Đại Kỷ Nguyên

Nguyện vọng “không đánh con và để con lớn lên trong hạnh phúc” đã trở thành hiện thực

Mẹ và con cần có sự gắn kết, sẻ chia và giao hòa (ảnh: Đại Kỷ Nguyên).

Ở khắp nơi trên trái đất này, từ Mỹ, Úc, Pháp… cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam có những bà mẹ vô cùng đặc biệt. Đó là những người có nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong tâm để chỉ đạo, ước thúc hành vi của mình, đặc biệt trong việc dạy dỗ con cái và ứng xử giao tiếp với con hàng ngày. Dù có lúc sai, có lúc khiến con bị tổn thương, người mẹ tu luyện giữ một thói quen nhìn vào trong nội tâm mình để tìm xem có gì chưa đúng, từ đó tu sửa bản thân tốt lên, đồng thời đối chiếu theo điều được dạy trong sách để mang đến cho con những gì thiện lành nhất.

Quê tôi ở vùng sông nước Giang Nam, nơi ấy khắp nơi là nước. Loài cây sống ở mép nước phổ biến nhất là cây liễu. Vì cây liễu rất dễ trồng, tỉ lệ sống sót cao, nên câu tục ngữ “Vô tình cắm liễu, liễu xanh um” là cũng có tầng ý nghĩa này. Vào mùa xuân, chỉ cần cắt một cành liễu và cắm xuống bờ sông là nó sẽ sống sót. Vào mùa hè, sau khi nước sông dâng lên rồi hạ xuống, các cây liễu già sẽ mọc ra rễ giả từ các cành cây sát gốc, giống như chòm râu của các ông lão trong truyện cổ tích, khiến tụi trẻ con tha hồ phát huy trí tưởng tượng. Nhưng trong ký ức tuổi thơ của tôi, cây liễu còn có một ý nghĩa khác.

Ảnh minh họa (nguồn: Pixabay).

Khi tôi còn nhỏ, cha tôi làm việc ở một thành phố khác, quanh năm xa nhà. Một mình mẹ tôi gánh vác tất cả các việc trong nhà ngoài ngõ, vừa cô đơn lẻ loi, vừa vất vả cực nhọc. Do vậy, bà dường như không còn thời gian và tinh lực dành cho con cái. Mẹ tôi cho rằng giáo dục chính là phải nghiêm khắc, “thầy nghiêm mới có trò giỏi”, “roi vọt mới có con ngoan”. Chính vì vậy, đối với con cái, nhất là đối với tôi, mẹ chỉ dùng roi vọt để nói chuyện.

Vì cây liễu mọc ở khắp nơi, nên mẹ tôi thường sử dụng nguyên liệu ngay tại chỗ; bà bẻ một cành liễu, vặt hết lá là có ngay một cây roi để quất chúng tôi. Lý lẽ của mẹ tôi là, đánh bằng “roi liễu” thì chỉ khiến chúng tôi đau da thôi chứ không đau thịt, không đến mức bị thương nhưng vẫn có thể khiến chúng tôi nhớ mãi. Tôi cũng từng nghĩ như thế, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì tôi mới hiểu rằng thực tế không phải như vậy.

Mặc dù cây “roi liễu” không gây đau đớn hay thương tích trên thân thể, nhưng nó làm tổn thương tâm hồn con trẻ. Tôi nhớ một lần, khi bị mẹ đánh, tôi chạy ra ngoài cửa, trong lòng đầy oán hận nói: “Hừ, mẹ đánh con, giờ con đang còn bé, đợi khi nào con lớn lên…” Mặc dù đó chỉ là lời nói vô hại của trẻ con, nhưng nó cũng phản ánh phần nào nỗi buồn chôn giấu trong tâm.

Không phải lúc nào người lớn cũng nhận ra nỗi buồn ở trẻ (ảnh: Pinterest).

Trải qua tuổi thơ đau khổ, nên tôi từng âm thầm hạ quyết tâm: Sau này nếu tôi có con, tôi nhất định sẽ không đánh chúng, tôi sẽ để chúng lớn lên trong hạnh phúc. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu tôi không có Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn chỉ đạo, có lẽ tôi cũng đã dẫm vào vết xe đổ của mẹ khi dạy dỗ con cái. Quyết tâm “không đánh con và để con lớn lên trong hạnh phúc” kia chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp không bao giờ thực hiện được mà thôi.

Mùa hè năm con gái tôi một tuổi, ngày nào tôi cũng tắm cho cháu trong chậu. Tôi đổ nước đầy chậu tắm, rồi cho các chú vịt nhựa và một số món đồ chơi của trẻ em vào cho cháu chơi. Con gái tôi thích thú chơi đùa với đồ chơi trong khi tôi tắm cho cháu. Tắm xong, tôi còn xoa phấn rôm lên người cháu. Nhìn thấy con gái sảng khoái như thế, trong lòng tôi vô cùng hạnh phúc.

Một ngày, không biết vì sao mà cháu khóc lóc không chịu vào chậu tắm. Tôi bế cháu vào, cháu liền trèo ra, tôi lại bế vào, cháu lại trèo ra, tôi buộc cháu ngồi trong chậu tắm, nhưng cháu nhất định không chịu ngồi xuống. Lúc đầu tôi còn kiên nhẫn dỗ dành cháu, nhưng dỗ dành thế nào cháu cũng không chịu. Cuối cùng, tôi tức giận và đánh vào mông cháu một cái, trong tâm vẫn còn nghĩ: “Thật là không đánh không được”. Sau khi bị đánh, con gái tôi đành ngoan ngoãn để mẹ tắm cho.

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi phát hiện con gái tôi bị sốt, người nóng hầm hập. Tôi chợt hiểu ra vì sao chiều hôm trước cháu không muốn tắm; là vì cháu đã bắt đầu sốt nhẹ, trong người cảm thấy lạnh nên không muốn động vào nước. Nước mắt tôi ướt nhòe mi. Không phải là con tôi không nghe lời, mà là do tôi chưa biết làm mẹ! Tôi chợt nhớ tới lời Thầy giảng trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân rằng gặp việc gì cũng cần hướng vào trong tâm để tìm nguyên nhân ở tự mình để lần sau làm cho tốt, thực hiện việc gì cũng đều nghĩ đến người khác.

Tôi đã sai rồi. Là một người tu luyện, tôi đã hành xử sai; là một người mẹ, tôi cũng đã sai. Tôi thầm xin lỗi Thầy trong tâm. Sau đó, tôi cũng xin lỗi con gái: “Mẹ xin lỗi, là mẹ không đúng, hôm qua con sợ lạnh nên mới không muốn tắm phải không?” Con gái tôi gật đầu.

Bài học đó đã khắc sâu trong tâm tôi. Sau này, mỗi khi gặp phải các vấn đề khó giải quyết khi dạy bảo con, tôi đều nhớ tới những điều đã học trong sách và xử lý vấn đề một cách lý trí.

Thay vì roi vọt, hãy trao cho con sự hòa ái, từ bi (ảnh: Pixabay).

Trẻ em trong khu phố của chúng tôi thích chơi với nhau sau giờ học, chúng thường chơi ở ngoài cho đến giờ ăn tối. Con gái tôi cũng không ngoại lệ. Khoảng thời gian cháu học lớp hai, ngày nào cháu cũng chơi với các bạn cho đến khi tôi đi làm về, sau đó mới làm bài tập về nhà. Thời gian đó, cha cháu đang bị giam giữ phi pháp trong trại lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công, chỉ có một mình tôi chăm sóc cháu.

Một ngày nọ, tôi đi làm về muộn và thấy con gái vẫn chơi ở ngoài. Tôi gọi cháu về để làm bài tập, còn tôi thì chuẩn bị bữa tối. Sau khi ăn tối và rửa chén đĩa xong, tôi kiểm tra bài tập của cháu thì thấy cháu mới viết được vài chữ. Tôi hỏi cháu tại sao lại như vậy, cháu không nói gì, tôi hỏi thế nào cháu cũng không trả lời. Lúc này, cơn tức giận của tôi bùng lên. Tôi cầm cây thước kẻ và túm lấy bàn tay của cháu, tôi kêu cháu xòe tay ra để đánh.

Giây phút tôi giơ thước kẻ lên, vẻ không khuất phục và lạnh lùng của cháu đột nhiên khiến tôi nhớ lại ký ức tuổi thơ. Tôi cũng chợt nhớ tới những điều trong sách Chuyển Pháp Luân về việc dạy dỗ con cái thì không được nóng giận mà cần giáo dục con một cách có lý trí.

Mặc dù đã giơ thước kẻ lên cao, nhưng tôi lập tức hạ tay xuống và đánh nhẹ vào lòng bàn tay của cháu. Tôi nói với con một cách nghiêm nghị nhưng ôn hòa: “Mẹ muốn đánh con nhưng không nỡ. Kỳ thực, cây thước đánh vào tay con, nhưng lòng mẹ lại đau. Nhưng mẹ cần nói với con rằng, con mải chơi mà không làm bài tập là con sai rồi”.

Con gái tôi bỗng nhiên bật khóc. Tôi cảm nhận được là trong tâm cháu đã thực sự tiếp thu ý kiến của tôi. Sau đó, cháu đã nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Đêm đó, khi nằm trên giường, con gái ôm cổ tôi và kể cho tôi nghe cháu đã cảm thấy đau khổ và cô đơn thế nào trong thời gian tôi và cha của cháu cùng bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công. Giây phút đó, chúng tôi cảm thấy vô cùng gần gũi và thân thiết.

Sau khi chồng tôi được thả về nhà, cả gia đình chúng tôi cùng nhau học Pháp, cùng tìm cách đối diện với hoàn cảnh khó khăn và nỗ lực tiến về phía trước. Thành tích học tập của con gái tôi từ vị trí cuối lớp đã vươn lên đầu bảng, khiến giáo viên chủ nhiệm cũng cảm thấy bất ngờ. Sau này, cháu đã thi đậu vào một trong những trường đại học hàng đầu.

Trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn, tôi ngày càng thông cảm hơn với nỗi dằn vặt mà cha mẹ tôi đã phải chịu đựng khi không thể tìm ra phương pháp hiệu quả để kỷ luật các con của mình. Tôi cũng đã giải tỏa được tâm oán giận đối với cha mẹ vốn tích lũy ở trong lòng từ khi còn nhỏ. Tôi đã biết thông cảm với cha mẹ và đối xử với họ một cách hiếu thuận.

Có lần, mẹ tôi đã xúc động hỏi tôi: “Có phải tất cả học viên Pháp Luân Công đều tử tế và vị tha giống như con không?” Tôi trả lời: “Mỗi đệ tử chân tu Pháp Luân Đại Pháp đều như vậy, rất nhiều người còn làm tốt hơn con”.

Các học viên Pháp Luân Công đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày và chú trọng tu sửa tâm tính (ảnh: ĐKN).

Pháp Luân Đại Pháp không chỉ cho phép chúng ta nhận ra những thiếu sót của bản thân, mà còn tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Hơn nữa, Đại Pháp còn cho chúng ta ý chí để kiểm soát cảm xúc, cho chúng ta trí huệ để giải quyết vấn đề, và dẫn dắt chúng ta từng bước đi tới một tương lai tươi sáng.

Theo Minh Huệ Net

Video xem thêm: “Pháp Luân Công – Những hỏi, đáp thắc mắc”

Exit mobile version