Đại Kỷ Nguyên

Vì sao người xưa nói “kẻ tám lạng, người nửa cân”?

Mỗi một câu nói, một đồ vật của người xưa đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa và hàm chứa một đạo lý nào đó mà người thời nay chưa hẳn đã hiểu hết. 

Từ xưa đến nay, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường dùng câu nói “Kẻ tám lạng, người nửa cân” để hình dung mô tả hai sự vật hay hai người giống nhau hoặc gần tương đương nhau. Nhưng vì sao lại nói như vậy?

Nguyên lai của câu nói này là do, cái cân mà người cổ đại sử dụng có quy định 16 lạng được tính là một cân. Cho nên, nửa cân và tám lạng thực chất là bằng nhau.

Như vậy người xưa vì sao lại quy định 16 lạng là một cân?

Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, người cổ đại xưa quan sát thấy Bắc Đẩu thất tinh (Chòm sao gồm 7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (Chòm sao gồm 6 ngôi sao), thêm nữa bên cạnh có tam tinh (3 sao) Phúc, Lộc, Thọ, như vậy tổng lại vừa đúng là 16 tinh. Bắc Đẩu thất tinh chủ vong, Nam Đẩu lục tinh chủ sinh; tam tinh Phúc, Lộc, Thọ phân nhau chủ phúc, lộc, thọ của một đời người. Các chư Thần này ở trên trời và nhìn thấy tất cả con người. Cho nên nói: Người đang làm, Thần đang nhìn.

Người xưa nói rằng, người buôn bán nếu như cân hàng cho người ta mà cân đuối hay cân thiếu thì đều sẽ phải chịu sự trừng phạt.

Nếu như, người buôn bán mà cân thiếu cho người ta 1 lạng, thì Phúc tinh liền giảm bớt phúc của người này đi.

Nếu như cân thiếu cho người ta 2 lạng thì Lộc tinh liền giảm lộc của người này đi.

Nếu như cân thiếu cho người ta 3 lạng thì Thọ tinh liền giam thọ của người này đi.

Người xưa đều tin tưởng rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn” cho nên ai ai cũng không dám làm việc trái với lương tâm mình mà vi phạm đạo đức, tổn hại phúc đức của bản thân.

 Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version