Đại Kỷ Nguyên

Vì sao người Trung Quốc ghét con số “3” (三)?

Trong hiện thực cuộc sống, “tiểu tam” (kẻ thứ ba) “biết tam” (bụi đời), đều chỉ thứ không ra gì. Còn “tam” trong thành ngữ cũng tương tự, những thành ngữ có “tam” và “tứ” kết hợp với nhau đa số mang nghĩa không tốt, như: “triều tam mộ tứ” (xảo quyệt), “khiêu tam giảm tứ” (hay soi mói), “bất tam bất tứ” (không nghiêm túc), “đu tam lạc tứ” (cẩu thả), “tam thê tứ thiếp” (nhiều vợ), “thôi tam trở tứ” (tìm cớ thoái thác)…

Trong thành ngữ, “tam” khi phối hợp với nhiều con số khác cũng đa phần mang nghĩa không tốt, như “tam trường lưỡng đoản” (sự cố ngoài ý muốn), “tam tâm nhị ý” (không nhất quán), “tam thiên tá ngư, lưỡng thiên sái võng” (thiếu kiên trì), “tam cô lục bà” (nghĩa hiện đại chỉ phụ nữ theo đuổi công việc không hay ho), “tam suy lục vấn” (mất nhiều công sức), “tam tai bát nan” (không may mắn)…

Tại sao người Trung Quốc ác cảm với con số “3”?

Vốn là người Trung Quốc thích cặp đôi, mọi thứ phải có đôi có cặp: đãi khách món ăn phải thành cặp, đưa lễ phải đưa “tứ hợp lễ”. Người Trung Quốc quan sát thế giới vạn vật luôn thấy tất cả đều từ một phân thành hai, tuy đối lập nhưng thống nhất: người có nam có nữ, khí có âm có dương; các bộ phận trên cơ thể như mắt, tai, mũi, tay, chân, đều theo cặp trái phải…

Từ nhận thức về tính hợp lý của số chẵn nên họ trao cho nó ý nghĩa biểu trưng may mắn. Còn số “3” là số lẻ, không ngay ngắn, không theo quy củ, khiến người ta thấy chướng mắt.

Ngoài ra, trong Hán ngữ thì con số “3” cũng biểu hiện ý nghĩa tới giới hạn. Trong «Đạo đức kinh» Lão Tử ghi: “Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật”. Đến “3” thì không thể tiếp tục nữa, sau “3” là vô cùng vô tận. Từ đó những gì xấu xí, sai lầm đều trút vào số “3”, thế là số “3” vô duyên vô cớ phải chịu oan ức!

Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version