Đại Kỷ Nguyên

Xã hội truyền thống: Kẻ cướp hiểu đạo lý, phạm nhân biết giữ lời

Người xưa kính ngưỡng Thần và chú trọng tu dưỡng đạo đức (ảnh chụp màn hình video Tam Tự Kinh https://youtu.be/izAm3VTOKz8?list=PLnr5-kA_zchCVCD35ZUFQ3SFrrj5JmYeY).

Có một lòng tín Thần khiến kẻ cướp ngộ ra buông hung khí. Quá xúc động trước sự thiện lương mà phạm nhân biết hành động như người quân tử. Đó chính là thời đại mà con người kính ngưỡng Thần và chú trọng tu dưỡng đạo đức. Thời đại ấy, kẻ cướp và phạm nhân cũng biết làm theo đạo lý.

Một cách tự nhiên, ta tin rằng Thần tồn tại. Ta được cha mẹ sinh ra, thì núi này, sông này, những sinh vật này, trái đất này cũng có “cha mẹ” sinh ra vậy.

Ấy vậy mà từ bao giờ cái gọi là chủ nghĩa vô Thần xuất hiện, gieo rắc sự u mê. Khi không tin vào Thần thì người ta chỉ còn nông cạn tin vào những thứ hiển hiện trước mắt: là danh, tình, lợi. Rồi con người hiện đại chạy theo đuổi bắt nó. Để đạt được nó người ta có thể bất chấp dối trá, hành động độc ác bất chấp hậu quả, tranh đấu, giành giật bất chấp người thân. Kết quả là gì? Con người mất cả niềm tin vào con người.

Trong mỗi người có phần Thiện tính và Ác tính. Nếu không chú trọng giữ gìn và liên tục ước thúc tâm tính theo tiêu chuẩn đạo đức cao thì phần Ác tính kia sẽ trỗi dậy như cỏ dại. Vì không đặt tiêu chuẩn đạo đức cho bản thân, lại thêm danh-lợi-tình như đá tảng kéo xuống, nên mới nói “đạo đức con người ngày càng tuột dốc”, quả thật không sai.

Không có tín ngưỡng vào Thần, không đặt tiêu chuẩn đạo đức cho bản thân, con người từ bao giờ như những đứa con bị thất lạc nơi phồn hoa phố thị. Vì lẫn trong dòng chảy của cuộc sống mà quên mất cội nguồn.

Cội nguồn của chúng ta là văn hóa truyền thống của cha ông. Trong những câu chuyện lưu truyền từ ngàn xưa, ta luôn thấy lấp lánh niềm tin vào Thần. Vì con người tin vào Thần, Thần thường triển hiện báo mộng cho con người trước nguy nan, đồng thời cũng thức tỉnh con người biết quay đầu làm việc thiện để cải biến số mệnh.

Đến kẻ cướp cũng vì lòng tin Thần mà biết buông đao. Xã hội truyền thống, giữa người với nhau là tin tưởng, trọng nghĩa khinh lợi, quảng đại khoan dung. Một tấm lòng biết nghĩ cho người khác lại khiến những tấm lòng cảm động theo, dù đó là phạm nhân thân mang tội đày, lòng mang uất hận cũng “thiện hóa”. Vẻ đẹp nhân sinh chỉ có trong một xã hội coi trọng Đạo đức.

Dưới đây là hai câu chuyện về kẻ cướp và phạm nhân như vậy. Nhờ những câu chuyện người xưa lưu truyền lại mà con người ngày nay biết được tiêu chuẩn đạo đức để ước thúc bản thân. Trở về văn hóa truyền thống là con đường giúp đạo đức hồi thăng.

Kẻ cướp tin Thần, làm theo đạo lý

Đã lâu lắm rồi, có một vị tăng nhân nọ tu luyện trong một ngôi chùa. Ông rất tinh tấn trong tu luyện. Thời đó, đạo tặc hoành hành khắp đất nước và chúng rất hung hãn. Một đêm, có một vị Thần nói với vị tăng nhân kia trong giấc mơ: “Ngày mai con sẽ chết. Có một tên cướp tên là Chu Nhị, hắn cưỡi trên một con bạch mã. Con đã nợ hắn trong một tiền kiếp. Con sẽ không thể tránh được hắn trong đời này.”

Vị tăng nhân bèn cầu xin vị Thần: “Con đã làm rất nhiều điều thiện trong đời này, con cầu xin Ngài cứu con.” Vị Thần nói: “Không, ta không thể cứu con. Chỉ có con mới có thể tự cứu mình mà thôi.”

Sáng hôm sau, quả nhiên tên cướp xuất hiện và hắn bắt vị tăng nhân. Tên cướp yêu cầu vị tăng nhân cống nạp cho hắn tài vật và đàn bà. Vị tăng nhân để ý rằng con kỵ mã mà tên cướp cưỡi có lông màu trắng và ngay lập tức ông nhớ lại giấc mơ đêm hôm trước. Ông tự nói với chính mình: “Ta đã tích nhiều tội nghiệp, đủ để kết thúc cuộc đời ta. Nếu ta để hắn tước đoạt tài vật và cưỡng hiếp phụ nữ, ta sẽ tạo nghiệp chồng chất lên nghiệp.” Do đó, ông nói với tên cướp: “Ta sẽ không đưa ngươi đi đâu hết. Ngươi là Chu Nhị phải không? Ta thà để ngươi giết còn hơn. Ngươi chỉ giết chết ta là đủ rồi.”

Chữ “nghiệp” mà vị tăng nhân nói đến, là một vật chất màu đen tồn tại ở không gian khác. Khi người ta làm điều xấu, họ sẽ phải nhận vật chất màu đen. Nghiệp này là nguyên nhân căn bản của bệnh tật, tai nạn và những điều xui xẻo mà một người phải chịu đựng. Nó đã được giải thích cặn kẽ trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Đại Pháp.

Tên cướp thất kinh sau khi nghe những lời của vị tăng nhân. Hắn hỏi: “Làm sao ông biết tên ta? Ta khẳng định ông phải là một thần tăng!”. Sau đó, vị tăng nhân kể lại giấc mơ của ông cho tên cướp nghe.

Tên cướp sau khi nghe xong câu chuyện đã bị cảm động sâu sắc và vô cùng hối hận. Hắn quăng hung khí xuống đất rồi nói: “Oán oán tương báo đến thời nào mới kết thúc được đây! Thần đã nói rằng không thể cứu ông, và quả thật chỉ có ông mới tự cứu được chính mình. Ông đã làm ta không thể tiếp tục làm điều ác nữa. Kể từ nay, ân oán giữa chúng ta coi như được hóa giải.” Hắn bèn quỳ trước tượng Thần, vái ba vái rồi rời đi.

***

Khi tin Thần thì Thần tích sẽ triển hiện. Nhưng tuyệt nhiên không phải là con người dùng lễ vật mà có thể tiêu tai giải hạn. “Thiện ác hữu báo” là lý muôn đời của càn khôn. Bởi vì con người đời trước làm việc xấu nên đời này tất nhiên phải trả nợ nghiệp. Tuy nhiên, nhờ thiện niệm của vị tăng nhân xuất ra mà bản thân ông được cứu, đồng thời ngăn chặn được hành vi sát nhân của tên cướp.

Có những người thời nay khi nghe đến Thần thì miệng phá ra cười, họ nhất định không tin. Không tin có giống như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung không? Không tin thì tốt hơn chăng? Ngược lại, tên cướp Chu Nhị hoàn toàn tin tưởng những lời của vị tăng nhân, tin tưởng sự báo mộng của Thần. Nhờ thế hắn được ban trí huệ, kịp thời ngộ ra được đạo lý “Oán oán tương báo đến thời nào mới kết thúc”. Từ đó cải biến hành vi, thiện giải mối nhân duyên ân oán bao đời giữa hai người, cũng là tích đức cho chính mình, một ngày kia sẽ được phúc báo.

Cảm động trước đạo đức của quan, phạm nhân giữ lời không trốn thoát

Theo “Tư Trị Thông Giám”, trong triều đại nhà Tùy có một vị quan tên là Vương Giới ở tỉnh Qi. Ông được lệnh dẫn lính hộ tống Lý Cang và 70 phạm nhân khác để đến một thành phố của thủ đô. Tất cả phạm nhân đều bị xiềng xích. Họ leo núi, lội sông. Sau khi chịu nhiều gian khổ rốt cuộc họ đến một thị trấn tên Niao Yang. Vương Giới ra lệnh cho họ nghỉ mệt tại đó.

Các phạm nhân nằm dọc theo bên lề đường từng nhóm hai hoặc ba người. Mọi người đều than thở những cam go mà họ đã trải qua. Những người lính hộ tống phạm nhân cũng hoàn toàn kiệt sức.

Vương Giới nhìn họ và không thể chịu đựng được khi thấy sự đau khổ của họ. Ông mới gọi tất cả lại rồi nói, “Các người xứng đáng bị trừng phạt vì phạm luật của đất nước. Nhưng những người hộ tống các người là vô tội. Họ cũng chịu gian khổ như các người. Các người có biết xấu hổ hay không?”.

Lời nói của Vương Giới làm cho các phạm nhân cảm thấy quá xấu hổ không chường mặt ra. Vương bèn ra lệnh mở xiềng xích cho các phạm nhân, và cho lính hộ tống ai về nhà nấy. Vương bảo với Lý Cang và các phạm nhân: “Bây giờ thì các người không còn chịu đau đớn vì xiềng xích nữa, và không còn có lính hộ tống đi theo các người để cùng chịu gian khổ. Các người hảy tự mình đi đến thủ đô. Nhưng mà các người phải có mặt tại đó đúng ngày giờ, nếu không ta sẽ chết thế cho các người.”

Nghe qua lời đó Lý Cang và các phạm nhân đều cảm động vì sự chân thật của Vương. Tất cả đều nói: “Xin Ông đừng lo. Ông đã lo lắng, tin tưởng chúng tôi, và chúng tôi sẽ không thất hứa. người nào mà để cho Ông bị rắc rối sẽ chết một cách khủng khiếp.”

Ngày giờ định đã đến. Tất cả phạm nhân đều đến đúng như chương trình đã định. Không trốn một người nào.

Giang Trương, Hoàng đế nhà Tùy nghe câu chuyện này, ông rất ngạc nhiên, bèn triệu Vương Giới vào triều khen ngợi việc làm này. Hoàng đế cũng triệu các phạm nhân và vợ con họ để đãi tiệc và tha thứ các tội lỗi của họ. Vị hoàng đế cũng ra lệnh: “Tất cả các quan viên lớn nhỏ phải noi gương của Vương Giới, để cảm phục thiên hạ bằng đức hạnh. Người thường phải xử sự như Lý Cang và các phạm nhân kia để thay đổi người xấu thành người tốt. Nếu được như thế thì thế giới sẽ được thái bình”.

***

Con người không thể khẳng định rằng tự mình làm nên tất cả thì có lẽ cũng không nên phủ nhận Thần. Đó chỉ có thể là sự ngạo mạn đang phủ nhận Thần, tuyệt không phải chính kiến của con người thuần thiện nguyên sơ. Chi bằng cung kính, tin tưởng, lắng nghe, thì Thần tích triển hiện trong lúc nguy nan, như vậy sẽ là hảo sự.

Cũng đừng để đến lúc như người dân Vũ Hán, khi xuất hiện dịch bệnh chỉ biết tháo chạy trong tuyệt vọng, khi không được chữa trị cũng chỉ có thể ném tiền qua cửa sổ. Đó là bởi vì họ thiếu mất một tín ngưỡng chân chính.

Dịch bệnh dường như là lời cảnh tỉnh cũng là lời nhắc nhở con người phải trở về với niềm kính ngưỡng trong sáng vào Thần, thì Thần mới có thể luôn bảo hộ, chăm sóc cho chúng ta. Trở về với bản tính thiện lương, con người mới có niềm tin vào con người, mở ra một kỷ nguyên mới ấm áp hạnh phúc.

Video: Những đóa sen tinh khôi mang thông điệp hòa bình và hy vọng

Exit mobile version