hay bị thức giấc tầm 3:30 – 4:00 sáng và không thể ngủ trở lại cho đến khi chỉ còn lại khoảng 30 phút trước khi chuông báo thức kêu.

Thực tế, tôi nhận ra rằng có thể điều chỉnh rối loạn đường huyết thông qua một chế độ ăn tương đối ít carbonhydrate; điều này rất tốt cho việc cải thiện năng lượng và tâm trạng. Và trong khoảng hai tuần, phương pháp này thường loại bỏ được cảm giác thèm ăn thực phẩm giàu carbonhydrate – vốn thường là nguyên nhân của vấn đề như đã đề cập lúc ban đầu.

***

Ông John Briffa là bác sĩ ở Luân Đôn, có nhiều bài viết về dinh dưỡng và y học tự nhiên. Trang web của ông là DrBriffa.com

Theo The Epochtimes
Thư Hùng biên dịch

Xem thêm: 

Exit mobile version