Đại Kỷ Nguyên

4 lời khuyên đơn giản giúp trẻ tránh các chất phụ gia độc hại trong thực phẩm

Để tăng sự hấp dẫn các bé, kích thích khẩu vị, nhiều thực phẩm cho trẻ em ngày nay được bổ sung thêm các loại phụ gia. Điều đáng nói là chúng có thể mang lại nhiều vấn đề cho cơ thể của trẻ vốn còn rất non nớt. Một số chất phụ gia phổ biến được tìm thấy trong các thực phẩm có mối liên hệ với các triệu chứng từ rối loạn hành vi đến hen suyễn.

Thật không may mắn, nhiều bậc cha mẹ đã có lối nghĩ sai lầm rằng nếu những chất phụ gia này đã có thể ra được thị trường, thì chúng hẳn là an toàn. Tuy nhiên những thực phẩm chứa chất phụ gia có thể gây các tác dụng phụ, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ nhỏ.

Để bảo vệ con bạn trước những hậu quả tiềm ẩn do chất phụ gia độc hại gây nên, thì điều quan trọng là bạn phải nắm được thông tin về chúng, nhờ đó mà có thể nhận biết và tránh được. 

Mì chính (MSG Monosodium Glutamate)

MSG thường được thêm vào thực phẩm để tăng mùi vị và để tăng tỷ lệ tiêu dùng. Các nhà sản xuất thường thêm chất này vào thực phẩm chất lượng kém để che đi vị khó chịu và tạo ra cơn nghiện, thèm đối với thực phẩm của họ. Bởi trẻ còn nhỏ và vẫn còn đang phát triển (đặc biệt là bộ não của trẻ), nên so với người lớn các bé dễ bị tổn thương do những ảnh hưởng của chất phụ gia hơn.

Dưới đây là những vấn đề liên quan với việc ăn MSG: tổn thương não biểu hiện ở đau đầu, bồn chồn, không yên, dễ cáu kỉnh, các vấn đề về hành vi, và khó ngủ; các phản ứng dị ứng như hen, nổi ban, tim đập nhanh; các vấn đề về tiêu hóa như tăng cân, hội chứng ruột kích thích (IBS) và đau tức bụng; vấn đề thần kinh như tê liệt. Trên đây cũng chưa phải là tất cả các triệu chứng.

MSG thường được tìm thấy trong các sản phẩm: món súp, nước hầm, nước xốt, khoai tây rán, mì, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, cũng như các món ăn của nhà hàng cao cấp; mì chính, bột nêm. Đừng mong đợi luôn thấy chữ MSG trên nhãn sản phẩm. Nó có thể xuất hiện trên nhãn dưới nhiều cái tên khác nhau mà nếu bạn không tinh ý thì sẽ dễ dàng bỏ qua.

Các chất tạo vị ngọt nhân tạo

Các chất tạo vị ngọt nhân tạo thường được bổ sung vào thực phẩm, đồ uống, thậm chí cả thực phẩm chức năng, nhằm mục đích giảm lượng đường cần phải sử dụng. Các sản phẩm có nhãn là “không đường” thường có chứa ít nhất một chất tạo vị ngọt nhân tạo nếu như chúng vẫn ngọt. Mặc dù được quảng báo là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho các chất tạo vị ngọt truyền thống (như đường kính), song có một lượng lớn các nghiên cứu và bằng chứng chứng minh tính nguy hiểm của chất tạo vị ngọt nhân tạo.

Aspartame, Splenda (hay sucralose), acesulfame-K, saccharin, và neotame là những ví dụ về chất tạo vị ngọt nhân tạo hiện nay đang được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống. Trong một số trường hợp, aspartame không được ghi trên bao bì; thay vào đó, danh sách thành phần sẽ có từ “phenylalanine”- là axit amin trong aspartame được biết đến là gây ra những nguy cơ rất nghiêm trọng đối với một số người nhất định.

Nhiều vấn đề liên quan đến tiêu thụ các chất này xoay quanh những tổn thương não bộ và hệ thần kinh, từ đó dẫn đến đau đầu, trầm cảm, chức năng não bộ kém. Chúng cũng được chứng minh là gây tổn thương những cơ quan quan trọng như gan và tụy, cũng như làm teo tuyến ức và làm suy yếu miễn dịch.

Các phẩm màu nhân tạo

Phẩm màu nhân tạo thường được cho thêm vào đồ ăn của trẻ vì các nhà sản xuất biết rõ rằng trẻ nhỏ hay bị thu hút bởi màu sắc rực rỡ. Phẩm màu được sử dụng trong ngũ cốc ăn sáng, nước ép, kẹo, đồ nướng, một số bánh pho, và cả thuốc v.v. Thậm chí quả cam cũng có thể được phun màu để tạo màu cam sáng bóng mà chúng ta vẫn hay liên tưởng đến.

Các phẩm màu nhân tạo có liên quan với tăng động, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn học tập, hen, vấn đề thị giác, tổn thương thần kinh, và cũng có thể gây ung thư. Sự thật thú vị: phẩm màu được làm từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ. Và giờ đó có phải là thứ bạn muốn đưa vào cơ thể con mình? Hãy tìm cà rốt hay củ cải đường là những màu tự nhiên ghi trên bao bì thay vì phẩm màu nhân tạo.

Chất “chống oxi hóa” BHA và BHT

Những “chất chống oxi hóa” này được bổ sung thêm vào thực phẩm có chứa dầu mỡ để ngăn cho chúng không bị ôi thiu. Chúng thường được tìm thấy trong dầu ăn, dầu thực vật, mỡ, bánh quy, bánh mì, đồ nướng, bánh sừng bò, khoai tây chiên, đồ ăn vặt và rất phổ biến trong ngũ cốc.

BHA BHA (Butylated hydroxyanisole) và BHT (Butylated hydroxytoluene có thể gây nên các phản ứng như hen, mất ngủ, trầm cảm, mệt mỏi, khó học tập, và các vấn đề về hành vi. Chúng thậm chí có liên quan với gây ung thư. Một số nước như Nhật Bản đã cấm sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.

Dưới đây là 4 điều đơn giản giúp bạn tránh được các chất phụ gia độc hại cho bé nhà mình

  1. Hạn chế tối đa ăn thực phẩm đã qua chế biến. Ví dụ: thực phẩm đóng lon, đóng hộp, đóng bao, và thực phẩm động lạnh.
  2. Tránh những nhà hàng bán đồ ăn nhanh tối đa nhất có thể.
  3. Hãy bắt đầu quan tâm đến bao bì thực phẩm, và chọn những sản phẩm có ghi “không chất bảo quản”.
  4. Cố gắng tự chuẩn bị đồ ăn làm từ các thành phần tự nhiên cho con bạn.

Bài viết được đăng lần đầu bởi www.NaturallySavvy.com

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đại Hải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version