Đại Kỷ Nguyên

7 lý do bạn nên bổ sung trái cóc vào danh sách đồ ăn vặt yêu thích của mình ngay hôm nay

Với mùi thơm đặc trưng, vị chua, giòn khá dễ ăn nên quả cóc đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên không chỉ có vậy, quả cóc có rất nhiều lợi ích mà hẳn khi xem xong, nhiều người trong chúng ta sẽ phải bất ngờ đấy!

Giúp da dẻ hồng hào 

Trong100g thịt quả cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, từ đó đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Đây là chất rất cần thiết cho sự vận chuyển oxy và tạo ra các tế bào máu, do đó giúp da dẻ hồng hào hơn. Nếu bạn bị thiếu máu có thể bổ sung chất sắt bằng cách ăn trái cóc thường xuyên.

Chống lão hóa

Vitamin C trong quả cóc giúp bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, chất béo, carbohydrates và axít nucleic (DNA và RNA) chống lại các gốc tự do, độc tố hoặc các chất ô nhiễm – những nguyên nhân gây lão hóa sớm. Ước tính trong 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày, giúp da hồng hào tăng sức đề kháng.

Giảm cân

Chất béo trong quả cóc là loại chất béo có lợi cho cơ thể nên sẽ không có vấn đề nguy cơ béo phì khi ăn và với lượng đường tự nhiên ít, chất xơ và protein cao, quả cóc còn là loại trái cây lý tưởng trong những thực đơn ăn kiêng giảm cân. Không chỉ được sử dụng tươi sống mà còn có thể chế biến thành nững món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác.

Kiểm soát mức cholesterol

Ngoài việc chống lão hóa, vitamin C trong cóc cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành axít bile – đây là chất ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu và tỷ lệ mắc sỏi mật.

Trị đau họng, cảm cúm

Trong 100 g thịt của quả cóc có chứa tới 42mg a-xít ascorbic và chứa nhiều chất sắt. Nhờ đó mà cóc có khả năng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Ngoài ra, khi bạn nhai thật kỹ trái cóc với một chút muối, sau đó nuốt dần còn có tác dụng trị đau hầu họng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Quả cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra).

Cách dùng: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Mỗi ngày 3 thìa, mỗi lần 1 thìa, dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

Cần lưu ý rằng đây chỉ là 1 loại thực phẩm hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường mà thôi, ngoài ra vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường để tránh bị thừa cân.

Kích thích hệ tiêu hóa

Theo đông y, quả cóc với vị chua, giàu chất xơ và protein có nhiều lợi ích sức khỏe. Trong quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.

Những lưu ý nhất định cần biết khi khi ăn quả cóc

Tuy quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo, với trái cây như cóc có vị chua thường chứa một lượng a-xít rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.

Vì thế với những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.

Do quả cóc có vị chua chúng ta không nên ăn lúc đói. Ngoài ra với trẻ nhỏ chúng ta cũng nên hạn chế cho ăn loại quả này.

Phong Vân (tổng hợp)

Xem thêm

Exit mobile version